ĐVT : %
2001 2004 2005 2006
Tổng số 100 100 100 100
Khu vực I 20,97 16,00 14,97 13,72
Khu vực II 53,59 57,00 57,00 57,40
Khu vực III 25,44 27,00 28,03 28,88
Khu vực kinh tế trong nước 69,93 62,85 60,32 59,14 Khu vực kinh tế nước ngoài 30,07 37,15 39,68 40,86 Nguồn : Cục Thống Kê Đồng Nai Năm 2005, nền kinh tế tỉnh Đồng Nai đạt cơ cấu : công nghiệp 57%, dịch vụ 28,03% và nông nghiệp 14,97%. Năm 2006, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tiếp tục tăng : công nghiệp 57,40%, dịch vụ 28,88%, nông nghiệp 13,72%.
Xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong thời ký 2001-2005, ngày càng tăng về kim ngạch. Năm 2001 đạt 1,59 tỉ, năm 2004 đạt 2,48 tỉ, năm 2005 đạt 3,18 tỉ bằng 2 lần so năm 2001 và tăng 28,22% so năm 2004. Năm 2005 trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tỉ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp trung ương là 2,57%, của các doanh nghiệp địa phương là 6,12%, của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 91,31%. Trong 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thỉ cà phê, mộc dân dụng, may mặc, gốm mỹ nghệ chiếm tỉ trọng cao là lĩnh vực mà các cơ sở sản xuất tư nhân chiếm đa số. Đến năm 2003, có 55 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 3,41% so tổng số doanh nghiệp tư nhân) tham gia xuất nhập khẩu với giá trị xuất khẩu đạt 53,40 triệu USD, chiếm 2,81% tăng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Như vậy, trên lĩnh vực xuất khẩu, sự đóng góp của kinh tế tư nhân còn nhỏ bé nhưng nếu tính cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư của tư nhân ở nước ngoài thì giữ vai trò chi phối, năm 2004 là 92,83%.
Năm là, thúc đẩy cải thiện một số yếu tố môi trường kinh doanh :
Trước đổi mới, nền kinh tế tỉnh Đồng Nai không tồn tại yếu tố cạnh tranh do sở hữu đơn nhất và vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Quá trình đổi mới, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và mở cửa, thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Từ
đó, các quan hệ hàng hóa tiền tệ mới thực sự hình thành và phát triển ; các loại thị trường dần dần được thừa nhận và mở rộng.
Sự ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân (bao gồm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) trên địa bàn sau đổi mới, là lực lương kinh tế cơ bản thúc đẩy cải thiện một số yếu tố của môi trường kinh doanh. Đó là :
(i) Quan tâm đến qui hoạch và định hướng phát triển kinh tế tư nhân, với việc hình thành 23 khu công nghiệp và 16 cụm công nghiệp với diện tích đất hàng ngàn ha, thúc đẩy thị trường đất đai phát triển, cung ứng mặt bằng cho sản xuất kinh doanh.
(ii) Xây dựng định hướng ngành nghề lĩnh vực ưu tiên đầu tư cũng như xác định những địa bàn khuyến khích đầu tư.
(iii) Cải cách hành chính và đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư và thuế.
(iv) Phát triển một số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp về : tư vấn pháp lý, chuyển giao công nghệ, đào tạo, sở hữu công nghiệp, tín dụng, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư.
Tóm lại, từ 2001 đến 2006, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang trong quá trình hình thành, nhất là khi Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời và có hiệu lực năm 2000, đã hồi sinh và phát triển mạnh mẽ về số lượng, qui mô và tham gia vào hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã phát triển vượt bậc. Vai trò và vị trí của kinh tế tư nhân đang tăng lên khi đã huy động được ngày càng nhiều nguồn nội lực và ngoại lực cho đầu tư trực tiếp phát triển sản xuất, kinh doanh ; khi trở thành nguồn cung chủ yếu tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động ; khi đã đóng góp đáng kể nâng cao tổng cung và tổng cầu, thúc đầy tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ đó, đã làm tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, làm tăng phạm vi, qui mô và mức độ thị trường hóa của nền kinh tế tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .
2.3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu
Thứ nhất, sự thay đổi và hoàn thiện nhận thức của Đảng ta - cụ thể là Tỉnh ủy Đồng Nai về kinh tế tư nhân, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Qua các kỳ Đại hội VI đến X - đối với tỉnh Đồng Nai, từ khi Đại hội IV đến VIII của Đảng bộ tỉnh - được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài và kinh tế tư nhân mà cụ thể là luật đầu tư nước ngoài năm 1987, luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân và Nghị định 66/HĐBT vào năm 1990 cho đến luật doanh nghiệp năm 1999 cùng sự tổ chức thực hiện sáng tạo của tỉnh Đồng Nai. Đó là nguyên nhân cơ bản của những thành tựu nói trên.
Thứ hai, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã ủng hộ và hưởng ứng tích cực chủ trương phát triển kinh tế tư nhân theo đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đáng chú ý là nguồn lực trong nhân dân tỉnh Đồng Nai, sau nhiều năm bị kìm hãm trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, khi có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tư nhân - dù ở bước đầu chưa hoàn chỉnh - cởi trói, trao quyền, phù hợp thực tiễn cuộc sống, thì tự nó phát huy tác dụng khơi dậy mọi nguồn lực, sáng kiến, trí tuệ của nhân dân để phát triển. Quá trình phát triển, cũng là quá trình nhân dân vừa đấu tranh thực hiện đầy đủ và đỳng cỏc qui định của pháp luật, vừa kiến nghị hoàn thiện để bảo vệ lợi ích kinh tế của chính mình.
Thứ ba, sự chuyển đổi có hiệu quả của quản lý nhà nước về kinh tế của bộ máy chính quyền trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế tư nhân. Cụ thể là : (1) mạnh dạn kiến nghị Chính
Phủ phân cấp trong quản lý kinh tế với trách nhiệm cao ; (2) xây dựng chiến lược, qui họach, kế hoạch và các chương trình phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân trong và ngoài nước ; (3) cải cách công tác quản lý, điều hành kinh tế theo phương châm “chớnh quyền đồng hành cùng với doanh nghiệp” ; (4) phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các hiệp hội tiếp cận và phát huy vai trò của doanh nghiệp bằng nhiều kênh.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân : 2.3.2.1. Những hạn chế :
Sự phát triển của kinh tế tư nhân (trong nước) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế ở giai đọan 2001-2005 còn những hạn chế về : nguồn lực, địa bàn hoạt động, khả năng tiếp cận thị trường, hiệu quả kinh doanh. Cụ thể là :
Thứ nhất, hạn chế về nguồn lực :
Trước hết là thiếu vốn, thể hiện qui mô nhỏ, vốn ít và thiếu. Năm 2004, trên địa bàn tỉnh có 1.935 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động thỡ cú trờn 93% doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo qui mô lao động); vốn sản xuất kinh doanh bình quân của một doanh nghiệp tư nhân là 4,82 tỉ trong khi đối với kinh tế nhà nước là 109,79 tỉ, đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 171,61 tỉ. Năm 2006, toàn tỉnh có 89.737 số cơ sở kinh doanh cá thể phi nông nghiệp với 156.310 lao động, sử dụng số vốn là 3.666,13 tỉ đồng, bình quân vốn sử dụng đối với một hộ cá thể phi nông nghiệp là 40,85 triệu đồng, trung bình mỗi hộ có 1,74 lao động. Các trang trại có qui mô nhỏ vốn bình quân là 34 triệu và sử dụng trung bình là 4,5 lao động.
Qui mô nhỏ, vốn ít, thiếu vốn đã làm cho các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong quay vòng vốn cho sản xuất kinh doanh, là rào cản cho mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ. Nhưng tạo ra ưu thế thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng tồn tại và phát triển. Mỗi loại hình có lợi thế riêng, song dưới áp lực của sự di chuyển quốc tế về tài chính, về chuyển giao công nghệ thì doanh nghiệp phải tăng vốn. Tiếp cận các nguồn vốn của các ngân hàng thương mại có nhiều khó khăn do qui mô nhỏ, vốn ớt, cỏc doanh nghiệp tư nhân thường vay ở những thị trường không chính thức với lãi suất cao, do đó làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh.
Hai là, trình độ kỹ thuật công nghệ và chất lượng lao động thấp.
Năm 2002, Sở khoa học và công nghệ tỉnh đã tiến hành điều tra về trình độ kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Kết quả cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân có trình độ công nghệ thấp nhất với 80,48% đạt trung bình, 14,91% còn lạc hậu, 4,61% tiên tiến. Năm 2004, điều tra 543 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về T (technoware), H (humanware), I (infoware), O (organoware) và TCC, kết quả cho thấy thực trạng công nghệ của tỉnh - trong đó có khu vực kinh tế tư nhân như sau : Trình độ công nghệ của đa phần doanh nghiệp ở mức độ trung bình trở xuống so với khu vực và thế giới. các con số : T = 0,7366, I = 0,7026, O = 0,5823 và H = 0,3662 nói lên tình hình chung là năng lực công nghệ thấp chủ yếu do năng lực tiếp nhận của lực lượng lao động và tổ chức còn thấp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do đa phần qui mô nhỏ, vốn ớt nờn trình độ kỹ thuật công nghệ của các thiết bị, máy móc còn thấp kém hơn trình độ chung của tỉnh (Một số công ty TNHH, công ty cổ phần trong khu vực kinh tế tư nhân có vốn lớn như: Cty ụtụ Trường Hải, Cty TNHH thức ăn gia súc Thanh Bình ...
là có trình độ tiên tiến).
Xét về chỉ tiêu thông tin I = 0,7026, mức trang bị máy tính của các doanh nghiệp là khá cao (99,66% doanh nghiệp có máy tính) nhưng sử dụng
phục vụ cho công tác quản lý và khai thác thông tin còn hạn chế (xem biểu 2.11).
Biểu 2.11. Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngành công nghiệp Đồng