CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.4 Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM tại các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.2 Tổ chức thực hiện về hoạt động giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM tại các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn quận 10, Thành phố Hồ Chí
Kết quả Bảng 24, Bảng 25 và Bảng 26 mô tả các kết quả thống kê về trị TB và ĐLC của các yếu tố tổ chức thực hiện của hoạt động giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM tại các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn quận 10, Thành phố Hồ
71 Chí Minh. Nghiên cứu này đã sử dụng thang đo 5 mức độ Likert với 1 = “Hoàn toàn không đồng ý” và 5 = “Hoàn toàn đồng ý”. Kết quả cho thấy hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đánh giá cao các yếu tố tổ chức thực hiện hoạt động giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM tại trường mình.
Bảng 24. Kết quả về giá trị TB và ĐLC của các yếu tố tổ chức thực hiện về hoạt động giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM tại các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh đối với cán bộ quản lý
STT Yếu tố TB ĐLC
1.
Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ quản lý trong nhà trường gồm Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn
4.62 0.49
2. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục
STEM 4.38 0.49
3. Phân chia các công việc đã lập cho các thành viên trong trường
một cách hợp lí và lô-gíc 4.47 0.51
4. Kết hợp các công việc và nhiệm vụ hiệu quả 4.41 0.50
5. Điều phối và liên kết giữa các giáo viên, các bộ môn để công
việc đạt hiệu quả 4.47 0.51
6. Theo dõi đánh giá hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện 4.59 0.50
Tổng cộng 4.49 0.22
Đối với cán bộ quản lý: Kết quả Bảng 24 cho thấy cán bộ quản lý đánh giá việc Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ quản lý trong nhà trường gồm Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn có TB cao nhất với 4.62 (ĐLC = 0.49), các yếu tố tiếp theo cũng đạt được tỷ lệ đồng ý ở mức cao nhất gần như tuyệt đối. Cụ thể: Theo dõi đánh giá hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện (TB = 4.59, ĐLC = 0.50), 2 yếu tố Phân chia các công việc đã lập cho các thành viên trong trường một cách hợp lí và lô-gíc; Điều phối và liên kết giữa các giáo viên, các bộ môn để công việc đạt hiệu quả
72 có cùng TB = 4.47 (ĐLC = 0.51); Kết hợp các công việc và nhiệm vụ hiệu quả (TB = 4.41, ĐLC = 0.50); Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục STEM (TB = 4.38, ĐLC = 0.49).
Bảng 25. Kết quả về giá trị TB và ĐLC của các yếu tố tổ chức thực hiện về hoạt động giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM tại các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh đối với giáo viên
STT Yếu tố TB ĐLC
1.
Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ quản lý trong nhà trường gồm Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn
4.51 0.54
2. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục
STEM 4.43 0.58
3. Phân chia các công việc đã lập cho các thành viên trong trường
một cách hợp lí và lô-gíc 4.45 0.58
4. Kết hợp các công việc và nhiệm vụ hiệu quả 4.41 0.54
5. Điều phối và liên kết giữa các giáo viên, các bộ môn để công
việc đạt hiệu quả 4.61 0.53
6. Theo dõi đánh giá hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện 4.51 0.54
Tổng cộng 4.49 0.31
Đối với giáo viên: Kết quả Bảng 25 cho thấy giáo viên đánh giá việc Điều phối và liên kết giữa các giáo viên, các bộ môn để công việc đạt hiệu quả có TB cao nhất với 4.61 (ĐLC = 0.53), các yếu tố tiếp theo cũng đạt được tỷ lệ đồng ý ở mức cao nhất gần như tuyệt đối. Cụ thể Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ quản lý trong nhà trường gồm Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn (TB = 4.51, ĐLC
= 0.54); Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục STEM (TB = 4.43, ĐLC = 0.58); Phân chia các công việc đã lập cho các thành viên trong trường một cách hợp lí và lô-gíc (TB = 4.45, ĐLC = 0.58); Kết hợp các công việc và nhiệm vụ hiệu
73 quả (TB = 4.41, ĐLC = 0.51); Theo dõi đánh giá hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện (TB = 4.51, ĐLC = 0.54).
Bảng 26. Kết quả về giá trị TB và ĐLC của các yếu tố tổ chức thực hiện về hoạt động giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM tại các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh đối với học sinh
STT Yếu tố TB ĐLC
1.
Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ quản lý trong nhà trường gồm Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn
4.49 0.59
2. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục
STEM 4.29 0.76
3. Phân chia các công việc đã lập cho các thành viên trong trường
một cách hợp lí và lô-gíc 4.27 0.76
4. Kết hợp các công việc và nhiệm vụ hiệu quả 4.24 0.76
5. Điều phối và liên kết giữa các giáo viên, các bộ môn để công
việc đạt hiệu quả 4.25 0.76
6. Theo dõi đánh giá hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện 4.50 0.59
Tổng cộng 4.34 0.43
Đối với học sinh: Kết quả Bảng 26 cho thấy học sinh đánh giá việc Theo dõi đánh giá hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện có TB cao nhất với 4.50 (ĐLC = 0.59), các yếu tố tiếp theo cũng đạt được tỷ lệ đồng ý ở mức cao nhất gần như tuyệt đối. Cụ thể Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ quản lý trong nhà trường gồm Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn (TB = 4.49, ĐLC = 0.59); Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục STEM (TB = 4.29, ĐLC = 0.76);
Phân chia các công việc đã lập cho các thành viên trong trường một cách hợp lí và lô- gíc (TB = 4.27, ĐLC = 0.76); Kết hợp các công việc và nhiệm vụ hiệu quả (TB = 4.24,
74 ĐLC = 0.76); Điều phối và liên kết giữa các giáo viên, các bộ môn để công việc đạt hiệu quả (TB = 4.25, ĐLC = 0.59).
Nhìn chung tất cả cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều đánh giá cao việc tổ chức hoạt động giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM tại nhà trường.