Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế :

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78)

- Doanh nghiệp NN địa phương 43,47 47,83 8,70 Doanh nghiệp ngoài quốc

3.1.2.Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế :

Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế :

Đại hội X của Đảng, đã khẳng định chủ trương : “tiếp tục phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhõn” trờn cơ sở “bảo đảm cho mọi công dân quyền tự do đầu tư kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mà pháp luật không cấm ; quyền bất khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp ; quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội và các nguồn lực phát triển, trong cung cấp và tiếp nhận thông tin” và xác định trách nhiệm : “nờn hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao là một nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước và toàn xã hội”.

Ngày 28/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp mới,cú hiệu lực từ 01/7/2006, xác định rõ địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ; công nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài và bảo đảm sự bình đẳng không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế của các loại hình doanh nghiệp ; công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp ; tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Điều này đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai xác định các quan điểm phát triển kinh tế từ 2006-2010 như sau : (i) phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước để phát triển kinh tế xã hội và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ; (ii) tăng cường hơn nữa nội lực trong nền kinh tế của tỉnh ; (iii) xác định đỳng cỏc khõu trọng tâm, các ngành, lĩnh vực sản phẩm có lợi thế và phù hợp với xu thế phát triển của cả nước và thế giới”.

Từ đó, mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn là :

- GDP tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 15-16%/năm, chiếm tỉ trọng 41-42%/ GDP trên địa bàn.

- Huy động vốn đầu tư chiếm 15-20%/vốn đầu tư toàn xã hội.

- Đóng góp cho ngân sách chiếm tỉ trọng 18-20% so tổng thu ngân sỏch trờn địa bàn.

- Kim ngạch xuất khẩu chiếm 35-40% kim ngạch xuất khẩu địa phương.

Dự báo số lượng và vốn của doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau :

Biểu 3.1 Dự báo số lượng và vốn đăng ký kinh tế tư nhân 2006-2010

ĐVT 2005 Phát triển mới 2006-2010 2010

Số lượng doanh nghiệp DN 4.052 5.500 9.552

Trong đó :

- Doanh nghiệp tư nhân “ 2.154 2.060 2.214

- Công ty TNHH “ 1.739 3.000 4.739

- Công ty Cổ phần “ 159 450 609

Số vốn đăng ký Tỉ đồng 14.290 17.500 31.790

Trong đó :

- Doanh nghiệp tư nhân “ 1.718 2.000 3.718

- Công ty TNHH “ 6.424 6.900 13.324

- Công ty Cổ phần “ 5.608 8.600 14.208

Nguồn : Báo cáo KH 2006-2010 của UBND tỉnh Đồng Nai

Từ những quan điểm phát triển kinh tế chung của Trung ương và của tỉnh, phương hướng cơ bản phát triển kinh tế tư nhân trong giai đọan 2006-

2010 là :

 Phát triển kinh tế tư nhân bền vững về : Kinh tế, xã hội, môi trướng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bền vững về kinh tế yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân phải bám sát qui hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh để xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bền vững về mặt xã hội, yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm hệ thống pháp luật, giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích. Bền vững về môi trường, yêu cầu doanh nghiệp phải tiếp cận với công nghệ tiên tiến.

 Phát triển đội ngũ doanh nhân có kiến thức kinh doanh cơ bản, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức, có ý thức cộng đồng. Nâng cao nguồn lực lao động kỹ thuật đạt tỷ lệ 40% qua đào tạo nghề vào năm 2010 để đáp ứng nhu cầu phát triển và sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

 Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là phổ biến trong khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ chuyển đổi và hội nhập vì có cơ cấu tổ chức, quản lý có nhiều ưu thế theo hướng hiện đại. Về lâu dài, cần chú trọng phát triển loại hình công ty cổ phần để từng bước mở rộng qui mô hợp lý, huy động tốt lượng vốn trong dân cư và phân tán rủi ro trong kinh doanh trong điều kiện hội nhập.

Về cơ cấu ngành, Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến

năm 2010, khu vực thương mại, dịch vụ vẫn chiếm ưu thế phụ thuộc vào trình độ doanh nhân và qui mô vốn của các doanh nghiệp. Với chính sách ưu

đãi của tỉnh, các doanh nghiệp tư nhân trong khu vực công nghiệp có xu hướng gia tăng, chiếm tỉ trọng ngày càng cao, với công nghệ tiên tiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Về cơ cấu theo không gian , địa bàn đầu tư tập trung là vào các khu công nghiệp và cụm công nghiệp ở thành phố Biờn Hòa, cỏc huyện : Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu và thị xã Long Khỏnh. Cỏc huyện thuộc phía Bắc của tỉnh Đồng Nai, với chính sách ưu đãi của tỉnh, các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phát triển ; một số trang trại nông nghiệp sẽ chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp ở nông thôn ; một số hộ kinh tế nông nghiệp sản xuất và kinh doanh có hiệu quả sẽ lựa chọn lập doanh nghiệp ở nông thôn.

Phát trển các loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh theo các phương hướng cụ thể như sau :

- Đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tạo điều kiện cho kinh tế cá thể mở rộng kinh doanh, tích tụ vốn, tái đầu tư với qui mô lớn hơn dưới dạng kinh tế tiểu chủ hoặc doanh nghiệp nhỏ . Để phát triển kinh tế tư nhân trong khu vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, cần khuyến khích kinh tế nông hộ tích tụ ruộng đất để trở thành trang trại được xem là loại hình kinh tế tư nhân cơ bản trong nông nghiệp. Các trang trại liên kết, hợp tác để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nếu hội đủ điều kiện cần thiết có thể thành các công ty cổ phần trong khu vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần khuyến khích phát triển làng nghề, phát triển công nghiệp chế biến, đa dạng hóa hoạt động thương mại, dịch vụ nông thôn... dưới các loại hình kinh tế cá thể, doanh nghiệp.

- Đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ, khuyến khích mở rộng qui mô hoạt động, tận dụng mọi trình độ công nghệ để từng bước áp dụng công nghệ hiện đại; thực hiện liên kết với các thành phần kinh tế khác dưới các hình thức hợp đồng, gia công, cung cấp sản phẩm ... ; trong quá trình tích tụ,

nếu hội đủ điều kiện cần thiết, có thể phát triển thành doanh nghiệp qui mô vừa hoặc hợp vốn thành công ty trách nhiệm hữu hạn và tiếp tục tìm cơ hội tích tụ cao hơn.

- Đối với loại hình doanh nghiệp vừa và lớn, cần khuyến khích đầu tư vào các ngành quan trọng có trình độ công nghệ hiện đại ; mở rộng có thức liên doanh, liên kết kinh tế trong và ngoài nước ; cần hướng đến hình thành các công ty cổ phần có qui mô lớn, trình độ công nghệ cao, hỗ trợ và cạnh tranh với kinh tế nhà nước, tạo động lực phát triển mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân.

Phát triển kinh tế thị trường hiện đại là tiền đề để kinh tế tư nhân phát triển xã hội hóa ngày càng cao trờn cỏc mặt : qui mô và trình độ lực lượng

sản xuất, cùng với nó là sở hữu hỗn hợp với các hình thức : công ty trách

nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và chủ nghĩa tư bản nhà nước :

- Xu hướng hình thành một nhóm doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân của một nhóm sở hữu khác nhau trở nên rõ nét, gọi là tập đoàn kinh tế có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. Nó được hình thành theo mô hình công ty mẹ và công ty con.

- Từ cổ phần hóa cỏc doanh nghiệp nhà nước, cần hướng tới xây dựng các công ty cổ phần lớn, hiện đại theo đúng qui luật phát triển lực lượng sản xuất để tạo ra những hình thức kinh tế tư bản nhà nước.

- Về lâu dài, cần hướng kinh tế tư nhân đi vào con đường kinh tế tư bản nhà nước, xem đây là chiến lược để xã hội hóa và định hướng xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đồng nai trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78)