Khảo sát kỹ năng viết đoạn văn tự sự của học sinh

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự trong quá trình dạy văn bản tự sự cho học sinh lớp 6 - trung học sơ sở (Trang 38 - 44)

5.3. Phương pháp thực nghiệm

1.3.3. Khảo sát kỹ năng viết đoạn văn tự sự của học sinh

1.3.3.1. Để cú thể hỡnh dung rừ hơn lỗi đoạn văn tự sự trong cỏc bài làm của học sinh, chúng tôi lập bảng khảo sát như sau:

BẢNG KHẢO SÁT KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

Stt Tên trường Số bài Tổng số đoạn văn

Số đoạn mắc lỗi Ghi chó

1 Trường THCS Lý Tự Trọng

78 236 146 (61%) Thành phè

2 TrườngTHCS Quảng Phú

82 252 178 (70%) Nông thôn

3 TrườngTHCS Quảng Đông

80 242 172 (71%) Nông thôn

Tìm hiểu thực tế về cách viết đoạn văn tù sự của học sinh líp 6, ở ba trường Trung học cơ sở trên chúng tôi có một số nhận xét như sau:

a) Ưu điểm

Các học sinh ở thành phố có khả năng viết đoạn tốt hơn so với học sinh vùng nông thôn, các em khá, giỏi môn Ngữ văn đã biết viết đoạn văn theo các yêu cầu dựng đoạn. Chúng tôi có thể trích dẫn một số đoạn văn của học sinh khá, giỏi để minh hoạ:

Đề bài 1: Viết đoạn mở bài bằng cách nêu sự việc cho bài viết kể lại truyện “Mẹ hiền dạy con”

Bài làm: Người ta vẫn kể lại rằng: Ngày xưa mẹ thầy Mạnh Tử đã phải nhiều lần thay đổi chỗ ở. Nhưng khèn nỗi, bà đến ở chưa được bao lâu lại phải thay đổi chỗ ở. Qua nhiều lần vất vả, cuối cùng bà đã tìm được chỗ ở ổn định cho con mình.

Nhận xét: Số học sinh làm như thế và tương tự không nhiều. Đây là cách mở bài sáng tạo. Nó đáp ứng được yêu cầu mở bài bằng cách nêu sự việc.

Đề bài 2: Viết đoạn mở bài bằng cách nêu sự việc cho bài kể chuyện Treo biển.

Bài làm: Ngày xưa, chưa lâu lắm, trước một cửa hàng bỏn cỏ cú treo một chiếc biển to. Biển treo lên, rồi lại được chủ hạ xuống mấy lần, chẳng hiểu rồi số phận của chiếc biển Êy sẽ ra sao?

Nhận xét: Cách mở bài này tuy có hơi dài dòng, nhưng Ýt nhiều đã không lệ thuộc vào văn bản. Nó phù hợp với cách mở bài của Tập làm văn.

Đề bài 3: Hãy viết đoạn kết bài cho bài viết kể lại truyện Mẹ hiền dạy con.

Bài làm: Từ hôm mẹ thầy Mạnh Tử cầm dao cắt đứt tấm vải, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Về sau thầy trở thành một bậc đại hiền, được nhiều người biết đến. Điều đó đã nói lên công lao quớ bỏu đối với thầy từ tuổi thiếu niên.

Nhận xét: Học sinh đã bám sát nội dung kết bài trong văn bản và thay đổi Ýt nhiều trong cách diễn đạt.

Đề bài 4: Viết đoạn văn kể về đặc điểm tính cách cụ tổ bên ngoại của Trừng. (Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng)

Bài làm: Cụ tổ bên ngoại của Trừng thật xứng đáng với câu nói “Lương y như từ mẫu”. Ngài thường đem hết của cải trong nhà mua các loại thuốc tốt và dự trữ thóc gạo. Khi gặp những người bệnh nghèo khổ, ngài cho ở trong nhà mình, nuôi dưỡng, chữa trị. Ngài không né tránh những người bệnh máu mê dầm dề, không phân biệt sang hèn. Những người nghèo khó mà bệnh nặng thì ngài lo chữa trước để cứu người. Vì thế mà ngài được nhiều người trọng vọng.

Nhận xét: Bài làm đã phần nào lột tả được tính cách nhân vật, cách kể có sáng tạo.

b) Nhược điểm

Nhìn đại trà thì bài làm của các em vẫn còn mắc nhiều lỗi về đoạn: bài làm của các em chưa có ý thức được nhiều về tổ chức đoạn văn, các bài làm thường viết tràn lan, nội dung không mạch lạc. Học sinh học lực yếu, bài viết không phân biệt được mở bài, thân bài, kết bài mà chỉ viết một mạch cho đến hết.

Chúng tôi xin trích dẫn một số đoạn văn mắc những lỗi cơ bản trong kỹ năng dựng đoạn:

Bài làm (đề1): Thuở nhỏ, nhà thầy Mạnh Tử ở gần nghĩa địa. Hàng ngày thường thấy người ta đào, chôn, lăn, khóc, về nhà thầy cũng bắt trước làm như vậy. Thấy thế, bà mẹ nghĩ “chỗ này không phải chỗ ở của con ta; rồi bà dọn nhà đến ở gần chợ”.

Nhận xét: Tuy bám sát vào văn bản, nội dung không có gì sai. Thế nhưng văn bản gần với kiểu sáng tác, người kể đã đi ngay vào sự việc của cốt truyện.

Bài làm của học sinh trong nhà trường đòi hỏi tính qui phạm, yêu cầu phải cú mở bài, kết bài rừ ràng.

Bài làm (đề 2): Ai đi qua một cửa hàng bỏn cỏ ở một phố nọ đều thấy chiếc bảng to đề mấy chữ: “Ở đây có bán cá tươi”.

Nhận xét: Cách mở bài này chưa có tính sáng tạo gần với cách mở bài trong văn bản, tuy nêu sự việc thế nhưng qỳa đột ngột. Người kể truyện cười để giải trí đã không dẫn dắt người đọc.

Bài làm (đề 3): Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập chăm chỉ, chuyên cần.

về sau thầy đã thành một bậc địa hiền tiếng tăm lừng lẫy. Thầy đó cú quyết định sáng suốt để đi cứu người bệnh nặng. Người thầy thuốc đã lấy tấm lòng chân thành của mình để thuyết phục nhà vua. Đó là thắng lợi vẻ vang của y đức. Qua truyện kể này em càng thấm thía công lao giáo dục của cha mẹ và thầy cô.

Nhận xét: Học sinh chưa phân biệt được ý trong phần thân bài và ý kết bài. Bài làm đã mở rộng các từ ngữ, ý như: công lao, thầy cô làm cho lời văn hơi sáo. Tuy về tư tưởng không sai.

Bài làm (đề 4): Cụ tổ bên ngoại của Trừng, có nghề y gia truyền. Ngài đem hết của cải trong nhà ra mua thuốc tốt. Người nào bị bệnh tật mà nghèo khổ ngài cho ở nhà mình và chữa trị thuốc thang, ngài không bao giê né tránh ai. Cứ như vậy người này đến người khác đi, trên giường không lúc nào vắng người bệnh.

Nhận xét: Phần đầu là giới thiệu lai lịch (mở bài), lệ thuộc sách giáo khoa mà lại thiếu ý.

Đề bài 5: Em hãy viết lời giới thiệu, thuyết minh về nhân vật Sọ Dừa.

Bài làm: Một hôm, trời nắng to bà vợ đi vào rừng hái củi vì khát nước nờn đó lấy nước ở một cái sọ dừa bên gốc cây để uống. Về nhà bà có mang, sau sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như quả dừa. Bà định toan vứt đi nhưng nghe đứa con nói: mẹ ơi con là người đấy, nghĩ thương con bà để nuôi.

Lớn lên Sọ Dừa vẫn cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì.

Nhận xét: Lúng túng trong cách giới thiệu, thuyết minh về nhân vật, lệ thuộc sách giáo khoa mà lại không giới thiệu, thuyết minh một số ý cần phải có.

Từ đó, chúng ta có thể khẳng định một số lỗi cơ bản của học sinh khi viết đoạn văn tự sự:

Trước hết, học sinh không phân biệt được khái niệm đoạn văn và bài văn.

Trong bài kiểm tra, có nhiều học sinh viết thành hai, ba đoạn văn. Điều đó chính là do những nhận thức về đoạn văn chưa rừ ràng.

Hầu hết học sinh đều có khả năng viết được những đoạn văn giới thiệu về nhân vật. Những loại đoạn yêu cầu kể về các sự việc xảy ra với nhân vật, đặc biệt là loại đoạn có sử dụng đối thoại bài viết rất yếu. Sự việc, hành động, … học sinh triển khai hầu như không phù hợp với đặc trưng, tính cách của nhân vật.

Những đoạn có sử dụng đối thoại, học sinh chưa biết sử dụng ngôi kể hợp lí dẫn đến việc viết những đoạn đối thoại không ăn nhập với nhân vật.

Thực trạng này chủ yếu là do khi dạy, giáo viên chưa chỉ ra được sự khác nhau của những đoạn văn tự nhiên và những đoạn văn có sử dụng hội thoại. Quá trình thực hành của học sinh cũn quỏ Ýt.

Mặt khác, ngôn ngữ diễn đạt của học sinh trong quá trình viết đoạn văn tự sự cũng là vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm. Học sinh vẫn nhầm lẫn giữa

“văn núi” và “văn viết”. Cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả… còn khá nhiều trong bài làm. Ở đây còn có nhược điểm vì cảm xúc của người viết. Dù kể chuyện hay viết bất cứ mét kiểu văn bản nào thì vấn đề xúc cảm của học sinh vẫn là vấn đề quan trọng. Bài làm của của học sinh chúng tôi khảo sát thiếu hẳn

“chất văn”. Có thể vì điều đó mà bài viết trở nên khô khan, máy móc. Học sinh đã kể lại một cách máy móc như là thuộc văn bản chứ không phải là quá trình hiểu văn bản.

Điều này xuất phát từ thực tế: ngay từ líp 6, học sinh đã phải dựng đoạn văn, nhưng khái niệm đoạn văn và những vấn đề liên quan đến đoạn văn lờn cỏc lớp học trờn cỏc em mới được được tiếp thu một cách hoàn chỉnh. Do đó theo chúng tôi, đối với học sinh líp 6 chóng ta cần quan tâm lưu ý đến vấn đề rèn luyện kỹ năng dựng đoạn cho các em. Giáo viên phải luôn luôn kết hợp lí thuyết và thực hành, nhất là thực hành, đưa ra các dạng bài tập để rèn luyện cho các em

biết xây dựng một đoạn văn hoàn chỉnh chính xác. Có như vậy trong kiểu bài văn tự sự, cỏc em mới tổ chức được đoạn văn mạch lạc, đúng yêu cầu.

1.3.3.2. Nhận xét tổng hợp

Qua thực tế khảo sát thực trạng phương pháp dạy học kiểu văn bản tự sù - đoạn văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 6. Chúng tôi thấy xung quanh vấn đề dạy học kiểu văn bản này có nhiều vấn đề cần quan tâm.

Giáo viên ở các trường Trung học cơ sở đã nắm được nội dung của quan điểm dạy học tích hợp. Nhưng vận dụng một cách cứng nhắc, chưa có sự linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Vì vậy có nhiều giáo viên quan niệm rằng: dạy học theo phương pháp tích hợp, người dạy sẽ nhàn hơn, bởi thời gian dạy lý thuyết thì Ýt, còn những giê thực hành thì để học sinh tự làm trong sách bài tập, hoặc những bài tập trong sách giáo khoa Ngữ văn 6. Mặt khác trong giê dạy về lý thuyết cũng như vậy, nếu trước kia lấy ví dụ ở nhiều đoạn văn thuộc nhiều văn bản khác nhau, thì nay chỉ dựa trờn một văn bản để lấy ví dụ, phân tích ví dụ để hình thành khái niệm lý thuyết.

Trong cỏc giờ dạy thực hành, giáo viên ở các trường Trung học cơ sở cho học sinh thực hành chủ yếu dưới hai hình thức. Thực hành vào sách bài tập Ngữ văn 6 và thực hành bằng cách trả lời hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn. Đõy là hỡnh thức thực hành phổ biến nhất, giỳp học sinh dễ theo dừi và quan sát.

Một sè Ýt giáo viên cho học sinh thực hành theo tiến trình – tức là giáo viên xây dựng một hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng làm văn, giúp học sinh làm bài tập thực hành theo một hệ thống thống nhất và có qui trình.

Bài làm của học sinh còn biểu hiện nhiều nhược điểm như: viết văn không có cảm xúc, chưa biết sử dụng linh hoạt cỏc ngụi kể và thứ tự kể, khả năng diễn đạt còn yếu. Chưa phân biệt được đâu là lời nhân vật, đâu là lời giới thiệu thuyết minh. Học sinh chưa xác định được mình viết cái gì, viết như thế nào. Dẫn đến tình trạng, đi lạc đề, xa đề, không đúng trọng tâm vấn đề. Kết quả bài làm của

học sinh còn thấp. Đặc biệt là các kỹ năng làm văn học sinh còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong các kỹ năng làm văn, kỹ năng dựng đoạn đóng vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với một bài làm văn, thì phần lớn học sinh chưa làm tốt.

Từ thực trạng này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự với mong muốn nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn cho học sinh líp 6 ở một khâu tương đối then chốt: Tập làm văn.

Chương II

rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn tự sự thông qua hệ thống bài tập 2.1. Bài tập và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự trong quá trình dạy văn bản tự sự cho học sinh lớp 6 - trung học sơ sở (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w