Những kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương về phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32)

tế tư nhân .

Tỉnh Bình Dương, diện tích 2.681 cây số vuụng, giỏp tỉnh Đồng Nai về phía Đông, dân số 0,9 triệu người. Trong những năm đổi mới, cùng với khu vực kinh tế FDI, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã phát triển mạnh mẽ. Năm 2001, có 1.134 doanh nghiệp tư nhân với số vốn 5.783 tỉ đồng đã tăng lên 3.459 doanh nghiệp với số vốn 15.733 tỉ đồng vào năm 2005, tăng 3,05 lần về số doanh nghiệp và 2,72 lần về vốn so với năm 2001. Hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã tăng từ 23.995 cơ sở năm 2002 lên 40.885 năm 2005 với số vốn trên 900 tỉ đồng. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đã sử dụng 450.894 lao động chiếm trên 90,5% lao động xã hội vào năm 2004. Trước đổi mới tỉnh Bình Dương là tỉnh nông nghiệp nhưng đến cuối năm 2005 đã có cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại : công nghiệp chiếm 63,8%, dịch vụ chiếm 28,2%, nông nghiệp 8% trong GDP. Triển vọng phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương có rất nhiều lợi thế. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, đó cú qui hoạch 23 khu công nghiệp, được phê duyệt 16 khu công nghiệp với 3.241ha, 13/16 khu công nghiệp đang hoạt động đạt 69,5% diện tích, trong đó có 7 khu công nghiệp có 90% diện tích đã cho thuê, cùng với sự thành công của khu công nghiệp Việt Nam - Singapore.

- Đảng bộ, chính quyền các cấp thống nhất quan điểm : “Coi thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp là yếu tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội, là đối tượng mà bộ máy chính quyền các cấp phải đồng hành”.Điều đó, được cụ thể hóa trong qui chế làm việc của cấp ủy, chính quyền và các sở,

ban, ngành các cấp : tỉnh, huyện, xã. Trong đó, thẩm quyền và giải quyết từng loại công việc được qui định rõ ràng theo tinh thần chủ trương bàn và quyết tập thể, điều hành và quyết định chỉ một người, Mặt khác, tỉnh đã vận dụng đến mức có lợi nhất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong khuôn khổ các chính sách khen thưởng và tuyên dương các doanh nghiệp làm ăn tốt. Doanh nghiệp tin cậy chính quyền, vừa yên tâm làm ăn vừa kêu gọi đồng nghiệp đầu tư. Người dân thấy được, ở đâu có đầu tư, có doanh nghiệp phát triển thì đời sống được nâng lên và giảm nghèo (đến cuối năm 2005, tỉ lệ hộ nghốo cũn 1,9%).

- Làm những việc nhà đầu tư và doanh nghiệp cần là phương châm hành động thống nhất của bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Từ chỗ chờ doanh nghiệp đến “xin” để giải quyết “cho” doanh nghiệp, chính quyền đã biết được những bức xúc của họ và qui tụ bộ máy tập trung làm đúng những vấn đề bức xúc. Điều này thể hiện ở việc giải quyết tốt 3 vấn đề cơ bản : (1) Coi trọng giải quyết các thủ tục hành chính một đầu mối ; chọn cán bộ thạo việc, lịch sự, văn minh ; cung cấp thông tin pháp luật cần thiết ; công tác thanh tra kiểm tra tập trung vào 1 đầu mối ; cải tiến công tác thuế. (2) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất, và giao đất đúng tiến độ theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch. (3) huy động mọi nguồn vốn tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, nước cho các khu công nghiệp.

Một số bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương:

- Có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ của các ban ngành nhằm thực hiện đúng, hiệu quả các chủ trương chính sách. Làm những việc

nhà đầu tư và doanh nghiệp cần là phương châm hành động thống nhất của bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở

- Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân phải tuân thủ nguyên tắc quản lý bằng pháp luật, không được can thiệp vào công việc của doanh nghiệp. Lắng nghe ý kiến phản hồi từ phớa cỏc doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

- Phải lựa chọn được cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, chuyên môn sâu, đãi ngộ thích đáng để hạn chế tiêu cực phát sinh. Phát hiện, xử lý triệt để những cán bộ có hiện tượng tham ô, hối lộ gây giảm lòng tin của nhà đầu tư.

- Chủ động trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với qui hoạch chung của quốc gia, Chọn qui hoạch giao thông làm tiền đề để “đường thông đến đâu nhà đầu tư và doanh nghiệp tiến theo đến đú”.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w