1.2. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRấN ĐỊA BÀN
1.2.1. Tính tất yếu khách quan phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trong lịch sử phát triển xã hội, dưới phương thức tư bản chủ nghĩa, kinh tế tư nhân phát triển là tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ hình thành thị trường thế giới và toàn cầu hóa về kinh tế. Còn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế như ở nước ta, tính tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế tư nhân thể hiện các nội dung chủ yếu như sau :
- Thứ nhất, phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất theo đúng qui luật vận động của kinh tế thị trường.
Kinh tế tư nhân phát sinh, tồn tại phát triển có tính qui luật trong xã hội loài người, nó tồn tại tất yếu khách quan và chỉ kết thúc bởi tính thích ứng của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Tính xã hội hóa của quan hệ sản xuất tỉ lệ thuận với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mà yếu tố quyết định là tiến bộ của khoa học công nghệ.
Khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp thì ứng với nó là quan hệ sở hữu nhỏ, đa dạng, phân tán. Khi lực lượng sản xuất ở trình độ cao vượt qua ranh giới quốc gia, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra, thì xuất hiện các hình thức sở hữu hỗn hợp liên kết kinh tế (công ty cổ phần, tập đoàn kinh tế, công ty quốc gia...) nhưng trụ cột vẫn là sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân.
Ở tỉnh Đồng Nai, trước đổi mới, nền kinh tế hình thành chế độ sở hữu đơn nhất là sở hữu nhà nước, áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung, dẫn
đến suy thoái. Sau đổi mới, chuyển đổi sang nền kinh tế đa sở hữu, đa thành phần kinh tế thì kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp) và đang phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng (năm 1991 chỉ có 4 doanh nghiệp tư nhân, năm 1995 có 662 doanh nghiệp tư nhân và 43.161 hộ kinh doanh phi nông nghiệp, góp 22,52% GDP).
Nếu Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới chính sách toàn diện đối với khu vực kinh tế tư nhân theo đúng qui luật vận động của kinh tế thị trường thì chắc chắn kinh tế tư nhân sẽ phát triển mạnh theo chiều rộng và chiều sâu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, điều nói trên đang và sẽ trở thành hiện thực.
Thứ hai, phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Trình độ nền kinh tế nước ta còn thấp kém, lạc hậu. Điểm xuất phát của lực lượng sản xuất, của phân công lao động xã hội, của năng suất lao động thấp, không đồng đều ở cỏc vựng, ngành. Tiềm năng của nền kinh tế : vốn, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên ... chưa đươc khai thác và sử dụng có hiệu quả ; năng lực sản xuất bị kìm hãm từ trước đang cần được giải phóng. So với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân, với lợi thế vốn có, có thể thâm nhập vào mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, bằng mọi qui mô, mọi trình độ công nghệ để khai thác tốt các tiềm năng trên, bảo đảm phần lớn các sản phẩm có nhu cầu rộng rãi và thiết yếu cho đời sống kinh tế - xã hội.
Sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho vốn đầu tư toàn xã hội gia tăng, nhất là
nguồn vốn trong dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh ; giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng thời gian lao động ở thụng thụn, kích thích tạo ra thị trường lao động lớn - cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiến bộ công nghệ được đưa vào sản xuất ngày càng tăng. Do đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định xã hội, phân công lao động xã hội phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội, sức cạnh tranh của nhà kinh tế thúc đẩy trình độ của lực lượng sản xuất phát triển trên cơ sở áp dụng công nghệ mới.
Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy di chuyển các nguồn lực quốc tế giữa các nước bao gồm : lao động, tín dụng (tư nhân và nhà nước), đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công ty đa quốc gia. Điều này tác động mạnh đến sự nghiệp công nghiệp hóa ở nước ta. Với quan điểm, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân mà nội dung chủ yếu : (1) Đẩy mạnh cách mạng khoa học - kỹ thuật để trang bị kỹ thuật hiện đại cho nhà kinh tế;
(2) Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động. Sự phát triển của kinh tế tư nhân tất yếu thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do tính hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực trong nước và nước ngoài, theo nguyên tắc phát huy tối đa lợi thế so sánh, với động lực phát triển mạnh hơn các thành phần kinh tế khỏc. Trờn địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong thời kỳ đổi mới cùng với sự phát triển kinh tế tư nhân trong nước và ngoài nước (FDI), sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó cú những phát triển ngoạn mục. Trên lĩnh vực công nghiệp, thời kỳ trước đổi mới 1981-1985 tăng trưởng bình quân 8,53%/năm, trong thời kỳ đổi mới từ năm 1991-2004, tăng trưởng bình quân 25,22%/năm trong đó, kinh tế tư nhân trong nước tăng 27,84% và ngoài nước tăng 25,08% chiếm tỉ trọng lần lượt là 14,46% và 61,52% so với tổng giá trị sản lượng công nghiệp trên địa bàn vào năm 2004. Nhờ sự phát triển mạnh của hai khu vực kinh tế tư nhân trong
nước và ngoài nước, trình độ công nghệ sản xuất trên lĩnh vực công nghiệp đạt tiên tiến 19,38%, trung bình 71,2%, lạc hậu 9,46% (năm 2002). Về cơ cấu kinh tế đã chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa (năm 1985 có cơ cấu : nông nghiệp 57,5%, công nghiệp 18,2%, dịch vụ 24,3% thì năm 2005 có cơ cấu : công nghiệp 57%, dịch vụ : 28%, nông nghiệp 15%) nếu năm 1985, kinh tế nhà nước chiếm 34,2% GDP, kinh tế ngoài quốc doanh 65,8% thì năm 2005, kinh tế nhà nước chỉ còn chiếm 24% GDP và kinh tế ngoài nước chiếm 66% GDP (kinh tế tư nhân trong nước chiếm 39%, kinh tế tư nhân ngoài nước chiếm 37%). Về phân công lại lao động xã hội, đó cú chuyển biến mạnh theo hướng tăng lao động công nghiệp và dịch vụ gỉam lao động nông nghiệp, năm 1990 lao động nông nghiệp chiếm 65,38% lao động công nghiệp chiếm 17,03%, lao động dịch vụ chiếm 17,60% thì năm 2005 là 45%, 31%, 24%.
Như vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển kinh tế tư nhân đã, đang, sẽ là tất yếu khách quan nhằm khai thác tối đa nguồn nội lực và tranh thủ ngoại lực để thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, trang bị kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, đẩy mạnh quan hệ kinh tế quốc tế.
Thứ ba, phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sự phù hợp giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng (các quan hệ sản xuất) ; giữa ý thức xã hội với tồn tại xã hội (điều kiện sinh hoạt vật chất) hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lờnin chỉ rừ rằng, ở một giai đoạn lịch sử nhất định, xó hội cú 1 loại hỡnh quan hệ sản xuất đặc trưng, thích ứng với một trình độ lực lượng sản xuất và một
kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy. Đó là quá trỡnh lịch sử - tự nhiờn. Điều này chỉ rừ, ở nước ta, sự phỏt triển kinh tế tư nhân có liên quan với vai trò quản lý nhà nước về kinh tế và tâm lý xã hội, mà trong quá khứ, có thời gian dài kinh tế tư nhân không được thừa nhận.
Bước vào thời kỳ đổi mới, thực tiễn đã chứng minh bằng sức sống mãnh liệt của mình, kinh tế tư nhân đã góp phần hoàn thiện sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta ; hình thành hệ thống pháp luật mới bảo đảm địa vị pháp lý của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ; xã hội bước đầu tôn vinh những danh nhân giỏi, quan niệm về “búc lột” có những thay đổi quan trọng làm cho lý luận về con đường đi lên CNXH ở nước ta phù hợp với thực tiễn hơn. Xã hội bước đầu công bằng và dân chủ hơn, sinh hoạt vật chất và tinh thần cởi mở hơn.
Hội nhập kinh tế quốc tế phải tuân thủ luật pháp và thông lệ tập quán kinh tế quốc tế. Ở các nước phát triển (nhất là các nước trong khối OECD) về quan hệ sở hữu, sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân có vai trò thống trị, thì trên nguyên tắc đa phương và đa dạng hóa, nước ta tiếp tục nhìn nhận lại về sự bình đẳng, không phân biệt đối xử với người nước ngoài, do đó phải điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách và pháp luật kinh tế cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngược lại, chính sự hoàn thiện này, tạo ra sự phù hợp để thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển với lượng và chất ngày càng cao.
Theo báo cáo 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế của UBND tỉnh, vào năm 2005, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, sự phát triển và kết quả to lớn do kinh tế tư nhân trong và ngoài nước cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội nhờ vào sớm tạo ra sự thích ứng quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng bộ và chính quyền cũng như sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân - trước hết là những nhà đầu tư. Thể hiện cụ thể : (i) năm 1988, chủ trương phục hồi hoạt động công ty SONADEZI - đã có trước giải phóng - để chuẩn bị gọi vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức lập khu chế xuất (nay là khu công nghiệp) hiện có 17/23 KCN hoạt động, 686 giấy phép FDI/ vốn đăng ký 7,65 tỷ USD, đã thực hiện 493 dự án/ 4,65 tỉ USD ; (ii) Năm 1990 đề ra 3 chương trình kinh tế (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu) vừa khuyến khích phát triển kinh tế hộ công nghiệp, vừa phát huy lợi thế nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai. (iii) Năm 1992 sau khi có Luật công ty và Nghị định 66/HĐBT, Tỉnh ủy đó cú nghị quyết về phát triển các loại hình doanh nghiệp và phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế khác. (iv) Năm 1996, hoàn thành xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến 2010, đưa tỉnh trở thành trung tâm công nghiệp và kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. (v) Năm 2002, ban hành chương trình phát triển kinh tế tư nhân và chương trình hội nhập kinh tế quốc tế. (vi) Từ năm 1995 đến 2005 thực hiện phương châm “chớnh quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, hàng năm tôn vinh những doanh nhân giỏi.
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đặt ra nhiều yêu cầu cấp bách về sự phù hợp giữa kiến trúc thượng tầng (vai trò nhà nước) và ý thức xã hội (lý luận, đạo đức, tâm lý xã hội) đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta và trong quan hệ kinh tế quốc tế.
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân