- Doanh nghiệp NN địa phương 43,47 47,83 8,70 Doanh nghiệp ngoài quốc
3.1.1. Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ nay đến 2010, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam phải trải qua những mốc quan trọng như : đã và đang thực hiện AFTA, ngày 7/1/2007 là thành viên chính thức của tổ chức WTO, năm 2008 thực hiện đầy đủ các cam kết MFN và MT với nhiều nước (trong đó có Mỹ). Tác động của lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế nêu trên đến nền kinh tế tỉnh Đồng Nai càng sâu, tỉ lệ xuất khẩu/ GDP tăng từ 150% năm 2001 lên 163% năm 2005, tỉ lệ đóng góp của doanh nghiệp FDI tăng từ 30,7% năm 2001 lên 39,68% năm 2005 so với GDP. Để thích ứng vào quá trình hội nhập, tỉnh Đồng Nai cần phát triển kinh tế theo hướng mở cửa hơn nữa, tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế ; nâng cao sức cạnh tranh của môi trường, đầu tư của doanh nghiệp, của sản phẩm ; khai thác mạnh mẽ ngoại lực đi đôi với củng cố nội lực để tạo dựng năng lực phát triển bền vững ; phát triển nguồn nhân lực ; hội nhập trong một chiến lược tổng thể kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội theo quan điểm động. Trên cơ sở các quan điểm thích ứng với hội nhập nói trên, cùng với thực chất của hội nhập là tham gia vào luật chơi chung của kinh tế thị trường thế giới (mà trong đó quyền chi phối hành chính của các cơ quan nhà nước bị thu hẹp khá lớn ; quyền tự do của các doanh nghiệp và người tiêu dùng được mở rộng theo nguyên tắc cạnh tranh), việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp (trong đó có doanh
nghiệp tư nhân) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đi đôi với tích cực cải thiện môi trường kinh doanh là tất yếu khách quan có ý nghĩa quyết định. Đồng thời cũng là giải pháp thích ứng cơ bản nhất để đạt các mục tiêu thích ứng hội nhập là : (i) tận dụng mọi cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, (ii) giữ vững và mở rộng thị phần trong nước, (iii) thu hút được nhiều đầu tư, phát huy tối đa nhiều nguồn lực có lợi thế so sánh, (iv) chuẩn bị tốt cho dân cư hội nhập mà không trở nên nghèo hơn. Như vậy, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, đến doanh nghiệp và quản lý nhà nước của chính quyền địa phương là trực tiếp và mạnh mẽ nhất trong thời kỳ 2006-2010 và những năm tiếp theo.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai 2006-2010, dưới tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phân tích thực trạng ở chương 2, xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh trong những năm tới như sau :
Các doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân sẽ phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu ; sẽ gia tăng về qui mô và hiệu quả theo hướng chính qui hóa, hiện đại hóa và dần dần ổn định theo pháp luật của quốc gia và quốc tế có liên quan. Loại hình doanh nghiệp được lựa chọn phổ biến là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và nhóm công ty theo mô hình công ty mẹ - con hoặc tập đoàn kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân sẽ ngày càng mở rộng địa bàn đầu tư và liên kết kinh tế trong và ngoài nước. Ranh giới giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ giảm thiểu khác biệt, tạo ra điều kiện thúc đẩy hình thành môi trường bình đẳng không phân biệt chế độ sở hữu. Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ ngày càng đa dạng, xuất hiện nhiều ngành nghề mới ; tham gia mạnh hơn vào lĩnh vực giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường. Hiện tượng tái cơ cấu
các doanh nghiệp sẽ diễn ra phổ biến theo xu hướng số thành đạt nhiều hơn số phá sản, chuyển nhượng, mua bán.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế tư nhân sẽ là lực lượng sản xuất chủ yếu. Các hình thức : trang trại và doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với chế biến, tiêu thụ ; chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất với mức độ tập trung và chuyên môn hóa cao hơn.
Các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ, chất lượng cao làm cho thị trường lao động trở nên linh hoạt, di động nhiều hơn buộc các doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động phù hợp chuẩn mực theo pháp luật.
Các hộ kinh tế cá thể có nhiều ưu thế kinh doanh nhỏ lẻ tiếp tục là hình thức kinh doanh phổ biến ở tỉnh Đồng Nai, thu hút nhiều lao động chưa có tay nghề hoặc tay nghề thấp. Khối lượng vốn đầu tư của các hộ sẽ gia tăng để nâng cao hiệu quả và thu hút nhiều lao động. Thương mại, dịch vụ là lĩnh vực hoạt động chính của các hộ kinh tế cá thể, một bộ phận sẽ chuyển thành doanh nghiệp tư nhân. Trên lĩnh vực công nghiệp, nhiều hộ sẽ lớn mạnh và chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh tới các vấn đề quản trị của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đầu tiên là các doanh nghiệp buộc phải hoạt động chuẩn tắc và tăng thêm chi phí chấp hành các qui định quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, về sở hữu trí tuệ, về phá giá, về thuế đối kháng. Ngay trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn do các doanh nghiệp nước ngoài (có thế, có lực hơn) ngày càng có quyền bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước, trong khi nhà nước ít quyền bảo hộ doanh nghiệp trong nước. Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hoạt động có hiệu quả buộc các doanh nghiệp trong nước, dù không muốn làm ăn chung, vẫn phải liên kết
với nhau để bảo vệ lợi ích, dù không muốn làm ăn chung, vẫn phải liên kết với nhau để bảo vệ lợi ích, tạo ra xu thế hình thành các doanh nghiệp lớn, đủ sức cạnh tranh để tồn tại. Chính sự giao thoa giữa sở hữu trong nước và nước ngoài, giữa lao động trong nước và nước ngoài sẽ giỳp cỏc hộ kinh tế cá thể trụ được trước sức ép cạnh tranh của các công ty đa quốc gia.