1.2. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRấN ĐỊA BÀN
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Trong đó cần chú ý một số nhân tố chủ yếu tác động trực tiếp là :
Thứ nhất, nhân tố có tính quyết định, là đường lối tiếp tục và kiên trì đổi mới của Đảng. Khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển thuận lợi hay khó khăn ; nhanh hay chậm ; yên tâm hay thiếu yên tâm ; trình độ cao hay thấp...
đều do đường lối của Đảng quyết định. Từ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua tại Đại hội VII (6/1991) đến Đại hội X của Đảng, đã khẳng định: chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà trái lại cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng thì kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng là động lực của nền kinh tế. Mặt khác, trên thế giới, nền kinh tế thị trường và sản xuất hiện đại không loại trừ các hình thức sản xuất nhỏ và vừa và các hình thức sở hữu phi công hữu, ngược lại sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trở thành cơ sở thiết yếu cho sự phát triển. Vì vậy, sự đổi mới và hoàn thiện tư duy của Đảng ta về kinh tế tư nhân phù hợp với từng giai đoạn lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cải biến kiến trúc thượng tầng và ý thức xã hội tương thích với sự phát triển kinh tế tư nhân.
Thứ hai, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế tư nhân thông qua những việc làm cơ bản : (i) Thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế ; (ii) Tạo lập môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nhất là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, ổn định xã hội ; (iii) Bảo đảm kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế ; (iv) Hỗ trợ phát triển và (v) Cải cách khu vực hành chính công. Sự tác động này, nếu phù hợp thì kinh tế tư nhân cựng cỏc thành phần kinh tế khác phát triển cùng chiều với mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định. Ngược lại, nếu không phù hợp thì sẽ tạo ra những rào cản gây khó khăn cho sự phát triển của kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, vấn đề nổi cộm là nhanh chóng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp thông lệ quốc tế theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, minh bạch hóa và dự đoán trước ; là đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính mà quan trọng
bậc nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp có trình độ quốc tế ; là điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại theo xu hướng tự do hóa thương mại, gắn liền cải cách tài chính, tăng cường phát triển kinh tế tư nhân và cải cách khu vực kinh tế Nhà nước.
Thứ ba, nguồn lực của khu vực kinh tế tư nhân (vốn, công nghệ, lao động, tài nguyên thiên nhiên) là nhân tố nội tại, bên trong quyết định sự phát triển của kinh tế tư nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó thể hiện như sau :
- Sau thời gian được phục hồi và phát triển lực lượng sản xuất trong khu vực kinh tế tư nhân đã lớn mạnh, rộng khắp. Một số doanh nghiệp đã đứng vững trên thị trường nội địa và quốc tế. Do quá trình dân chủ hóa kinh tế, kinh tế tư nhân là lực lượng kinh tế của dân, do dân tự đầu tư và sản xuất kinh doanh, dân chịu trách nhiệm nên thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường với trình độ, qui mô, loại hình đa dạng, thu hút nguồn lao động đông đảo vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra nguồn vốn nhân lực dồi dào, tích lũy tri thức công nghệ cho sự phát triển.
- Thu nhập bình quân đầu người gia tăng hàng năm, tỉ lệ tiết kiệm trong dân cư gia tăng do đó vốn đầu tư tiềm tàng trong dân cư cho phát triển kinh tế tư nhân ngày càng gia tăng.
- Cùng với việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, những tiến bộ về công nghệ đã được khu vực kinh tế tư nhân ứng dụng nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới qui trình sản xuất góp phần nâng cao cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.
Cùng với nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (gần 3 triệu người, trên 300.000 trí thức) rất to lớn. Với quan hệ huyết thống, thân hữu và cơ chế hoạt động linh hoạt, khu vực kinh tế tư nhân có nhiều khả năng thu hút và khai thác so với các thành phần kinh tế khác.
Nhìn chung, nguồn lực cho phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta rất to lớn nhưng còn ở dạng tiềm năng. Vì vậy trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế xác lập tự do hóa đầu tư tất yếu phải tăng cường phát triển kinh tế tư nhân.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế tư nhân. Một mặt, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển với điều kiện mới có nhiều thuận lợi : sử dụng có hiệu quả hơn những nguồn lực hiện có ; thị trường mở rộng, trao đổi hàng hóa gia tăng ; chi phí đầu vào giảm, hạ giá thành, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh; vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại được tiếp nhận dễ dàng hơn. Mặt khác, kinh tế tư nhân vốn còn hạn chế về nguồn lực (vốn ít, qui mô nhỏ, chất lượng lao động thấp, công nghệ lạc hậu), mất cân đối giữa các lĩnh vực, giữa cỏc vựng, tiếp cận thị trường yếu, hiệu quả kinh doanh còn thấp ...
sẽ chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của tự do hóa thương mại, sẽ có một bộ phận doanh nghiệp tư nhân phá sản. Điều đó, bắt buộc khu vực kinh tế tư nhân phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến qui trình công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, thay đổi cách nghĩ, cách làm để thể hiện vị trí của mình trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như liên kết nhanh qua hiệp hội nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh nền kinh tế.
Thứ năm, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhất là trong thế kỷ 21, là nguồn gốc của toàn cầu hóa về kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện ra đời nền kinh tế tri thức. Trong đó, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Chính khoa học và công nghệ đã thúc đẩy cuộc cách mạng lực lượng sản xuất dẫn đến cuộc cách mạng quan hệ sản xuất : làm tăng lên các mối quan hệ ràng buộc đến nhất thể hóa nền kinh tế ; tạo ra hàng loạt biến đổi về thể chế, cơ cấu, cơ chế, chính sách kinh
tế ; ra đời các tổ chức kinh tế quốc tế... Các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại hầu hết nằm trong các nước phát triển mà ở đó sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân giữ vai trò thống trị. Di chuyển quốc tế về công nghệ là kết quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế mà lợi thế thuộc về các nước phát triển. Sự di chuyển này qua nhiều con đường : nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ qua các dự án, cho thuê công nghệ... Đối với các nước đang phát triển, chuyển giao công nghệ là một trong những biện pháp cơ bản để hiện đại hóa nền kinh tế và thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển.
Vì vậy, chuyển giao công nghệ là nhân tố một mặt thúc đẩy sự phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân; tạo cơ hội tiếp cận những thành quả khoa học và công nghệ thế giới và đào tạo đội ngũ cán bộ. Mặt khác, chuyển giao công nghệ tạo ra nguy cơ làm “hẩng hụt” về trình độ khoa học và công nghệ trong nước, khiến cho sự phụ thuộc khoa học công nghệ vào nước ngoài gia tăng. Sức ép cạnh tranh, cơ chế hoạt động tự chủ cao cùng mục tối đa hóa lợi nhuận tạo ra động lực mới để các doanh nghiệp tư nhân tự nâng cao trình độ áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất.
Thứ sáu, đổi mới quan niệm về vai trò chủ đạo và đẩy nhanh tiến trình cải cách, doanh nghiệp nhà nước là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, tăng động lực phát triển. Vì hiện nay, doanh nghiệp nhà nước ở nước ta tuy đã trải qua tiến trình sắp xếp lại và cổ phần hóa giai đoạn 1, nhưng vẫn còn nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% vốn tín dụng trong nước, trên 70% vốn vay nước ngoài lại hoạt động kém hiệu quả. Việc nắm giữ đại bộ phận nguồn lực phát triển dẫn đến độc quyền làm cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động khó khăn.
1.3. NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ