Những hạn chế :

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61)

Sự phát triển của kinh tế tư nhân (trong nước) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế ở giai đọan 2001-2005 còn những hạn chế về : nguồn lực, địa bàn hoạt động, khả năng tiếp cận thị trường, hiệu quả kinh doanh. Cụ thể là :

Thứ nhất, hạn chế về nguồn lực :

Trước hết là thiếu vốn, thể hiện qui mô nhỏ, vốn ít và thiếu. Năm

2004, trên địa bàn tỉnh có 1.935 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động thỡ cú trờn 93% doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo qui mô lao động); vốn sản xuất kinh doanh bình quân của một doanh nghiệp tư nhân là 4,82 tỉ trong khi đối với kinh tế nhà nước là 109,79 tỉ, đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 171,61 tỉ. Năm 2006, toàn tỉnh có 89.737 số cơ sở kinh doanh cá thể phi nông nghiệp với 156.310 lao động, sử dụng số vốn là 3.666,13 tỉ đồng, bình quân vốn sử dụng đối với một hộ cá thể phi nông nghiệp là 40,85 triệu đồng, trung bình mỗi hộ có 1,74 lao động. Các trang trại có qui mô nhỏ vốn bình quân là 34 triệu và sử dụng trung bình là 4,5 lao động.

Qui mô nhỏ, vốn ít, thiếu vốn đã làm cho các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong quay vòng vốn cho sản xuất kinh doanh, là rào cản cho mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ. Nhưng tạo ra ưu thế thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng tồn tại và phát triển. Mỗi loại hình có lợi thế riêng, song dưới áp lực của sự di chuyển quốc tế về tài chính, về chuyển giao công nghệ thì doanh nghiệp phải tăng vốn. Tiếp cận các nguồn vốn của các ngân hàng thương mại có nhiều khó khăn do qui mô nhỏ, vốn ớt, cỏc doanh nghiệp tư nhân thường vay ở những thị trường không chính thức với lãi suất cao, do đó làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh.

Hai là, trình độ kỹ thuật công nghệ và chất lượng lao động thấp.

Năm 2002, Sở khoa học và công nghệ tỉnh đã tiến hành điều tra về trình độ kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Kết quả cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân có trình độ công nghệ thấp nhất với 80,48% đạt trung bình, 14,91% còn lạc hậu, 4,61% tiên tiến. Năm 2004, điều tra 543 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về T (technoware), H (humanware), I (infoware), O (organoware) và TCC, kết quả cho thấy thực trạng công nghệ của tỉnh - trong đó có khu vực kinh tế tư nhân như sau : Trình độ công nghệ của đa phần doanh nghiệp ở mức độ trung bình trở xuống so với khu vực và thế giới. các con số : T = 0,7366, I = 0,7026, O = 0,5823 và H = 0,3662 nói lên tình hình chung là năng lực công nghệ thấp chủ yếu do năng lực tiếp nhận của lực lượng lao động và tổ chức còn thấp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do đa phần qui mô nhỏ, vốn ớt nờn trình độ kỹ thuật công nghệ của các thiết bị, máy móc còn thấp kém hơn trình độ chung của tỉnh (Một số công ty TNHH, công ty cổ phần trong khu vực kinh tế tư nhân có vốn lớn như: Cty ụtụ Trường Hải, Cty TNHH thức ăn gia súc Thanh Bình ... là có trình độ tiên tiến).

Xét về chỉ tiêu thông tin I = 0,7026, mức trang bị máy tính của các doanh nghiệp là khá cao (99,66% doanh nghiệp có máy tính) nhưng sử dụng

phục vụ cho công tác quản lý và khai thác thông tin còn hạn chế (xem biểu 2.11).

Biểu 2.11. Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngành công nghiệp Đồng Nai

Tổng số Tiên tiến Trung bình

Lạc hậu

Toàn tỉnh 100 19,38 71,2 9,46

Khu vực trong nước 100 16,11 69,47 14,42

- Quốc doanh trung ương 100 29,41 64,71 5,88 - Quốc doanh địa phương 100 13,04 73,91 13,05

- Ngoài quốc doanh 100 4,61 80,48 14,91

Khu vực FDI 100 42,37 56,78 0,85

Nguồn : Sở KH & CN Đồng Nai

Xét về chỉ tiêu H = 0,3662 cho thấy chất lượng lao động trong ngành sản xuất công nghiệp nói chung còn thấp. Trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chất lượng càng thấp có 65,75% lao động phổ thông, 28,91% có trình độ trung cấp nghề và 3,27% có trình độ đại học và trên đại học. Các doanh nghiệp tư nhân trong ngành dệt, may mặc có trình độ lao động thấp nhất với 86,9% lao động có trình độ phổ thông và sơ cấp, chỉ có 2,43% có trình độ đại học và 0,04% trên đại học

Về đội ngũ chủ doanh nghiệp tư nhân, đại đa số trình độ còn hạn chế. Một số công ty TNHH, công ty cổ phần tư nhân có trình độ đại học và trên đại học. Năm 2004, tỉnh đã chủ trương bồi dưỡng kiến thức quản lý cho 700 chủ doanh nghiệp tư nhân nhưng chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu chưa đủ sức nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ doanh nghiệp tư nhân. Thực trạng chất lượng đội ngũ doanh nhân trong khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế : (i) ý thức chấp hành pháp luật thấp do thiếu thông tin về

pháp lý, chi phí về pháp lý / doanh nghiệp quá thấp ; (ii) đạo đức kinh doanh còn ở mức thấp ; (iii) quản lý nội bộ doanh nghiệp chưa minh bạch.

Hiện tượng vi phạm pháp luật còn xảy ra nhiều, thường ở các dạng : thực hiện pháp luật lao động chưa tốt ; trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép ; cá biệt có chủ doanh nghiệp kinh doanh trái phép để trục lợi. Theo báo cáo của công an tỉnh Đồng Nai, trong 5 năm (2001-2005) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 1.559 vụ tội phạm kinh tế. Trong đó, buôn bán hàng cấm 11,48% ; kinh doanh trái phép 28,28% ; hàng giả 3,2% và 57,04% các loại tội phạm khác.

Tóm lại, nguồn lực trong khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn nhỏ bé, các nhân tố đầu vào : vốn, nhân lực, khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế so với khu vực kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ bất lợi cho khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh phân bổ không đều giữa cỏc vựng và lĩnh vực kinh tế quan trọng.

Về ngành nghề, vào năm 1999, trước khi có luật doanh nghiệp 2000, tỉnh Đồng Nai có 1.059 doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Trong đó, ngành thương mại dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất 50,3%, kế đến là ngành công nghiệp 37,4%, các ngành còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ bé (xây dựng 6,9%, giao thông 2,1%, nông lâm nghiệp 1,3%). Năm 2005, sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân theo xu hướng tăng dần trong ngành thương mại dịch vụ lên 53,19%, và giảm dần trong ngành công nghiệp còn 24,28%.

Biểu 2.12. Cơ cấu kinh tế tư nhân đang hoạt động đến thời điểm 31/12/2005 theo ngành kinh tế

Số lượng (DN) Tỉ trọng (%) Số lượng (DN) Tỉ trọng (%) Tổng số 1.059 100 2.273 100 Ngành công nghiệp 396 37,4 552 24,28

Ngành nông - lâm nghiệp 14 1,3 38 1,68

Ngành xây dựng 74 6,9 321 14,12

Ngành giao thông 22 2,1 153 6,73

Ngành thương mại, dịch vụ 533 50,3 1.209 53,14

Nguồn : Cục Thống Kê Đồng Nai

Biểu 2.13. Cơ cấu kinh tế tư nhân đang hoạt động theo địa phương tại thời điểm 31/12/2005.

STT Số lượng (DN) Tỉ trọng (%) Tổng số 2.273 100 1 Biên Hòa 1.311 57,67 2 Long Khánh 96 4,23 3 Long Thành 261 7,62 4 Trảng Bom 173 7,62 5 Vĩnh Cữu 87 3,83 6 Nhơn Trạch 62 2,73 7 Thống Nhất 68 2,99 8 Tân Phú 47 2,07 9 Xuân Lộc 82 3,61 10 Định Quán 60 2,63 11 Cẩm Mỹ 26 1,15

Nguồn : Cục Thống Kê Đồng Nai

Số doanh nghiệp trong các ngành xây dựng, giao thông, nông lâm nghiệp có tỉ trọng tăng dần, lần lượt là : 14,12%, 6,73% và 1,68%. Điều này phản ánh kinh tế tư nhân Đồng Nai chủ yếu đầu tư vào những ngành có vốn ít, quay vòng vốn nhanh, sinh lợi cao ; đầu tư vào những ngành mà tỉnh Đồng Nai giàu tiềm năng là công nghiệp chế biến và phát triển các hoạt

động thương mại dịch vụ cho sản xuất công nghiệp (do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiếm ưu thế) ; đầu tư vào những ngành nghề có truyền thống lâu đời như : gốm mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ...

Mặt khác, vẫn còn một số ngành nghề như sản xuất và phân phối điện và nước cung ứng cho các khu công nghiệp và dân cư, hầu như kinh tế tư nhân chưa có điều kiện đầu tư, trong khi đó nhu cầu xã hội ngày càng gia tăng. Tỉ trọng số doanh nghiệp tư nhân trong ngành nông - lâm nghiệp, tuy có tăng lên từ 1,3% năm 1999 lên 1,68% năm 2005, nhưng phản ánh thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp và nông thôn diễn ra rất chậm còn nhiều khó khăn, cản trở. Đến cuối năm 2005, dân cư nông thôn của tỉnh chiếm 68,98% dân số thì vấn đề phát triển doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn cần được quan tâm hơn nhất là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu.

Về địa bàn hoạt động, đại bộ phận doanh nghiệp tư nhân tập trung ở

đô thị của tỉnh và thị tứ ở nông thôn. Còn nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh thiếu vắng doanh nghiệp tư nhân. Biểu 2.15, cho thấy vào năm 2005, thành phố Biờn Hòa chiếm 57,67%, kế đến là huyện Trảng Bom 7,62%, thị xã Long Khánh 4,23% và huyện Long Thành 7,62%. Các huyện còn lại chiếm tỉ trọng thấp từ 1,15% đến 3,83%. Điều đó phản ánh, giai đoạn từ 2001-2005, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có xu hướng đầu tư vào những địa bàn có cơ sở hạ tầng thuận lợi (ven quốc lộ 1A, Xa Lộ Hà Nội, quốc lộ 51, quốc lộ 20 và mạng lưới các tỉnh lộ) có mật độ dân số cao. Đó là hệ quả của sự gia tăng số lượng doanh nghiệp tư nhân trong ngành thương mại, dịch vụ, xây dựng và vận tải.

Tóm lại, sự không đồng đều về phân bố ngành nghề, địa bàn hoạt động của kinh tế tư nhân đã và đang hạn chế khả năng huy động nguồn lực cũng như những đóng góp vào xây dựng cơ cấu ngành và vùng kinh tế ở tỉnh Đồng Nai.

Thứ ba, tiếp cận thị trường yếu :

Những năm qua, một bộ phận doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh quan tâm công tác tiếp thị trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Song nhìn chung, vẫn còn nhiều doanh nghiệp tư nhân có khả năng tiếp cận thị trường rất yếu. Theo kết quả điều tra của Cục Thống Kê tỉnh Đồng Nai, đối với các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh, chỉ có 10,36% giành ưu thế trên thị trường, 62,54% không vững chắc, 27,10% không cạnh tranh được (Biểu 2.14).

Biểu 2.14. Tỉ lệ doanh nghiệp phân theo khả năng chiếm lĩnh thị trường

ĐVT : %

Giành ưu thế Không vững chắc Không cạnh tranh được

Toàn ngành công nghiệp 24,13 56,68 19,19

Khu vực vốn trong nước 16,47 59,52 24,28

- Doanh nghiệp NN trung ương 66,67 29,16 4,17

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w