Nâng cao vai trò của chính quyền địa phươn g:

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)

- Doanh nghiệp NN địa phương 43,47 47,83 8,70 Doanh nghiệp ngoài quốc

3.2.1.3. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phươn g:

Như phân tích ở chương 2, những thành tựu và hạn chế của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế gắn rất chặt chẽ với vai trò quản lý của chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã). Những năm qua, chính tính năng động, sáng tạo của chính quyền các cấp với phương chõm “Chớnh quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” là yếu tố quyết định trong phát triển kinh tế tư nhân. Ngược lại, sự tăng trưởng và tồn tại của các doanh nghiệp tư nhân (hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa) đều thể hiện mức độ hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Hiện nay, dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là gia nhập WTO, đến toàn bộ nền kinh tế tỉnh Đồng Nai nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng, việc nâng cao vai trò và năng lực, thể chế của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh trở thành vấn đề cấp thiết. Hơn hết là xác định thái độ của chính quyền địa phương đối với vị trí của khu vực kinh tế tư nhân và vai trò của doanh nghiệp là những chủ thể luôn đồng hành với hội nhập. Để làm tốt điều này, chính quyền tỉnh cần quan tâm đến các giải pháp chủ yếu :

- Tăng cường tính năng động, nhạy cảm, sáng tạo, đón trước và nắm bắt kịp thời những thay đổi về chủ trương, chính sách, pháp luật của Trung ương để tăng sức cạnh tranh cho môi trường sản xuất - kinh doanh của tỉnh. Cần bổ sung thêm chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đi đôi

xây dựng chương trình phát triển doanh nghiệp của tỉnh, của các huyện và thành phố cùng với những biện pháp hỗ trợ thích hợp.

- Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, tập trung trước hết là thủ tục liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, có chế tài xử phạt tình trạng chậm trễ đang trở nên phổ biến ; xây dựng văn hóa công sở, để thúc đẩy xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp. . Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà nước về kinh tế có năng lực, tận tâm, tâm huyết là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh. Trước hết, đội ngũ cán bộ quản lý phải nhận thức được vai trò của mình để phấn đấu trở thành chuyên nghiệp, thành thạo nghiệp vụ, biết cách hợp tác và khuyến khích doanh nghiệp phát triển, có trách nhiệm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Sau đó là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý am hiểu cung cách hành động của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, am hiểu luật pháp, hiểu biết thông lệ quốc tế, có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, có khả năng xử lý thông tin bằng phương tiện hiện đại, có kỹ năng điều phối và hợp tác với doanh nghiệp. Đi đôi kiên quyết loại bỏ một bộ phận cán bộ quản lý thiếu năng lực, gây ách tắc trong thực thi pháp luật, nhũng nhiễu trong thi hành công vụ ; tăng cường kiểm soát tham nhũng để nâng cao chất lượng và hiệu lực thực thi pháp luật chính quyền địa phương.

- Tạo dựng môi trường đầu tư có tính minh bạch cao và ổn định để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dự đoán được trong kinh doanh, tránh những tổn thất không đáng có gắn liền với xây dựng tính thân thiện, thiện chí, cởi mở của cán bộ, công chức các cấp chính quyền đối với doanh nghiệp ; kịp thời giải quyết những vướng mắc không rõ ràng của các văn bản pháp luật với tinh thần “coi thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp là nhân tố quyết định tăng trưởng và coi doanh nghiệp là đối tượng mà bộ máy chính quyền các cấp phải đồng hành”.

- Hoàn thiện các công cụ pháp lý để định hướng và quản lý phát triển kinh tế tư nhân theo hướng : tăng cường vai trò của công tác qui hoạch ngành đi đôi thực hiện công khai hóa ; mở rộng hoạt động của các dịch vụ tư vấn pháp luật ; tăng cường hoạt động của Tòa án hành chính bảo đảm công

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w