5.3. Phương pháp thực nghiệm
1.3.2. Khảo sát tình hình dạy của giáo viên Trung học cơ sở
Chương trình Tập làm văn (phần văn tự sự) trong sách Ngữ văn 6 chiếm toàn bộ học kỳ I. Tất cả là 24 tiết, so với chương trình cũ chương trình lần này chiếm số tiết nhiều hơn. Tập làm văn líp 6 học kỳ I của chương trình cũ là 20 tiết (trong đó có 7 tiết văn trần thuật, 13 tiết văn tả cảnh), líp 7 học sinh học 12 tiết văn kể chuyện.
Văn tù sự được hình thành từ ba thể loại (trần thuật, tường thuật, kể chuyện) nhưng với thao tác cũ là chính, bởi chủ yếu cung cấp kiến thức về kể chuyện: nhân vật, sự việc, ngôi kể… Các kiến thức này kiến thức này giúp cho học sinh học tốt phần văn bản tự sù.
Với 24 tiết trong học kỳ I dành cho kiểu văn tự sự, giúp học sinh đi sâu vào bản chất của kiểu văn đú. Giỳp học sinh hình thành và rèn luyện các kỹ năng làm văn kỹ hơn, thành thạo hơn.
Mặt khác người dạy và người học không bị trùng lẫn các kiến thức giữa trần thuật, tường thuật, kể chuyện. Bài làm của học sinh sẽ bao quát, sinh động.
Khi viết bài các em dùng thao tác kể là chính, ngoài ra còn có thể sử dụng văn trần thuật, tường thuật trong bài viết.
Như vậy, kiểu văn tự sự trong chương trình đã thực hiện tích hợp các vấn đề gần nhau trong chớnh phừn mụn Tập làm văn gúp phần nõng cao chất lượng dạy – học.
Dự giê và phỏng vấn giáo viên
Để cú thờm tư liệu cho luận văn chúng tôi đã tiến hành dự giê và phỏng vấn 25 giáo viên ở một số trường mà chúng tôi có điều kiện đi thực tế. Với các nội dung sau:
a. Đồng chí hiểu như thế nào là phương pháp dạy học tích hợp? Đặc điểm của phương pháp dạy học này.
b. Với tiết dạy về kỹ năng (cách xây dựng truyện, viết lời kể, sử dụng ngôi kể…) đồng chí cho học sinh thực hành theo hình thức nào?
c. Đồng chí có chú ý đến việc rèn luyện cho học sinh năng lực viết đoạn văn tự sự không?
d. Khi rèn luyện cho học sinh viết đoạn văn tự sự đồng chí tiến hành theo phương pháp nào?
e. Đồng chí có nhận xét gì về bài làm của học sinh sau khi học phần này?
Toàn bộ nội dung phỏng vấn được ghi lại ở bảng sau:
Câu hái
Nội dung Số
lượng
Tỷ lệ (%)
a
-Tích hợp là dạy cả ba phân môn trên cùng một văn bản.
-Tích hợp là kết hợp các vấn đề gần nhau trong chính từng phân môn hoặc các phân môn khác nhau ở các bài đã đang và sẽ học ở các líp dưới và líp trên.
- Dạy học tích hợp là dạy cách đọc hiểu văn bản.
25 15
20
100%
60%
80%
b
- Thực hành vào sách bài tập Ngữ văn 6.
- Thực hành theo tiến trình.
+ Xây dựng nhân vật.
+ Xây dựng tình tiết.
+ Lập dàn ý + Viết thành bài
- Thực hành bằng cách cho học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn.
- Thực hành bằng cách viết các đoạn văn nhỏ theo yêu cầu cho trước.
20 5
20 5
80%
20%
80%
20%
c
- Sè tiết dành cho việc viết đoạn văn rất Ýt. Do đó, chủ yếu chúng tôi cho học sinh luyện tập ở nhà.
- Luyện viết đoạn văn trên líp và sửa lỗi.
19 6
76%
24%
d - Tù ra đề để học sinh làm bài tập. 4 16%
- Học sinh làm bài tập theo sách bài tập Ngữ văn 6. 21 84%
e
- Học sinh không biết cách lập dàn ý.
- Ngôn ngữ nghèo nàn, yếu về cách diễn đạt, không phân biệt được lời của nhân vật và lời của tác giả.
- Không biết sử dụng linh hoạt ngôi kể và thứ tự kể trong một bài.
- Viết văn không cảm xúc.
25 15 10 25
100%
60%
40%
100%
Căn cứ vào những gì chúng tôi phỏng vấn và dự giê của giáo viên líp 6 Trung học cơ sở ở những trường hợp khác nhau chúng tôi có những nhận xét như sau:
1. Hầu hết các giáo viên đều nắm được đặc điểm của phương pháp dạy học tích hợp. Quá trình lờn lớp đó áp dụng phương pháp dạy học này một cách triệt để nhưng áp dụng quá cứng nhắc, giáo viên chỉ lấy những ví dụ trong sách Ngữ văn (phần đọc - hiểu) trong khi đó có nhiều bài cần lấy thêm ví dụ ở ngoài để cho giê học thêm sinh động. Ví dụ khi dạy bài “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự” giáo viên chỉ dùa vào văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” để khai thác. Điều đó giúp học sinh hiểu kỹ một văn bản, nhưng cần phải lấy ví dụ ở những văn bản khác để học sinh có cái nhìn khái quát hơn.
2. Cỏc giỏo viờn một mặt đảm bảo được tớnh tớch hợp giữa ba phừn mụn, nhưng mặt khỏc vẫn đảm bảo được tớnh đặc thự riờng biệt cho từng phừn mụn.
Vớ dụ khi dạy văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” thỡ cả ba phừn mụn đều lấy ngữ liệu ở văn bản đó, dạy Văn học phải hướng về Tiếng Việt và Tập làm văn. Dạy Tập làm văn và Tiếng Việt phải hướng về Văn học. Nhưng ba phừn mụn này lại khai thác ở ba góc độ khác nhau. Phần văn học khai thác ý nghĩa của truyện, nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở vùng châu thổ Bắc Bộ thời vua Hùng dựng nước và khát vọng giải phóng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên nhiên. Phần Tiếng Việt khai thác phần danh từ. Tập làm văn khai thác phần: sù việc và nhân vật trong văn tự sự.
Trong phần Tập làm văn giáo viên chỉ cho học sinh thấy sự việc và nhân vật có vai trò quan trọng. Một truyện có nhiều sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia. Và nhân vật là người làm ra sự việc vì vậy sự việc và nhân vật có quan hệ chặt chẽ với nhau, truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” có nhiều sự việc: vua Hùng có người con gái đẹp, nảy sinh ý định kén chồng, có người tài giỏi đến cầu hôn, Sơn Tinh lấy được vợ, Thuỷ Tinh khụng lấy được vợ oỏn nặng thự sừu, Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng thua.
3. Với tiết dạy thực hành, giáo viên đều cho học sinh thực hành vào sách bài tập Ngữ văn 6, cũn cỏc hình thức khỏc thỡ Ýt được sử dụng, đặc biệt là hình thức thực hành theo tiến trỡnh “xừy dựng cỏc kỹ năng làm văn”. Điều đú cú nghĩa là giúp cho học sinh củng cố được kiến thức vừa học nhưng kiểu thực hành đú khụng tạo cho người học một tầm khái quát rộng lớn.
Với câu hỏi: khi dạy Tập làm văn “kiểu văn bản tự sự” theo phương pháp tích hợp, thầy cô thấy những khó khăn và thuận lợi gì?
Một số giáo viên trả lời như sau:
Ý kiến 1: Giáo viên Nguyễn Thị Thinh trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, Thành phố Thanh Hoá.
- Thuận lợi: Giúp học sinh hiểu kỹ hơn, sâu sắc hơn về một văn bản nào đó ở các khía cạnh khác nhau.
- Khó khăn: Khi lấy ví dụ trên cùng một văn bản thỡ giờ học gò bó, dẫn chứng không sinh động.
Ý kiến 2: Giáo viên Lương Thị Lan trường Trung học cơ sở Quảng Phú, Quảng Xương, Thanh Hoá.
- Thuận lợi: Sỏch nờu rất nhiều bài tập và câu hỏi. Mỗi tiết Tập làm văn có nhiều đề bài khác nhau, nhưng không bắt buộc giáo viên phải thực hiện hết mà có thể sử dụng các bài tập khác nhau cho từng đối tượng học sinh.
- Khú khăn: Phải dạy cho học sinh thắy được tớnh đồng quy giữa ba phừn mụn, thấy được sự liờn hệ bổ xung của ba phừn mụn với nhau.
Ý kiến 3: Tập thể giáo viên trường Trung học cơ sở Quảng Đông, Quảng Xương, Thanh Hoá.
- Thuận lợi: Khi lờn lớp giáo viên chỉ gợi ý, chỉ dẫn cho học sinh, học sinh hoạt động là nhiều, tạo ra tính tích cực sáng tạo cho học sinh.
- Khó khăn: Giáo viên dạy chưa xây dựng được hình thức thi trắc nghiệm nhưng khi kiểm tra học kỳ lại thi trắc nghiệm, vì vậy kết quả đạt được còn thấp.
Ý kiến 4: Giáo viên Nguyễn Thị Sơn trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, Quảng Xương, Thanh Hoá.
- Thuận lợi: Dạy học kiểu văn bản tự sự giúp người dạy và người học không bị trùng lập các khái niệm tường thuật, trần thuật, kể chuyện như trước kia dạy ba thể loại riêng biệt.
- Khó khăn: Chúng tôi chưa có nhiều tài liệu để tham khảo và Ýt giê mẫu để rút kinh nghiệm.