Đề xuất hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự, để chúng tôi thể hiện quan điểm dạy học Tiếng Việt gắn lý thuyết với thực hành.
Sau khi đã hình thành dạy học thực nghiệm và đỗi chứng chúng tôi đã đưa các phiếu yêu cầu cho giáo viên và học sinh. Chúng tôi cũng căn cứ một phần vào việc thực hiện phiếu học tập của học sinh, đồng thời căn cứ vào số lượng học sinh xung phong phát biểu, chất lượng câu trả lời, mức độ tập trung tư duy của học sinh trước các tình huống có vấn đề để đối chiếu với líp đối chứng, từ đó tìm ra kết quả đo nghiệm.
Số líp thực nghiệm: 3 líp.
Số líp đối chứng: 3 líp.
Tổng số bài thực nghiệm: 117 bài.
Tổng số bài đối chứng: 122 bài.
Kết quả bài làm của học sinh ở hai líp thực nghiệm và đối chứng được chúng tôi ghi lại trên sơ đồ sau:
BẢNG TỔNG KẾT KẾT QUẢ KHẢO SÁT BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
Tên trường
Líp thực nghiệm Líp đối chứng Đạt yêu cầu Không đạt
yêu cầu
Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu TrườngTHCS
Quảng Phú
Số lượng 105 48 68 89
% 69 31 44 56
TrườngTHCS Quảng Đông
Số lượng 109 55 61 100
% 67 33 38 62
TrườngTHCS Lý Tự Trọng
Số lượng 113 43 82 77
% 73 27 52 48
Nhìn vào bảng thống kê so sánh ta thấy rằng, kết quả ở líp thực nghiệm cao hơn so với líp đối chứng. Hai trường Trung học cơ sở Quảng Phú và Trung học cơ sở Quảng Đông có tỷ lệ thấp hơn so với trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng. Đây là nguyên nhân khách quan vì trường Quảng Phú và Quảng Đông là hai trường vùng nông thôn, nên năng lực học sinh không bằng trường Lý Tự Trọng ở thành phố. Sự chênh lệch này cần có thời gian và điều kiện mới có thể khắc phục được.
Những kết quả thu được qua thực nghiệm cho thấy việc đưa các bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn vào dạy lồng ghép trong cỏc giờ học là một trong những phương pháp dạy học hợp lí, có hiệu quả và phần nào kiểm chứng được tính khả thi của đề tài.
3.5. Kết luận chung về thực nghiệm
Trước và trong khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi khụng kỡ vọng vào một kết quả cao mà chỉ mong kết quả phản ánh trung thực thực trạng dạy - học Tập làm văn nói riêng và dạy Ngữ văn trong nhà trường Trung học cơ sở nói chung, qua đó có căn cứ đề xuất hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh líp 6.
Theo chúng tôi, về tổng thể, kết quả thực nghiệm đạt yêu cầu và chất lượng. Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc thể hiện ý tưởng của đề tài. Học sinh nghiêm túc, tích cực thực hiện hoạt động học thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm được đánh giá một cách khoa học, nghiêm túc qua phiếu kiểm tra thực nghiệm. Nhìn vào bảng tổng kết bài làm của học sinh được tiến hành ở hai lớp, lớp đối chứng và líp thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng: Cách dạy ở líp thực nghiệm, áp dụng hệ thống bài tập đưa vào các tiết dạy để rèn luyện các kỹ năng dựng đoạn văn cho học sinh, kết quả bài làm kiểm tra cao;
Kết quả này chứng tỏ hệ thống bài tập mà chúng tôi đề xuất có tính khả thi,
phù hợp với thực tế dạy học Ngữ văn ở Trung học cơ sở nói chung, ở líp 6 nói riêng.
Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp, tích hợp trong đó học sinh là chủ thể của quỏ trỡnh dạy học phừn mụn Tập làm văn cũng chỳ trọng đến phương phỏp luyện tập bằng hệ thống bài tập. Sỏch giỏo viờn Ngữ văn 6 chỉ rừ:
Điểm mới và khó của Tập làm văn theo hướng dạy tích hợp là chú trọng cả lý thuyết và thực hành, nhưng nặng hơn về thực hành. Để thực hành tốt, xây dựng được các kỹ năng làm văn cho học sinh thì phải xuất phát từ hệ thống bài tập.
Các bài tập phải được sắp xếp theo mụt qui trình chặt chẽ, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy khi dạy văn bản tự sự giáo viên phải phân loại đối tượng, ra thờm cỏc bài tập phù hợp cho từng đối tượng để gây hứng thó học tập với học sinh.
Phần kết luận
Văn tự sự có vai trò quan trọng trong chương trình Tập làm văn 6 nói riêng và cấp Trung học cơ sở nói chung. Dạy văn tự sự thực chất là dạy cho học sinh kể chuyện, dạy học sinh biết giới thiệu thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự việc, sao cho người đọc hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện.
Dạy kiểu văn tự sự như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp, đang là vấn đề được quan tâm và nghiên cứu. Muốn dạy được một giê đảm bảo phương pháp dạy học mới, theo
chúng tôi, trước hết giáo viên phải tuân theo những yêu cầu về nội dung và yêu cầu về phương pháp như sau:
Về nội dung, khi dạy kiểu văn bản tự sự, giáo viên cần tập trung vào việc hình thành các kỹ năng cơ bản của văn kể chuyện như: xây dựng nhân vật, xây dựng sự việc (tình tiết); xây dựng dàn bài, lùa chọn ngôn ngữ cho bài văn kể chuyện.
Về phương pháp, giáo viên cụ thể phương pháp ở hai mặt: Phương pháp dạy học lý thuyết và phương pháp rèn luyện kỹ năng thực hành văn bản tự sự.
Lý thuyết tự sự được truyền đạt và tiếp nhận tốt nhất qua việc rèn luyện kỹ năng. Đồng thời việc rèn luyện kỹ năng viết văn bản tự sự sẽ soi sáng và củng cố lý thuyết tự sự. Muốn việc thực hành văn tự sự đạt hiệu quả, giáo viên phải chú ý đến cách ra đề, cách chấm và trả bài hợp lý. Mặt khác, phải áp dụng linh hoạt phương pháp dạy học tích hợp, phải đưa bài tập thực hành vào một hệ thống, đặc biệt là hệ thống bài tập hình thành kỹ năng để học sinh nhận biết và nắm bắt.
Trên cơ sở khảo sát bài làm của học sinh, dự giê, và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy việc dạy học văn bản tự sự còn một số hạn chế.
Điều này phản ánh trong bài làm của học sinh: Học sinh chưa biết cách xây dựng truyện; đặc biệt các kỹ năng phân tích đề, xác định yêu cầu đề, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn. Nhiều bài viết không có chất văn chương- bài viết không có cảm xúc, chưa có những rung động của lũng mỡnh trước một số phận, một sự việc nào đó. Đây là một thực trạng của việc học tập môn Ngữ văn trong nhà trường và cần có những giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng dạy- học.
Sách Ngữ văn 6 lần này chú trọng cả lý thuyết và thực hành, nhưng nghiêng về thực hành là chính. Trong những giê dạy lý thuyết giáo viên cố gắng hạn chế tối đa không sử dụng phương pháp thuyết trình mà chỉ sử dụng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề. Trong tiết dạy thực hành, giáo viên cho học
sinh làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Nhưng giáo viên không cần hướng dẫn hết theo trình tự từ bài đầu đến bài cuối mà cần có sự phân loại hệ thống bài tập cho phù hợp với từng đối tượng học sinh: trung bình, khá giỏi.
Mặt khác, giáo viên cần ra thêm hệ thống bài tập để học sinh tự làm ở líp, ở nhà. Hệ thống bài tập ra thêm cần hướng vào “đớch” của việc dạy học Tập làm văn: rèn luyện các kỹ năng làm văn.
Trong các kỹ năng làm văn, rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự là một mắt xích quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy Làm văn cũng như năng lực viết đoạn và làm văn của học sinh cấp Trung học cơ sở.
Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự cần phải được tiến hành qua các giai đoạn và thao tác cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau, thông qua giê dạy lý thuyết về văn bản tự sự, đặc biệt thông qua hệ thống bài tập: Bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài; bài tập rèn luyện kỹ năng viết các đoạn trong phần thân bài; bài tập viết đoạn kết bài; bài tập liên kết các đoạn văn tự sù.
Toàn bộ hệ thống bài tập sẽ được triển khai trong các giáo án thực nghiệm. Sau khi tiến hành thực nghiệm với cách dạy này tại một số trường Trung học cơ sở chúng tôi đã cho học sinh làm các bài tập khảo sát. Kết quả cho thấy bài làm của học sinh đã thực sự khá và vượt hẳn lên.
Trước tình hình thực tế về giảng dạy làm văn theo tinh thần đổi mới, theo phương pháp tích hợp, cũng như khả năng dựng đoạn, viết đoạn văn tự sự của học sinh líp 6 –Trung học cơ sở hiện nay, với luận văn này chúng tôi mong muốn sẽ gúp thờm một định hướng mới, phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực làm văn của học sinh.
Tuy nhiên, vì thời gian và điều kiện, chúng tôi thấy rằng đề tài này chưa thực nghiệm được rộng, đang cũn bú hẹp ở một vài trường Trung học cơ sở.
Bài khảo sát của học sinh cần phải được tiến hành ở nhiều vùng, đặc biệt là vùng miền núi. Vì vậy đề tài chỉ mới là thể nghiệm bước đầu. Chúng tôi mong
muốn sẽ được phát triển đề tài ở một bước cao hơn và ở một phạm vi rộng hơn trong thời gian tới.
Đề tài này không thể tránh khỏi những hạn chế, chúng tôi mong muốn nhận được sự góp ý, bổ sung của các nhà phương pháp, các nhà sư phạm, để đề tài hoàn thiện hơn nữa.
PHỤ LỤC 1
Phiếu sè 1
Phiếu khảo sát tình hình viết đoạn văn tự sự ở líp 6 (Dùng sử dụng trước khi tiến hành dạy thực nghiệm)
Họ và tên học sinh:………..
Lớp:………..Trường………
Năm học: ………
Câu 1: (5 điểm) Viết đoạn mở bài cho một bài văn kể chuyện Thỏnh Giúng bằng cách nêu chủ đề về lòng yêu nước chống ngoại xâm.
Câu 2: (5 điểm) Viết đoạn văn kể lại việc làm của Thuỷ Tinh sau trận quyết chiến với Sơn Tinh.
Phiếu sè 2
Phiếu khảo sát tình hình viết đoạn văn tự sự ở líp 6 (Dùng sử dụng khi tiến hành dạy thực nghiệm) Họ và tên học sinh:………..
Lớp:………..Trường………
Năm học: ………
Câu 1: (2 điểm) Cho các đoạn văn sau đây:
a. “Một hụm cú hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bão, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi giú, giú đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh…”
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
b. “Xứ Thanh Hoa có một ngôi đề thiêng kỳ lạ. Người quanh vùng tôn sùng thờ phụng, thường đem vàng, bạc, đồ quý đến cóng. Hễ ai đến lấy trộm vật gì, liền bị giữ lại, muốn đi không được, cuối cùng thế nào cũng bị ông từ phát hiện. Nếu kẻ nào lấy được đồ vật mang đi, thì thần ở đền thờ sẽ phụ vào mồm người làng, kể rừ tờn tuổi kẻ lấy trộm và nơi tàng trữ vật bị mất. Rỳt cục, kẻ trộm đó bị bắt. Dân quanh vùng kính sợ và tránh xa thần”
(Ngôi đền thiêng ở Thanh Hoa) Câu hỏi: Các đoạn văn trên, đoạn nào thuộc loại đoạn văn tự sự kể việc?
đoạn nào thuộc loại đoạn văn kể nhân vật?
Câu 2: (4 điểm) Viết đoạn mở bài bằng cách nêu tình huống cho bài kể lại truyện Thỏnh Giúng.
Câu 3: (4 điểm) Viết đoạn kết bài cho bài viết kể chuyện dòng sông tâm sự với bãi bờ.
PHỤ LỤC 2
Chúng tôi xin trích dẫn một số bài làm của học sinh sau khi tiến hành thực nghiệm:
Ngoài những lỗi về chính tả, câu, chúng tôi tập trung vào nhận xét đánh giá cách viết, trên cơ sở đối chiếu với đặc điểm, yêu cầu các kiểu đoạn văn.
Phần mở bài
1. Mở bài bằng cách nêu tình huống
Bài tập1: Viết đoạn mở bài bằng cách nêu tình huống cho bài viết kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Thực tế bài làm của học sinh đó cú những hiện tượng phổ biến xảy ra:
Bài a. Ngày xưa vào đời Hùng vương thứ mười tám, nhà vua có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Vua cha yêu thương con hết mực nên muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.
Bài b. Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, người ta vẫn kể lại rằng vào đời Hùng vương thứ mười tám, nhà vua có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng đẹp như hoa tính nết thật dịu hiền.Tiếng đồn lan khắp cả vùng Phong Châu. Năm Êy, nàng đã đến tuổi lấy chồng. Tuổi nàng có lẽ quá trăng tròn, chưa đầy đôi mươi. Vua cha vì thương yêu con gái, muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng. Thế là cuộc kén rể đã diễn ra.
Nhận xét:
Mở bài (a), đây là cách mở bài ngắn gọn, bám vào nội dung mở bài của văn bản sách giáo khoa, nhưng thiếu phần sáng tạo, tuy có thay đổi một số từ ngữ.
Mở bài (b), cách mở bài này tuy có dài, có đầy đủ nội dung như văn bản sách giáo khoa. Đây là cách mở bài sáng tạo, không lệ thuộc.
- Bài tập 2: Viết đoạn mở bài bằng cách nêu tình huống cho bài kể lại truyện Thỏnh Giúng.
Bài a. Ngày xưa, vào đời Hùng vương thứ mười sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão nghèo, chăm chỉ phóc đức nhưng không có con. Một hôm bà lão ra đồng đặt bàn chân mình vào một vết bàn chân to ướm thử.
Không ngờ về nhà bà thụ thai rồi mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé khôi ngô. Ngày tháng trôi đi chậm chạp, đứa bé đã ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu, nằm đấy.
Bài b. Tục truyền vào đời Hùng vương thứ mười sáu, giặc Ân xâm phạm bờ cừi nước ta. Quõn giặc rất mạnh. Thế nước rất nguy, nhiều người hoảng sợ.
Nhà vua bèn vội sai sứ giả đi khắp nước tìm người tài giỏi đánh giặc.
(Thân bài: Bất ngờ ở làng Giúng cú một cậu bé vốn sinh ra đó khỏc lạ…)
Nhận xét:
Mở bài (a): Tuy đã có thay đổi một số từ ngữ thế nhưng mở bài đã không đáp ứng yêu cầu nêu tình huống, nghiêng về mở bài giới thiệu lai lịch.
Mở bài (b): Học sinh đã biết nêu tình huống, tỏ ra biết vận dụng lý thuyết, có sáng tạo. Nội dung ngắn gọn. Nó phù hợp với cách mở bài của Tập làm văn.
2. Mở bài bằng cách nêu chủ đề
Bài tập 1: Viết đoạn mở bài bằng cách nêu chủ đề cho bài viết kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên.
Bài a. Thời bộ thơ, em chưa bao giờ tự đặt cõu hỏi về nguồn gốc dừn tộc.
Thế rồi tiết học Ngữ văn đầu tiên khi được lờn lớp 6, em mới hiểu ra rằng: Cỏc dừn tộc Việt Nam trờn đất nước này, từ miền ngược đến miền xuụi đều cú chung nguồn gốc từ chiếc bọc trứng của mẹ Âu Cơ.
Bài b. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu ca dao xưa như còn vang mãi trong lời ru của mẹ, nhắc chúng ta về tình thương yêu. Bởi vì chúng ta đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân. Truyện Con Rồng cháu Tiên đã kể và nhắc nhở chúng ta điều đó.
Nhận xét:
Cả hai cỏch mở bài đều nờu lờn chủ đề thương yờu, đoàn kết dừn tộc ở những khía cạnh khác nhau. Cách mở bài này học sinh Ýt sai lạc hơn.
Phần kết bài
Bài tập1: Viết đoạn kết bài cho bài viết kể lại truyện Em bé thông minh.
Thực tế bài làm đã xảy ra:
Bài a. Làm theo lời hỏt của em bộ, quả nhiờn con kiến càng đú xừu được sợi chỉ qua ruột con ốc. Sứ giả của nước láng giềng khâm phục. Mọi người mừng rỡ. Viên quan sung sướng về tâu ngay với nhà vua. Nhà vua liền phong cho em bé làm trạng nguyên và sai xây cho em mét dinh thự ở cạnh hoàng cung để tiện việc hỏi han.
Bài b. Liền đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Nhà vua lại sai xây một dinh thự lộng lẫy bên cạnh hoàng cung cho em ở để vua tiện việc hỏi han.
Nhận xét: Cả hai kết bài đều không có xen lời phát biểu của học sinh.
Kết bài (a): kết bài đã sắp xếp lại cách diễn đạt nhưng vẫn nói được đầy đủ nội dung như văn bản.
Kết bài (b): kết bài không đầy đủ vì chưa thể hiện được đầy đủ nội dung của phần mở nót.
Bài tập 2: Viết đoạn kết bài cho bài viết kể chuyện dòng sông tâm sự với bãi bờ.
Thực tế bài làm đã xẩy ra:
Bài a. Dòng sông và bãi bờ là hai người bạn láng giềng thân thiết, gắn bó. Lời tâm sự đang sôi nổi, ngọt ngào thì bỗng gió nổi lên, cơn mưa chợt đến.
Gió, mưa đã cắt quãng lời tâm sự.
Bài b. Hai người bạn, dòng sông và bãi bờ vẫn còn đang trò chuyện với nhau. Kẻ nói, người nghe. Từ phía trong làng có tiếng mẹ gọi tụi. Tụi đành phải trở về. Có lẽ ngày mai, tôi lại ra bến sông này để nghe lời trò chuyện của họ đang còn dang dở.
Nhận xét:
Kết bài (a), đã đáp ứng yêu cầu của phần mở nót.
Kết bài (b), người viết đã xen vào lời trực tiếp phát biểu ý kiến của mình mà không biết. Như vậy là chưa đạt yêu cầu.
Phần thân bài
1. Viết đoạn văn kể một sự việc
Bài tập: Kể lại sự việc Sọ Dừa giục mẹ đến hỏi con gái nhà phú ông để làm vợ.