5.3. Phương pháp thực nghiệm
1.2.2. Một số kỹ năng làm văn cơ bản cần rèn luyện cho học sinh khi dạy học văn bản tự sự
1.2.2.1. Kỹ năng xây dựng nhân vật
Xây dựng nhân vật chính là quá trình tìm ý, chọn ý. Bởi tìm ý chọn ý trong văn kể chuyện không phải tìm ra lí lẽ, dẫn chứng như trong văn nghị luận mà phải tìm ra nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật và sự việc mà nhân vật đó làm. “Núi đến nhân vật là thường nói đến những con người được miêu tả, được thể hiện trong tác phẩm văn học, bằng những phương tiện văn học. Đó là nhân vật có tuổi hay không có tuổi. Đó là nhân vật trong thần thoại cổ tích. Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau” [31, 30].
Xây dựng nhân vật trong bài văn tự sự có vai trò quan trọng. Một mặt nó thể hiện được nội dung ý nghĩa câu chuyện, mặt khác tái hiện toàn bộ cuộc sống qua việc thể hiện tính cách, nội tâm, hành động của nhân vật. Trong một câu chuyện có cả nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Nhân vật sẽ quy định việc lùa chọn cốt truyện, bởi vì cốt truyện chính là hệ thống các biến cố của một tác phẩm. Mối quan hệ giữa nhân vật và cốt truyện sẽ làm nên câu chuyện.
Xây dựng nhân vật trong bài văn tự sự là phải tìm ra mối quan hệ đó. Mặt khác phải xây dựng được tính cách nhân vật, “lựa chọn nhân vật ra sao, tính nết thế nào, dùa vào ai có thật ngoài đời để đưa vào câu chuyện của mình là cả một vấn đề, vỡ chớnh qua nhân vật mà ta muốn nói lên được cái điều ta muốn nói với người nghe” [27, 31].
Xây dựng nhân vật là yếu tố cơ bản trong văn tự sù. Nhưng cần phải biết miờu tả thuyết minh cho nhõn vật thỡ người đọc mới hỡnh dung rừ nhõn vật, tớnh cách của nhân vật, ý nghĩa của câu chuyện.
1.2.2.2. Kỹ năng xây dựng sự việc cho bài văn tự sự
Sự việc và nhân vật có quan hệ mật thiết với nhau. Sự việc là cái xảy ra được nhận thức cú ranh giới rừ ràng phõn biệt với những cỏi xảy ra khỏc. Vớ dụ những nguyên nhân sâu sa của sự việc, xem xét sự việc một cách khách quan.
Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể do nhân vật cụ thể thể hiện, có nguyên nhân, diễn biến kết quả. Nó được trình bày theo một trình tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
Nhân vật là người thực hiện các sự việc, đồng thời là người được thể hiện, được nói tới trong văn bản tự sự. Sau khi định hướng được nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, giáo viên phải hướng tới cho học sinh được xây dựng nhân vật và cốt truyện. Xác định các sự việc tình tiết, phải liên kết chúng lại thành một thể thống nhất hoàn chỉnh, để bộc lé ý nghĩa tư tưởng của chuyện.
Một câu chuyện có thể có nhiều sự việc, các sự việc đó phải sắp xếp theo một trình tự nhất định, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, đi đến đỉnh điểm và đòi hỏi phải có cách giải quyết.
1.2.2.3. Kỹ năng viết lời kể, lời nhân vật, thay đổi ngôi kể cho bài văn tự sù
Lời kể chính là lời giới thiệu thuyết minh giúp người đọc hiểu về nhân vật và sự việc. Lời kể cũng là lời nhận định, bày tỏ thái độ. Do vậy lời giới thiệu thuyết minh phải rừ ràng để hiểu nhõn vật. Khõu giới thiệu thuyết minh là một khâu không thể thiếu, bởi nếu không giới thiệu thuyết minh thì người viết không biết nhân vật là ai, tình trạng thế nào, vì sao lại hành động như vậy. Mục đích giới thiệu thuyết minh là để người đọc, người nghe hiểu được câu chuyện.
Trong văn tự sự ngoài lời giới thiệu, thuyết minh còn có lời của nhân vật.
Lời nhân vật trong truyện được thể hiện qua các đối thoại, độc thoại nội tâm. Lời nhân vật giúp cho câu chuyện sinh động hấp dẫn. “Lời nhân vật phản ánh hiện thực ở ngoài nhân vật, bộc lộ chớnh nhân vật, thế giới nội tâm của nhân vật. Nó có chức năng như một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khỏc” [31].
Ngôi kể trong văn tự sự không chỉ đơn giản là cách xưng hô “tụi”, “nú”, mà thực chất chính là điểm nhìn, là vị trí giao tiếp mà người kể sử dông để kể chuyện.
Kể theo ngôi thứ nhất, vị trí của người kể cho phép kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm một cách công khai. Về “lý” tôi không thể kể những gì mà tôi không biết, không thấy. Do đó kể theo ngôi thứ nhất là một hạn chế trong tầm nhìn của một người. Nhưng bù lại do kể theo những điều mình biết mình thấy, nên lời kể thân mật, gần gũi, mang màu sắc cảm xúc cá nhân.
Ngôi thứ nhất có hai loại:
Ngôi thứ nhất của tác giả đứng ra kể chuyện về mình, hoặc chuyện mình biết (hồi ký, bót ký). Có ngôi thứ nhất của nhân vật hư cấu là ngôi thứ nhất ước lệ do người kể tưởng tượng ra.
Ngôi thứ ba không chỉ là “kể như người ta kể”, như lối kể của cổ tích và truyền thuyết vỡ nú hạn chế việc thể hiện vai trò chủ thể của ngôi kể. Do đó cách kể theo ngôi thứ ba là người kể tự dấu mỡnh, khụng xưng tôi nhưng kín đáo gọi nhân vật là “nú”, “chỳng nú”, gọi tên nhân vật theo nhận xét của mình và kể sao cho nhân vật sự việc diễn ra như tự nó kể. Cách kể này cho phép kể trực tiếp vào
vào mọi việc, mọi sự. Người kể có khả năng bao quát lớn từ kể việc, tả cảnh, đến ý nghĩ tâm trạng của nhân vật. Ngôi kể cần phải nhất quán để người đọc dễ cảm nhận và đánh giá.
1.2.2.4. Kỹ năng xây dựng dàn bài cho văn tự sự
Kỹ năng lập dàn bài có vai trò quan trọng trong quá trình làm văn. Lập dàn bài là cách sắp xếp nội dung chủ yếu của một bài viết theo một chiến lược giao tiếp nhất định. Đó là cách tổ chức các luận điểm của bài viết sao cho không chỉ bộc lé được nội dung cần trình bày, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người đọc, giỳp người đọc nhận biết bài viết của mỡnh một cỏch rừ ràng, tỏc động tới tư tưởng, tình cảm của họ theo ý mà mình mong muốn.
Một bài văn tự sự thông thường gồm có cấu tạo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
a. Mở bài:
Phần này có nhiệm vụ giới thiệu nhân vật, tình huống phát sinh câu chuyện, không gian thời gian của câu chuyện. Như vậy, phần này phải trả lời câu hỏi: câu chuyện xảy ra ở đâu? vào không gian nào? chuyện có mấy nhân vật chính? nhân vật chính là ai?.
b. Thân bài:
Phần này kể diễn biến của sự việc, hành động tính cách nhân vật.
c. Kết bài:
Kể về sự kết thúc của một câu chuyện. Phần này khép lại vấn đề được nêu, khẳng định chủ đề của truyện, nhưng có khi lại mở ra một mâu thuẫn mới, một vấn đề mới. “Núi chung mở đầu và kết thúc đều quan trọng, một bên là mời người đọc sống với câu chuyện mình kể, một bên là tiễn người đọc ra về. Nếu người đọc ra về mà không nhớ một chút gì, không suy nghĩ buồn vui với câu chuyện mỡnh kể thỡ húy coi chừng người viết đó thất bại rồi đấy”.[27]
Xây dựng được dàn bài cho bài văn tự sự, học sinh sẽ từ trên cơ sở đó viết thành bài văn hoàn chỉnh.
1.2.2.5. Kỹ năng viết đoạn văn tự sự
Khái niệm đoạn văn và những vấn đề liên quan đến đoạn văn cỏc lớp trờn học sinh mới tiếp thu một cách hoàn chỉnh và có hệ thống. Nhưng ngay từ líp 6, học sinh đã phải viết các đoạn văn tự sự, miêu tả… Vì vậy, trước khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tự sự, giáo viên cần cung cấp một số vấn đề liên quan đến khái niệm đoạn văn và những yêu cầu cụ thể khi viết đoạn văn:
Đoạn văn phải đảm bảo được sự thống nhất nội tại giữa cỏc cừu trong đoạn, mặt khác, đoạn văn đoạn văn phải thể hiện được những mối quan hệ giữa mình với các đoạn văn khác trong cùng văn bản.
Đoạn văn phải có sự thống nhất về chủ đề. Đoạn văn được coi là có sự thống nhất chủ đề khi mà trong suốt quá trình triển khai đoạn văn, tác giả chỉ tập trung viết về cùng một hiện thực (hoặc một vài hiện thực có liên quan chặt chẽ với nhau) và cùng hướng theo một chủ đích nhất định. Nói cách khác để đoạn văn có được sự thống nhất chủ đề, cỏc cừu trong đoạn văn chỉ nờn xoay quanh, chỉ nờn tập trung nói tới sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc một vấn đề duy nhất nhằm thực hiện tốt nhất hướng đích được đặt ra. Nếu như trong một đoạn văn, ta cần nói tới một đối tượng khác nữa thì tốt nhất là nờn tỏch đối tượng đó ra để trình bày trong một đoạn văn khác.
Đoạn văn phải chặt chẽ về lụgic. Để đạt được tính chặt chẽ về lụgic trong một đoạn văn khi viết ta cần phải chú ý: ý sau không đối lập, không phủ nhận ý trước, ý sau tiếp nối và phát triển ý trước, nhất quán với ý trước, các ý phải được trình bày theo đúng qui luật nhận thức của tư duy.
Đoạn văn phải phù hợp với phong cách chung của văn bản. Mỗi phong cách có sự lùa chọn khác nhau về cấu tạo đoạn văn, về việc sử dụng các phương tiện liên kết. Đặc biệt cần tạo cho học sinh kỹ năng xác định câu chủ đề trong đoạn văn và viết những đoạn văn cỳ cừu chủ đề.
Một đoạn văn bao giê cũng phải liên quan chặt chẽ với các đoạn văn khác trong bài văn, nghĩa là đoạn văn Êy phải chịu sự chi phối của phong cách văn bản.
Tập làm văn tự sự ở cấp độ rộng là lập dàn ý, viết các bài viết hoàn chỉnh.
Ở cấp độ hẹp hơn là viết đoạn văn có chủ đề, đoạn văn kể sự việc, giới thiệu nhân vật, viết đoạn mở bài, đoạn văn kết bài, viết đoạn văn thay đổi ngôi kể, đoạn văn có lời đối thoại…
Đoạn văn tự sự phải mang màu sắc của văn bản tự sự, tức là phải kể về người, về việc, về hành động của nhân vật. Khi dạy văn bản tự sự, giáo viên không chỉ dạy học sinh viết những đoạn văn tự nhiên mà điều quan trọng hơn là cần phải nhận diện các đoạn văn đối thoại và hướng dẫn học sinh viết cả những đoạn văn có lời đối thoại giữa các nhân vật. Bởi vì lời đối thoại của các nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong việc thể hiện và xây dựng tính cách nhân vật. Đó cũng là một cách để phát triển tư duy cho học sinh đa dạng và phong phú hơn.
Muốn viết được những đoạn văn tự sự, cần phải cung cấp cho học sinh những tri thức về văn bản tự sự, phân biệt được bước đầu sự khác nhau giữa văn bản tự sự và các thể loại văn khác. Nhưng điều quan trọng nhất trong Tiết dạy rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự chính là việc xây dựng hệ thống bài tập.
Trong sách Ngữ văn 6 (trang 60) có hai dạng bài tập: bài tập nhận diện – phân tích (bài1) và bài tập tạo lập (bài 4). Tuy nhiên, đây vẫn là những dạng bài tập rèn luyện viết những đoạn văn chưa có lời đối thoại giữa các nhân vật. Giáo viên cần tạo ra được những tình huống đối thoại với những nội dung cho trước để học sinh có thể tạo lập được những đoạn văn tự sự. Điều này sẽ giúp học sinh bước đầu hoỏ thừn vào nhõn vật, thể hiện tớnh cỏch nhõn vật và hiểu rừ hơn về đặc trưng của văn bản tự sự.
1.3. Thực trạng dạy và học đoạn văn tự sự ở trung học cơ sở 1.3.1. Khảo sát sách giáo khoa
Theo quan điểm dạy học tớch hợp, cỏc phừn mụn đọc – hiểu, Tiếng Việt, Tập làm văn được biờn soạn trong cuốn sỏch Ngữ văn. Hiện nay mỗi phừn mụn đều có ba đầu sách bắt buộc: một cho học sinh, một sách hướng dẫn giáo viên và một sách bài tập. Để bài tập trong luận văn này đáp ứng được việc đa dạng hoỏ cỏc loại hình bài tập rèn luyện, chúng tôi không thể không chú ý tới sách giáo khoa Ngữ văn 6 hiện đang được sử dụng để dạy – học trong nhà trường Trung học cơ sở.
Qua việc khảo sát sách giáo khoa Ngữ văn 6, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề cần được chú ý khi đề xuất hệ thống bài tập rèn luyện năng lực viết đoạn văn tự sự trong luận văn của mình:
Thứ nhất, các vấn đề có tính chất lý thuyết về đoạn văn chỉ được tập trung trình bày trong tiết dạy “Lời văn, đoạn văn tự sự”, cung cấp một cách sơ bộ khái niệm đoạn văn.
Thứ hai, các loại đoạn văn được đưa vào sách Ngữ văn 6 dùng để luyện dựng đoạn được sách sử dụng với hai loại đoạn văn tự sự tiêu biểu: Đoạn văn tự sự kể sự việc; đoạn văn tự sự giới thiệu nhân vật.
Thứ ba, mặc dù học sinh líp 6 – Trung học cơ sở đã phải viết các đoạn văn tù sự, miêu tả… nhưng việc luyện tập cho học sinh dựng đoạn lại chủ yếu tập trung trong cuốn sách bài tập Ngữ văn 6, giáo viên thường cho học sinh về nhà làm bài tập. Do đó, việc chỉ ra các lỗi về đoạn và chữa lỗi ở bài viết của học sinh thường Ýt được giáo viên chú trọng. Bởi vậy, theo chúng tôi nên đưa các loại bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn vào trong tiết dạy để giáo viên có thể trực tiếp sửa lỗi về đoạn cho học sinh ngay trờn lớp mà vẫn đảm bảo được chương trình, giúp học sinh viết tốt bài văn tự sự.