Về cải thiện môi trường kinh doanh và đổi mới quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân và thích ứng với hội nhập.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83)

- Doanh nghiệp NN địa phương 43,47 47,83 8,70 Doanh nghiệp ngoài quốc

3.2.1.1. Về cải thiện môi trường kinh doanh và đổi mới quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân và thích ứng với hội nhập.

nước đối với kinh tế tư nhân và thích ứng với hội nhập.

Rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, chính sách của mình theo nguyên tắc làm tốt chức năng xây dựng chiến lược, qui hoạch, cơ chế,

chính sách để tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân và cá nhân. Cụ thể là :

- Thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa cỏc qui hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể, nhất là những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà tỉnh khuyến khích phát triển và xuất khẩu, để tạo ra thế chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, chính quyền tăng cường kiểm tra xử phạt những hành vi trái pháp luật và mỗi cán bộ, công chức phải hiểu và tuân theo pháp luật.

- Rà soát các chính sách ưu đãi đầu tư, loại bỏ những chính sách không còn phù hợp với hội nhập. Thay thế những hỗ trợ trực tiếp qua thuế và thưởng xuất khẩu bằng áp dụng ưu đãi về giỏ thuờ đất, mặt bằng xây dựng, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực ... Căn cứ vào kế hoạch 2006- 2010, tỉnh cần xây dựng và hoạch định chương trình ưu đãi đầu tư cho các ngành, lĩnh vực có triển vọng cạnh tranh dài hạn.

- Rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp lý của tỉnh, liên quan đến hoạt động kinh tế và thương mại để sửa đổi bổ sung đáp ứng tiêu chuẩn rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu, được thực hiện giống nhau trong các cơ quan chức năng.

Cần thiết lập điểm thông tin để doanh nghiệp có thể tiếp cận với mức phí ngang mức khu vực và thế giới. Kiện toàn bộ máy pháp lý đủ năng lực. Tạo uy tín cho chính quyền địa phương bằng nâng cao năng lực thực thi pháp lý, quản lý dân chủ, có khả năng hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong điều kiện mới.

Cải cách công việc quản lý hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả là yêu cầu bức xúc trước mắt để đẩy mạnh hơn nữa sự

phát triển của kinh tế tư nhân hội nhập kinh tế. Cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề.

- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, rõ ràng, chi phí thấp, rút ngắn thời gian nhất là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh tiến tới đăng ký kinh doanh qua mạng. Vừa hoàn thiện mô hình quản lý một cửa, vừa khuyến khích thành lập các tổ chức tư vấn (đầu tư, triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm ...)

- Nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy chính quyền trong tỉnh để các thủ tục được giải quyết nhanh, tránh sai sót, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đi đôi phải tiêu chuẩn hóa quản lý hành chính của bộ máy chính quyền các địa phương theo hướng “thượng tụn phỏp luật” và công khai, tôn trọng các thủ tục hành chính đã qui định. Tích cực kiểm tra, giám sát cán bộ quản lý nhà nước giảm thiểu tối đa nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Xây dựng hệ thống thông tin và tin học mạnh để nâng cao hiệu quả quản lý.

 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện qui chế về quản lý nhà

nước đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh theo hướng một đầu mối và phân công cụ thể công tác “hậu kiểm”. Cụ thể là :

- Đánh giá kết quả thực hiện qui chế phối hợp và tiếp tục làm rõ chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp theo hướng (1) Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối thực hiện chức năng đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp (năm 2005), nâng cao trách nhiệm tổng hợp

báo cáo tình hình hoạt động cũng như tham mưu đề xuất giải quyết các kiến nghị của kinh tế tư nhân theo thẩm quyền. (2) Các sở chuyên ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân thuộc ngành và lĩnh vực ; nâng cao trách nhiệm xây dựng định hướng phát triển ngành, lĩnh vực ; tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ; tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động của kinh tế tư nhân thuộc ngành, lĩnh vực. (3) UBND các huyện và thành phố Biờn Hòa thực hiện chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ cá thể theo Nghị định 02/CP ; có trách nhiệm phối hợp với Sở chuyên ngành xây dựng và thực hiện qui hoạch định hướng phát triển ngành, sản phẩm trên địa bàn ; tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh tế tư nhân trên địa bàn ; (4) UBND xã, phường, thị trấn nâng cao trách nhiệm kiểm tra tính trung thực trong nội dung đăng ký kinh doanh và thông báo định kỳ cho cấp huyện, thành phố.

- Tiến hành phân cấp cụ thể công tác “hậu kiểm” đối với kinh tế tư nhân cho cấp huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn. Đối với cấp huyện, thành phố, nội dung chính của phân cấp cần tập trung vào : (1) nắm bắt thông tin cơ bản về doanh nghiệp. (2) định hướng, hướng dẫn về những ngành nghề được ưu tiên phát triển và những thông tin cơ bản về qui hoạch trên địa bàn, (3) làm rõ phạm vi thẩm quyền của cấp huyện, thành phố, của cỏc phũng ban chức năng trong thanh tra, kiểm tra, (4) thường xuyên giám sát ảnh hưởng của hoạt động doanh nghiệp về trật tự xã hội, về môi trường..., (5) đề xuất giải pháp giải quyết những phát sinh. Đối với cấp xã, phường, thị trấn, hàng tháng cập nhật danh sách doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn và báo cáo về ảnh hưởng tích cực, tiêu cực về môi trường, về trật tự xã hội.

Mặt khác, tiến hành phân cấp việc thu nhận và đưa thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tư nhân cho các huyện, thành phố đi đôi xây dựng mạng thông tin doanh nghiệp từ cỏc xó, phường, thị trấn đến huyện, thành phố và đến tỉnh ; kết hợp cấp mã số đăng ký kinh doanh với mã số

thuế và mã số hải quan là một ; bổ sung nhiệm vụ cho cán bộ thống kê cấp xã, phường theo dõi kinh tế tư nhân.

- Hoàn thiện cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính về quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh theo đúng luật doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định 88/NĐ-CP. Hiện nay, phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư Đồng Nai là cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, song mới tập trung chủ yếu vào đăng ký kinh doanh chưa theo dõi, phát hiện khó khăn trở ngại cũng như vi phạm của doanh nghiệp ; chưa có công cụ hiệu quả để kiểm tra nhân thân của người đăng ký kinh doanh ; chưa phối hợp được các cơ quan khác giúp đỡ, hỗ trợ đối với doanh nghiệp. Vì vậy, cần xây dựng và tăng cường năng lực của hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh từ tỉnh đến các huyện, thành phố Biờn Hòa ; xác định rõ địa vị pháp lý và vị thế của cơ quan đăng ký kinh doanh ; bổ sung cán bộ có năng lực và xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về doanh nghiệp để phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước. Đi đôi cần đánh giá lại hiệu quả hoạt động của trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vửa trực thuộc “Hội đồng liên minh hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh” của tỉnh, để chuyển giao về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh để hợp lý hóa và tăng thêm hiệu quả quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w