KHÔNG GIAN VÀ NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN 1 Không gian

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật kể chuyện trong phim rừng nauy của trần anh hùng và tiểu thuyết cùng tên của haruki murak (Trang 107 - 121)

D. Sau khi Naoko chết

KHÔNG GIAN VÀ NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN 1 Không gian

E. Danh sách diễn viên, đạo diễn ở cuối phim.

KHÔNG GIAN VÀ NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN 1 Không gian

1. Không gian

Không gian là một thành tố quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học”.

Tuy nhiên trong mỗi lĩnh vực nghệ thuật không gian được thể hiện bằng những phương thức khác nhau. Nếu không gian trong văn học được hiện lên từ hệ thống câu chữ thì không gian trong điện ảnh được tái tạo bằng sự di chuyển của máy quay, kết cấu của khuôn hình. Nói chung, không gian chính là nơi mà hành động của nhân vật diễn ra, nơi diễn ra những thay đổi xung đột, biến cố, phát triển tình huống truyện,… Mỗi không gian được xây dựng lên để thể hiện cho một ý đồ nghệ thuật nào đó và được nghiên cứu như một không gian tự sự.

“Điện ảnh là nghệ thuật của không gian” và phim Rừng Nauy của đạo diễn Trần Anh Hùng đã vận dụng thành công những ứng dụng của không gian. Không gian của bộ phim là những khuôn hình trau chuốt ở từng đường nét và

tinh tế ở cách dàn cảnh, sử dụng ánh sáng, góc máy và mang tính chất tự sự trong việc thể hiện câu chuyện trên màn ảnh. Có thể nói, đặc trưng trong ngôn ngữ điện ảnh của Trần Anh Hùng là khả năng dùng hình ảnh để lột tả những khía cạnh tình cảm, cảm xúc của các nhân vật trong phim. Nói về việc xây dựng không gian trên phim so với tiểu thuyết của Murakami, đạo diễn chia sẻ: “Tôi không tìm cách tái tạo những cảnh trong tiểu thuyết. Tôi muốn tìm những nơi để có thể ghi lại những hình ảnh rực rỡ nhất có thể” [54]. Có thể nói, Trần Anh Hùng đã đặt được dấu ấn cá nhân lên một tác phẩm lớn như Rừng Nauy và

những không gian của anh đều mang tính chất tự sự rõ nét. Khi nghiên cứu, không gian trong nghệ thuật kể chuyện phim Rừng Nauy ta nhận thấy không gian bối cảnh và không gian của những biểu tượng được đạo diễn khai thác khá kỹ trong việc thể hiện một câu chuyện “sôi nổi nhưng vô cùng nhạy cảm, mang trong mình cả yếu tố đột phá quyến rũ, lẫn vẻ đẹp mong manh bí ẩn” mang lại cho người xem rất nhiều những cảm xúc khác nhau.

Không gian bối cảnh

Không gian bối cảnh hay chính là không gian hiện thực của câu chuyện nơi nhân vật xuất hiện, hành động và biểu lộ cảm xúc. Mỗi một không gian đều ẩn chứa những nét đặc trưng của hoàn cảnh xã hội và tâm lý nhân vật. Trong phim Rừng Nauy, không gian của những ngày tháng ấu thơ, không gian chật hẹp của những căn phòng, không gian của những ngôi nhà, của khu nhà nghỉ Ami,…tất cả đều được khai thác sâu sắc.

Trong tiểu thuyết bằng khả năng của ngôn ngữ tuổi thơ của bộ ba Naoko, Kizuki, Toru với những kỉ niệm êm đẹp bên nhau nhưng cũng có đau đớn hiện lên qua những dòng hồi ức chắp nối của Toru Watanabe. Những chuyến đi chơi chung không được miêu tả cụ thể, người đọc phải dùng trí tưởng tượng của mình để hình dung. Trong phim, đạo diễn Trần Anh Hùng đã dàn dựng trước mắt người xem từ những hình ảnh chân thực về tuổi thơ của Naoko – Kizuki – Toru trong những khuôn hình đầu tiên. Các cảnh được dựng nối tiếp nhau nhưng lại cắt đột ngột không một sự báo trước như một cách để diễn tả mọi diễn

biến trong cuộc đời là những bất ngờ không được dự đoán. Đó là không gian của sự thu hẹp mối liên hệ để rồi kết thúc cho những khung cảnh đó là cảnh kết thúc cuộc đời của Kizuki. Sau màu trắng tinh khối của áo trắng học trò, màu xanh của những thảm cỏ và âm thanh hài hoà của thiên nhiên là màu đỏ của sự chia ly. Tất cả đã thể hiện một quá khứ với những đứt gãy cuộc đời tươi đẹp nhưng mất mát. Việc dành một thời gian dài trong phim với 7 cảnh quay, đạo diễn Trần Anh Hùng đã nhấn mạnh sâu hơn về những mất mát đau thương đã biến các nhân vật trong phim trở thành những mảnh vỡ tâm hồn.

Xem phim Rừng Nauy, người xem sẽ không khỏi bỡ ngỡ sau sự chuyển tiếp của những khung cảnh tuổi thơ là quãng thời gian Toru ở Tokyo. Chuyển cảnh, cắt dựng cả thời gian mang đến cảm thức về một bước ngoặt trong cuộc đời. Chọn cách rời khỏi Kobe lên Tokyo để tìm cuộc sống mới là cách Toru chốn chạy quá khứ, đạo diễn Trần Anh Hùng đã đưa vào phim một không gian lớp học. Trong cảnh này, ánh sáng là công cụ hữu hiệu tham gia vào việc thể hiện sự chuyển biến trong cuộc đời của Toru. Sau màu đỏ ảm đạm, màu xanh xẫm đặc là màu sáng của ánh nắng soi chiều lớp học nơi Toru đang ngồi miệt mài chép bài đã làm ánh lên ý nghĩa của sự lựa chọn, lựa chọn một cuộc sống mới.

Rời khỏi Kobe, lên đại học, khu học xá là môi trường đầu tiên của Toru khi bắt đầu cuộc sống sinh viên, là mở đầu cho quãng đời quan trọng nhất của Toru. Không có một cảnh nào đặc tả toàn cảnh khu học xá được nhìn từ bên ngoài, không gian khu học xá được xây dựng chủ yếu ở những góc quay nội cảnh làm nổi bật lên những gì đang diễn ra trong đó. Đó là những căn phòng chật hẹp, bừa bộn với những đồ đạc ngổn ngang, nghi ngút khói thuốc, những hành lang dài, cầu thang vòng xoáy,… Những căn phòng chật hẹp như chính sự co mình lại giữa thế giới rộng lớn, khoả lấp sự trống rỗng bằng chính những cuốn sách Toru đọc. Chính những căn phòng nhỏ hẹp đó khiến người xem cảm thấy ngột thở, ngột thở bởi không chỉ những góc quay gần mà cả ở những cảnh toàn thì không gian đó cũng vẫn nhỏ hẹp. Nó càng nhỏ hơn khi đồ đạc trong phòng ngổn

ngang với chiếc giường chật hẹp. Phải chăng với cách dựng không gian của những căn phòng là cách Trần Anh Hùng nói lên sự ngổn ngang bề bộn không lối thoát trong lòng nhân vật. Hơn thế, căn phòng cũng là nơi chứng kiến những biến chuyển cảm xúc của Toru. Đó là nỗi đau xa cách, nỗi nhớ cồn cào với Naoko, nơi Toru diễn tả những xúc cảm của mình khi viết thư cho Naoko. Nơi anh tiếp xúc với một Nagasawa, một Quốc xã, là những con người có những ngổn ngang trong tâm hồn. Ở trong không gian đó mang đến cho Toru cảm giác được lánh xa với thực tại. Tất cả những sự vật, hiện tượng và con người cứ chuyển động chậm chạp nặng nề trong một thế giới tiềm ẩn. Trong tiểu thuyết, khu học xá mang một mùi chính trị rất đặc trưng “Nó chỉ có mỗi một vấn đề: mùi chính trị của nó. Khu học xá được đặt dưới quyền theo một kiểu tổ chức mờ ám… và đối với tôi thì có một cái gì đó rất xiên xẹo trong cách họ điều hành” [9; 40]. Trong phim, đạo diễn đã dựng lên cảnh quay biểu tình của sinh viên với gậy gộc cùng tiếng hồ hào khẩu hiệu đã hiện thực hoá toàn bộ bối cảnh xã hội Nhật ngày đó. Toru đi giữa dòng người đó, anh đi giữa những biến đổi của lịch sử.

Không chỉ dừng ở những không gian chật hẹp của khu học xá mà không gian của những căn phòng nơi diễn ra những mối quan hệ của các nhân vật trong phim cũng mang đậm những ngôn ngữ kể chuyện bằng hình ảnh. Đó là căn phòng của Naoko, Midori và căn nhà mới của Toru. Mỗi không gian đó đều đại diện cho những bước ngoặt tâm lý trong con người Toru, nơi diễn ra những hình thức đối thoại giữa những con người cô đơn tìm đến với nhau niềm cảm thông chia sẻ. Đặc trưng của điện ảnh là tính thị giác, người xem tiếp cận với câu chuyện trong phim thông qua ngôn ngữ hình ảnh nên một không gian nghệ thuật mang tính ẩn dụ cao. Trong không gian nghệ thuật đó, ý nghĩa của các góc quay, cảnh quay hiện trên khung hình với sự đóng góp của âm thanh, ánh sáng, phục trang,… là con đường đưa người xem hiểu câu chuyện bằng sự nhạy bén của thị giác bản thân. Trong một bộ phim, diễn xuất của diễn viên đóng vai trò hết sức quan trọng nhưng với sự hộ trợ của không gian thì những dụng ý của

nhà đạo diễn sẽ được phát huy cao hơn rất nhiều bởi tính hình tượng của hình ảnh mang ý nghĩa rộng mở. Một Naoko trầm lắng, bí ẩn, mong manh dễ vỡ, một Midori mạnh mẽ, tự tin và vui vẻ, tràn đầy sức sống. Những tính cách của hai con người đó được xây dựng trong sự đối sánh không gian sống. Trong hai không gian sống này, ánh sáng trở nên hữu ích trong việc thể hiện nội tâm nhân vật. Timothy Corrigan đã chỉ ra vai trò thiết yếu của ánh sáng trong việc dàn cảnh trên phim: “nó cho phép nhà làm phim điều khiển sự chú ý của người xem theo cách nào đó hoặc tạo ra một bầu không khí nào đó” [25; 124]

Căn phòng trọ của Naoko khi Toru cùng Naoko ăn cơm, cùng Naoko dự sinh nhật tròn hai mươi tuổi của cô được dựng trong sự tương phản của ánh sáng. Đây là không gian Naoko lựa chọn để chốn tránh quá khứ. Bữa ăn không đối thoại, hai con người im lặng ngồi đối diện với nhau và im lặng cùng nhau chia sẻ cảm xúc. Trong cảnh này, đạo diễn Trần Anh Hùng đã để máy quay được đặt bên trong và cảnh quay nội được thực hiện tinh tế, nhẹ nhàng chậm chạp đã tạo nên một Naoko mơ màng, lãng đãng, khó bắt kịp đời sống nội tâm. Đạo diễn cũng sử dụng cảnh quay ngược sáng rất thành công khi quay cảnh hai người ăn cơm, Naoko ngồi quay lưng lại với cánh cửa hướng ra ngoài và hướng về phía của Toru. Với sự dàn cảnh này thể hiện những khước từ hoà nhập với xã hội bên ngoài của Naoko để tìm đến sự chia sẻ với Toru. Cũng căn phòng này, Naoko đã cùng Toru đón sinh nhật tròn hai mười tuổi, cùng anh khám phá những va chạm xác thịt. Việc sử dụng ánh nến làm ánh sáng chủ đạo cho không gian sinh nhật để nhấn mạnh vào những gương mặt dị biệt một cách kệch cỡm của những nhân vật bị cách ly với nhau và bị cắt đứt mối liên hệ với cái thế giới vốn chỉ tồn tại trong bóng tối bủa vây họ. Toru và Naoko, hai tâm hồn lạc lõng giữa dòng đời đã tìm đến nhau trong bóng tối với ánh nến nhẹ nhàng. Có thể thấy “hai con người trong tư thế trần trụi đang mải mê khám phá một thứ cảm xúc kỳ lạ trong đêm tối, tiếng thở gấp của họ trong căn phòng tĩnh lặng hòa chung với tiếng mưa rên ngoài hiên là một trong những hình ảnh “truyền cảm” nhất của Rừng Nauy”. [http://soha.vn/thongtin/xa-hoi/K1MNBF8J/Rung-Nauy-

phien-ban-hinh-anh-dep-cua-tieu-thuyet.htm]. Mỗi không gian nơi Naoko xuất hiện đều là những không gian mấu chốt với cuộc đời Toru. Trong cảnh mô tả đêm sinh nhật của Naoko được đạo diễn quan tâm hết sức đặc biệt. Mọi góc quay đến sự bố trí ánh sáng đều được nghiên cứu và thể hiện một cách tinh tế để thấy những cung bậc cảm xúc của nhân vật cùng như bản chất nội tâm của nhân vật. Đây là một trong những đoạn phim dài trong cả một bộ phim, chiếm một vị trí lớn trong phim là điểm nhấn cho một bước ngoặt mới nữa trong cuộc đời của Toru và Naoko.

Ngược với những góc máy nội cảnh trong diễn tả căn phòng của Naoko, những góc máy ngoại cảnh được khai thác triệt để trong miêu tả ngôi nhà của Midori. Không có cảnh quay ngược sáng, góc máy hướng ngoại đưa nhân vật vào những khuôn hình tươi sáng rực rỡ. Từ cảnh Midori và Toru cùng nhau ăn cơm, cùng nhau đối thoại bằng lới nói, đến khung cảnh hai người ngồi ở trước hiên nhà hướng mặt ra ngoài chia sẻ những quan niệm về tình yêu, về cuộc sống đều có sự hỗ trợ của ánh sáng ngoại cảnh. Với cách để máy quay hướng từ ngoài vào trong hàm ý chỉ phong cách tự tin, hướng ngoại mạnh bảo của Midori. Có thể nói, trong không gian của ngôi nhà, phụ thuộc vào ý đồ thể hiện nghệ thuật mà đạo diễn có những dàn dựng. Việc bố trí căn phòng như thế này tạo cho người xem cảm giác ấm áp, thoải mái của một nơi bình yên. Ánh sáng vừa giúp người xem hiểu Midori là một con người lạc quan vừa là phương thức để khai thác sâu sắc hơn nội tâm của nhân vật. Midori di chuyển từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài trong sự tích hợp với ánh sáng và bóng tối. Cô di chuyển từ những nơi ánh sáng của thiên nhiên soi chiếu ở ngoài hiên nhà đến một mảng tối đầy màu xám khi cô di chuyển vào trong nhà mang ý nghĩa thể hiện cuộc đời của chính cô. Cô là một cô gái luôn tạo cho mọi người cảm giác ấm áp và yên bình nhưng trong cô lại ẩn náu một nỗi buồn cô đơn trong khoảng trống của tâm hồn. Có thể thấy, bằng những hình ảnh của cảnh quay Trần Anh Hùng đã thành công trong việc diễn tả đời sống nội tâm, tính cách con người và những dự báo cho tương lai.

Hơn nữa, ta có thể nhận ra ở mỗi không gian xuất hiện của Naoko đều ghi dấu những biến đổi trong tâm hồn của Toru. Từ căn phòng diễn ra sinh nhật của Naoko đến những không gian của khu nhà nghỉ Ami. Dường như xây dựng khu nhà nghỉ này, Anh Hùng đã thể hiện được hoàn toàn chức năng của nó trên màn ảnh. Khu nhà nghỉ Ami là một thế giới của những tâm hồn méo mó, sống cách li với thế giới xung quanh. Trước mỗi lần xuất hiện không gian của nhà nghỉ Ami đều có sự chuyển cảnh mượt mà của những cánh rừng xanh bát ngát hay những dải núi tuyết trắng rợn ngợp. Nơi đây con người sống xa rời với hiện thực, họ sống ở đây để chữa lành những vết thương lòng đã in hằn sâu. Ở nơi đó được bao bọc của thiên nhiên, không có âm thanh của cuộc sống với những tiếng reo hò biểu tình ở đó chỉ có những âm thanh của tự nhiên. Mọi pha tạp âm thanh của thế giới bên ngoài không thể xâm nhập được. Những thay đổi của không gian từ mùa xuân với những thảm cỏ mượt mà đến những dải núi tuyết của mùa đông đều đều được khai thác nhằm bộc lộ tâm trạng của những nhân vật trong phim.

Không gian ngôi nhà còn là không gian của căn hộ mới của Toru, nơi anh muốn bắt đầu cuộc sống mới với Naoko, anh muốn cùng Naoko chung sống ở đó. Không gian không xuất hiện nhiều, không xuyên suốt tác phẩm, nó chỉ góp mặt ở những chương cuối của tiểu thuyết nhưng lại có một ý nghĩa quan trọng trong biến chuyển của cuộc đời nhân vật. Ngôi nhà liên quan đến trạng thái có tính chất bước ngoặt. Đây là nơi Toru đón nhận cái tin dữ dội về sự ra đi của Naoko, là nơi gặp gỡ cuối đầy thân thiết với Reiko, cũng là nơi anh nhận ra tình yêu đích thực với Midori. Chuyển tới ngôi nhà mới Toru tránh xa hoàn toàn với các cuộc biểu tình, xa cái ngột ngạt của khu học xá để bước vào một không gian đóng kín trong mình. Ngôi nhà đó cất chứa một tâm hồn đang cô đơn, đang vò võ co mình trong nỗi nhớ, đang tuyệt vọng vì những cố gắng giúp đỡ Naoko đang dần tan biến. Anh nhớ Naoko với những kỉ niệm mà anh có khi ở khu nhà nghỉ Ami, anh nhớ Midori khi không thể gặp cô. Nỗi nhớ dành cho hai người con gái không biết đâu là tình yêu, đâu là trách nhiệm, đâu là hạnh phúc anh

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật kể chuyện trong phim rừng nauy của trần anh hùng và tiểu thuyết cùng tên của haruki murak (Trang 107 - 121)