Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 111)

Biểu 2.16. Giá trị TSCĐ, số doanh nghiệp, lao động bình quân TSCĐ trên doanh nghiệp, TSCĐ / lao động thời điểm 31/12/2005

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRấN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG QUÁ TRÌNH

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp

Đại hội VIII của Đảng bộ Tỉnh (khóa 12/2005) và chương trình hành động của Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 2006-2010 đã khẳng định rừ vai trũ, vị trớ của kinh tế tư nhõn, của đội ngũ doanh nghiệp là một trong những động lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2010. Bên cạnh việc cải thiện và tạo dựng môi trường kinh doanh phù hợp với lộ trình hội nhập, những nỗ lực chủ quan tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có ý nghĩa rất quyết định.

Bản thân các doanh nghiệp tư nhân phải tự đổi mới, tự hoàn thiện theo hướng xây dựng doanh nghiệp hiện đại, nâng cao trách nhiệm xã hội, từng bước tạo được lòng tin đối với xã hội, thể hiện đầy đủ vị thế của mình trong tiến trình hội nhập. Để phù hợpvới mục tiêu phát triển thời kỳ 2006-

2010, với đặc điểm về tính chất và trình độ thấp của kinh tế tư nhân hiện nay trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp tư nhân cần thực hiện tốt các giải pháp :

3.2.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý :

Đây là vấn đề mang tính sống còn nhưng đồng thời là điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp tư nhân trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong khi đại đa số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn mang nặng tập quán quản lý kiểu sản xuất nhỏ. Điều đó, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải tự nâng cao kiến thức vể tổ chức và quản lý doanh nghiệp ; đổi mới tư duy về sản xuất kinh doanh theo hướng tiến bộ và hiện đại.

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp, mỗi chủ doanh nghiệp cần phải tiến hành các công việc chủ yếu :

- Nắm được đầy đủ các thông tin về : (1) mục tiêu và chiến lược của ngành mà doanh nghiệp tham gia để xác định qui mô đầu tư và mức phát triển sản xuất phù hợp, (2) kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để chủ động trng kinh doanh, (3) các chỉ tiêu về thị trường, sản phẩm, khách hàng trong tương lai.

- Xác định được chiến lược về : (1) Cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm làm cơ sở cho đổi mới công nghệ ; (2) giá bán phù hợp với từng thời kỳ; (3) cỏc kờnh phân phối sản phẩm, tỉ lệ phân phối sản phẩm qua mỗi kênh với chi phí hợp lý ; (4) tài chính để huy động vốn có hiệu quả ; (5) lao động để tuyển dụng có hiệu quả ; (6) bạn hàng gồm : nhà cung cấp, khách hàng, đại lý ... để xác định vị trí trên thương trường.

- Chú trọng hơn nữa hoạt động marketing phù hợp để kích thích người tiêu dùng mua hàng hóa của doanh nghiệp.

Sản xuất kinh doanh trong hội nhập, doanh nghiệp tư nhân thường xuyên đối mặt với những biến động của thị trường trong nước và quốc tế, vì vậy cần có những giải pháp để giảm thiểu rủi ro, hạn chế tác hại như : thâm nhập thị trường từng bước để điều chỉnh kịp thời ; đa dạng hóa sản phẩm và ngành kinh doanh để hỗ trợ cho nhau ; liên kết với các doanh nghiệp khác để tận dụng lợi thế của nhau ; dự trữ nguồn lực ở mức hợp lý.

3.2.2.2. Xây dựng quản trị doanh nghiệp minh bạch :

Đối với hầu hết các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh, quản lý và điều hành kinh doanh dựa trên kinh nghiệm bản thân là chủ yếu nên thực trạng kém minh bạch trong quản lý nội bộ doanh nghiệp là đáng lo ngại.

Nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa vai trò của quản trị doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững, do đó chưa quan tâm. Luật doanh nghiệp năm 2005, đã tạo ra khung pháp lý để xây dựng quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại. Các chủ doanh nghiệp tư nhân cần xem việc xây dựng nền quản trị doanh nghiệp công khai, minh bạch, trước hết vì lợi ích phát triển của chính mình trong điều kiện hội nhập. Cần giải quyết tốt các vấn đề như sau :

- Sớm khắc phục lối tư duy cũ là quản lý “ theo lệ hơn luật” làm tăng chi phí nhưng dễ gây tổn hại cho uy tín doanh nghiệp. Đi đôi, tự đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí, ý nghĩa của quản trị doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững. Quản trị doanh nghiệp tốt thúc đẩy nâng cao hiệu quả chung của doanh nghiệp ; ngăn ngừa sự lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao phục vụ lợi ích riêng ; thu hút được vốn và nguồn lực khác với chi phí thấp.

- Quản trị doanh nghiệp tốt đòi hỏi phải phân định vai trò, chức năng, quyền hạn và qui trình ra quyết định trong cơ cấu tổ chức và điều hành của doanh nghiệp theo hướng rừ ràng ; coi trọng sự minh bạch và cụng khai thông tin hoạt động của doanh nghiệp nhất là những thông tin về tài chính và

về các giao dịch với cỏc bờn liên quan để chống tư lợi gây thiệt hại lợi ích và làm tổn hại uy tín doanh nghiệp.

- Về phía chính quyền, tỉnh cần hỗ trợ và tư vấn các doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến, thực hiện tốt qui chế dân chủ ở doanh nghiệp ; ban hành những qui định khuyến khích các doanh nghiệp công khai thông tin hoạt động sản xuất và kinh doanh.

3.2.2.3. Xây dựng đạo đức của doanh nghiệp :

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có liên quan đến cộng đồng, đến xã hội. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thực trạng ô nhiễm môi trường cùng với tình trạng sản phẩm kém chất lượng gây tác hại và làm gia tăng chi phí của xã hội để khắc phục, đã và đang đặt ra vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Trách nhiệm xã hội là bản chất của doanh nghiệp, là đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để hình thành triết lý kinh doanh mang tính nhân văn của doanh nghiệp chú trọng đến lợi ích của người lao động, lợi ích chung của toàn xã hội.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó đại bộ phận là doanh nghiệp tư nhân, vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh, nâng cao trách nhiệm xã hội chưa được giới chủ doanh nghiệp nhận thức đầy đủ. Do đó, cần tiến hành các giải pháp cần thiết như sau :

- Xuất phát từ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và thực trạng hiện nay, các chủ doanh nghiệp tư nhân cần đổi mới nhận thức xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp lâu dài theo các nguyên tắc : (1) phát triển kinh doanh vì con người, do con người, (2) phát triển kinh doanh tránh hủy hoại môi trường sinh thái, (3) kinh doanh phải tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương, dân tộc và (4)

tăng trưởng phải đi đôi với phát triển văn hóa. Khẳng định đó là công cụ nâng cao cạnh tranh.

- Phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn quản lý nâng cao trách nhiệm xã hội tăng cường đạo đức doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế tư nhân nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện CSR để giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, tăng năng suất và cơ hội phát triển trong tương lai góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

- Tạo thuận lợi để các doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước (về lao động, về môi trường, về đào tạo, về quản trị doanh nghiệp) ; kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước và người lao động ; tích cực tham gia hoạt động xã hội từ thiện.

3.2.2.4. Xây dựng thương hiệu và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa :

Nhãn hiệu hàng hóa (Trademark), theo điều 785 của Bộ luật Dân sự Việt Nam, là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thực hiện bằng một hay nhiều màu sắc.

Thương hiệu (Brand) được biểu hiện đặc thù thông qua một cái tên, một mẫu logo hay các yếu tố khác có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó có thể biểu đạt tất cả niềm tin mong đợi trong trí nhớ của người tiêu dùng gắn liền với một sản phẩm, một dịch vụ như : sự trung thành, sự thích thú đối với một nhãn hiệu nào đó hoặc niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm mang nhãn hiệu.

Từ hai khái niệm trên, cho thấy khái niệm thương hiệu bao trùm khái niệm nhãn hiệu hàng hóa, có nghĩa là thương hiệu cũng được xem là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và nó cũng cần thiết được bảo hộ theo

Luật sở hữu trí tuệ năm 2006. Giá trị thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế. Khi có thương hiệu mạnh thì doanh nghiệp tăng thêm nguồn động lực để thành công ; thêm nhiều thuận lợi cho các yếu tố đầu vào ; đơn giản hóa quá trình sản xuất, bảo hành, sửa chữa ; thu hút được nhân tài, giữ được nhân công ; khẳng định đẳng cấp sản phẩm và dịch vụ ; làm tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm từ phía người tiêu dùng. Do đó, cạnh tranh thương hiệu đang diễn ra gay gắt. Nhưng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân đã và đang còn những hạn chế về nhận thức, thậm chí còn lẫn lộn giữa thương hiệu với chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và xem vốn ít là rào cản trong xây dựng thương hiệu, xem nhẹ việc tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của chính mình. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng trong thực trạng chung của cả nước là mới có 16% có chiến lược tiếp thu ; trên 80% trong quản lý nhân sự không có chức danh quản lý nhãn hiệu ; 74% đầu tư xây dựng thương hiệu dưới 5% doanh thu, chỉ có 3% đầu tư trên 10%.

Để khắc phục thực trạng nêu trên, đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh cần khẳng định quyết tâm “ớt tiền vẫn xây dựng được thương hiệu, bảo vệ được nhãn hiệu” thể hiện bằng những giải pháp cụ thể như sau :

- Hiểu đúng về thương hiệu là các giá trị, các trải nghiệm của khách hàng về một sản phẩm, một doanh nghiệp cụ thể. Thương hiệu đến từ khách hàng do đó cạnh tranh thương trường bao hàm cả cạnh tranh thương hiệu để tăng cường đầu tư xây dựng thương hiệu và quản lý nhãn hiệu.

- Thực hiện đầy đủ các qui định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2006, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong và ngoài nước. Tăng cường quảng bá và tiếp thị để phát triển thương hiệu ngay từ khi có ý tưởng về sản phẩm.

- Quan tâm chăm chút và tạo nét khác biệt của sản phẩm là yếu tố mang tính chìa khóa trong xây dựng thương hiệu, nhất là thể hiện các yếu tố tâm lý về văn hóa bản địa trên sản phẩm.

- Liên kết với các thương hiệu nổi tiếng trong ngành nghề bằng cách tham gia một chuỗi trong dây chuyền sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm là lối đi tắt hợp sức để mang thương hiệu nổi tiếng nhưng chi phí thấp.

Về phía chính quyền, tỉnh cần tổ chức phổ biến kiến thức về xây dựng thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ; tăng cường năng lực các cơ quan quản lý về đăng ký và thực thi luật sở hữu trí tuệ ; tăng cường hiệu lực các cơ chế xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ ; tạo ra khung pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp tự chủ trong xây dựng và phát triển thương hiệu ; khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn về xây dựng thương hiệu.

3.2.2.5. Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh :

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp - trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Giao dịch thương mại phát triển vượt qua biên giới quốc gia cùng với nhu cầu nâng cao sức cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải đổi mới phương thức trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, vấn đề ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với sự tăng trưởng và tồn tại của các doanh nghiệp trong nước, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa. Trong năm (2005 và 2006) Quốc Hội đã ban hành Luật thương mại và Luật giao dịch điện tử, Chính phủ đã ra nghị định 57/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện thương mại điện tử và quyết định 222/QĐ-CP về phát triển thương mại điện từ từ 2006-2010, nhằm tạo ra khung pháp lý bước đầu và hỗ trợ khuyến khích các doanh

nghiệp ứng dụng thương mại điện tử. Đối với tỉnh Đồng Nai, đến nay cú trờn 99,66% doanh nghiệp trang bị bộ máy vi tính nhưng phục vụ cho công tác quản lý và khai thác thông tin, xây dựng trang Web còn rất thấp. Đó là cản trở lớn cho quá trình ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, cần tiến hành giải pháp :

- Về phía doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về thương mại trong hội nhập núi chung và thương mại điện tử núi riờng. Xỏc định rừ rằng thương mại điện tử là cuộc cách mạng làm thay đổi cách mua sắm của con người, để ứng dụng từng bước thương mại điện tử trong chiến lược kinh doanh đi liền với phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong doanh nghiệp.

Trước mắt, chuẩn bị tốt nhân lực và phương tiện để kết nối Internet và xây dựng trang web của doanh nghiệp để quảng bá thương hiệu và trưng bày sản phẩm, dịch vụ. Về lâu dài, xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử để thích ứng với hội nhập, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập thông tin, phát triển các đối tác kinh doanh.

- Về phía chính quyền, tỉnh cần phải xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn từ 2006-2010 theo mục tiêu cụ thể đối với từng loại doanh nghiệp, đối với hộ kinh doanh cá thể và ứng dụng trong mua sắm công. Cần xây dựng và ban hành các chương trình, dự án nhằm : (i) phổ biến và đào tạo nhân lực cho thương mại điện tử, (ii) cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ, (iii) phát triển công nghệ thông tin hỗ trợ thương mại điện tử, (iv) cụ thể hóa thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của Trung ương, (v) tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế về thương mại điện tử, (vi) đưa 100% dịch vụ công : thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, đầu tư, mua sắm, đăng ký kinh doanh, các giấy phép thương mại... lên mạng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w