Số lượng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số doanh nghiệp 1.485 1.750 2.013 2.400 2.801 3.537
Doanh nghiệp nhà nước 99 103 96 96 85 83
Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 214 259 306 370 443 539
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.172 1.388 1.611 1.934 2.273 2.915
- Tập thể 51 56 67 78 84 84
% / tổng số DNNQD 4,36 4,05 4,18 4,04 3,70 2,88
- Tư nhân 852 917 987 1.108 1.269 1.452
% 72,70 66,07 61,26 57,29 55,83 49,82
- Công ty TNHH 247 386 521 704 859 1.296
% 21,07 27,80 32,34 36,40 37,80 44,46
- Công ty cổ phần có vốn NN 17 18 18 20 24 24
% 1,45 1,29 1,11 1,03 1,05 0,82
- Công ty cổ phần không vốn NN 5 11 18 24 37 59
% 0,42 0,79 1,11 1,24 1,62 2,02
Nguồn : Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai
Bốn là, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỉ lệ cao trong khu vực kinh tế tư nhân lực lượng tham gia là đông đảo các tầng lớp nhân dân. Theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, tính đến thời điểm 31/12/2004, trong tổng số 2.400 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động, chỉ có 555 doanh nghiệp, tương ứng 23,12% có vốn trên 10 tỉ đồng và 190 doanh nghiệp tương ứng 7,91% sử dụng trên 300 lao động.
Ngũai ra, có 74.655 cơ sở cá thể phi nông nghiệp sử dụng 121.235 lao động với số vốn là 3.359,4 tỉ đồng (Bình quân, mỗi cơ sở sử dụng 1,62 lao động/
vốn 45 triệu đồng). Kinh tế hộ nông dân cá thể vẫn còn chiếm trên 88,10%
(năm 2006) giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.
Thực tế đó, phản ảnh đúng trình độ phát triển lực lượng sản xuất trên địa bàn Đồng Nai và cho thấy rằng hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm gần 93% tổng số doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân) có vai trò quan trọng trong nền kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Do đó, cần có chiến lược và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - thực chất là phát triển kinh tế tư nhân - theo hướng có sự phân công và hợp tác ngày càng cao để xã hội hóa nền sản xuất.
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRấN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI THỜI GIAN QUA.
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân . 2.3.1.1 Những thành tựu
Thứ nhất, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong thời kỳ 2001-2006, đã lớn mạnh về số lượng và đa dạng về loại hình doanh nghiệp ngày càng thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Số liệu thống kê cho thấy rằng, kinh tế tư nhân tăng mạnh cả về số lượng và tỉ trọng so với tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh. Số doanh nghiệp Nhà nước giảm dần từ 99 năm 2001 xuống còn 83 năm 2006, giảm tỉ trọng từ 6,67% năm 2001 xuống còn 2,34% năm 2006. Trong khi đó, số doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng từ 1.172 năm 2001 lên 2.915 năm 2006 bằng 1,96 lần so năm 2001, tăng tỉ trọng từ 78,92% năm 2001 lên 82,41%
năm 2006, nếu tính cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tỉ trọng sẽ là 97,66% vào năm 2006. Một số doanh nghiệp có qui mô lớn như : Công ty TNHH Dệt May LDC (vốn 40 tỉ đồng), Công ty Cổ phần ụtụ Trường Hải có vốn đầu tư trên 930 tỉ đồng
Thời kỳ 1991-2000, có 1004 doanh nghiệp tư nhân được thành lập với tốc độ tăng bình quân là 8,7%/năm. Thời kỳ 2001-2006, tăng lên 2.915
doanh nghiệp, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 16%, gần gấp đôi thời kỳ 1991-2000.
Tỉ trọng vốn đầu tư / tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nước tăng từ 12,3% năm 2001 lên 17,10% vào năm 2006 với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 23,4% giai đoạn 2001- 2006. Nếu tính cả vốn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vốn đầu tư khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng 36,49% năm 2001 và 66,60% vào năm 2006, chứng tỏ sự đóng gop ngày càng tăng của kinh tế tư nhân vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Nai.
Thứ hai, kinh tế tư nhân phát triển theo xu hướng hoạt động kinh doanh trong nhiều loại ngành nghề khác nhau :
Trên lĩnh vực công nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò lớn đối với sự phát triển mạnh của công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ đổi mới nhất là giai đoạn 2001-2006. Nếu tính cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì giá trị sản lượng công nghiệp của kinh tế tư nhân là 14.586,2 tỉ đồng năm 2001 tăng lên 42.108,93 tỉ đồng năm 2006, tăng tỉ trọng từ 70,65% năm 2001 lên 81,79% năm 2006. Giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng đều trong thời kỳ 2001-2006. Cụ thể so năm trước, năm 2001 tăng 133,30%, năm 2004 tăng 117,77%, năm 2005 tăng 112,39% năm 2006 tăng 120,33%. Số hộ cá thể sản xuất công nghiệp trong thời kỳ 2001-2006 chiếm tỉ trọng cao, có vai trò lớn , năm 2001 chiếm tỉ trọng 92,34%, năm 2004 chiếm 90,05%, năm 2005 chiếm 89,98% năm 2006 chiếm 93,51% so tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp
Trên lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế cá thể phát triển mạnh mẽ do những đổi mới về chính sách đất đai, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, miễn giảm thuế. Giai đoạn 1999-2000, lực lượng lao động nông nghiệp tăng từ
458,55 ngàn người năm 1990 lên 518,61 ngàn người năm 2000, tăng 13,1%
so năm 1990. Nhưng trong thời kỳ 2001-2006, giảm dần từ 588,44 ngàn người năm 2001 xuống còn 485,6 ngàn người, giảm 64,84 ngàn người bằng 88,22% năm 2001. Trong khi đó, kinh tế trang trại xuất hiện và ngày càng phát triển, đến tháng 7/2004, toàn tỉnh có 3.177 trang trại với số vốn 981,6 tỉ đồng, sử dụng 12.982 lao động, trên diện tích 11.128ha.
Số liệu trên cho thấy, giá trị sản xuất của kinh tế cá thể tăng trưởng ổn định và chiếm bộ phận chủ yếu trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân năm, giai đoạn 2001-2006 là 6%/ năm.
Năm 2001 chiếm tỉ trọng 88,30%, năm 2004 chiếm 87,36%, năm 2006 chiếm 88,10% so giá trị sản xuất nông nghiệp.
Trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ, kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể phát triển mạnh và chi phối phần lớn thị trường bán lẻ xã hội.
Năm 2001, mức bán lẻ của kinh tế tư nhân và cá thể đạt 6.216,38 tỉ đồng. Đến năm 2006 đạt 17.157,23 tỉ đồng, tăng gấp 2,76 lần so năm 2001, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2006 là 25,54%. Về thị phần, kinh tế tư nhân và cá thể chiếm tỉ trọng cao, năm 2001 là 82,68%, năm 2004 là 77,66% và năm 2006 là 82,10%, chứng tỏ thế mạnh của kinh tế tư nhân trong cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho xã hội.
Cơ cấu ngành nghề của kinh tế tư nhân kinh doanh đa dạng nhưng tập trung chủ yếu ở ngành thương mại - dịch vụ 70%, công nghiệp 13%, giao thông vận tải 16%.
Thứ ba, đóng góp của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng
Một là, huy động nhiều nguồn vốn trong xã hội cho sản xuất kinh doanh. Từ khi có Luật doanh nghiệp, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phát triển nhanh hơn về số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể,
phản ảnh khả năng mới về huy động vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh. Năm 2000, vốn đăng ký là 4.825 tỉ. Năm 2002, vốn đăng ký tăng lên 8.834 tỉ. Năm 2006, vốn đăng ký là 11.991 tỉ gấp 2,48 lần năm 2000, tốc độ tăng bình quân hàng năm, giai đoạn 2000-2006, là 24,67%. Mức vốn bình quân trên một doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên, năm 2002 là 1,45 tỉ, năm 2003 tăng lên 1,61 tỉ, năm 2004 tăng lên 1,68 tỉ, năm 2006 là 2,02 tỉ.
Tỉ trọng vốn của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đã tăng dần. Năm 2000 chiếm 10,6%, năm 2001 chiếm 12,3%, năm 2002 chiếm 13,7%, năm 2003 chiếm 14%, năm 2004 chiếm 15,7%, năm 2005 chiếm 17,46%, năm 2006 chiếm 17,1%
Biểu 2.6. Vốn đầu tư phát triển theo giá thực tế phân theo