2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.2 Phim chuyển thể của đạo diễn Trần Anh Hùng.
Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh từ lâu đã là hiện tượng quen thuộc nhưng đây lại là loại hình hoàn toàn mới mẻ với đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Năm 2008, sau bốn năm thuyết phục nhà văn Haruki Murakami, Trần Anh Hùng đã chính thức được mời làm đạo diễn chuyển thể cho bộ tiểu thuyết Rừng Nauy lên màn ảnh.
Cả bốn bộ phim trước của anh đều được phát triển từ kịch bản của chính anh và chúng mang một dấu ấn riêng không lẫn được. Nhưng Rừng Nauy là bộ phim đầu tiên anh chuyển thể từ một tác phẩm nổi tiếng. Đây là một thách thức lớn đối với anh nhưng lại là một khía cạnh mới để anh thể hiện tài năng của mình.
Để chuyển thể được một tác phẩm văn học, điều trước tiên người đạo diễn phải có cảm xúc, đó là những xúc cảm tạo niềm đam mê hay chính là những ý tưởng sẽ được đưa lên phim. Trần Anh Hùng cho hay: “Lần đầu tiên tiếp xúc với tiểu thuyết Rừng Na Uy, tôi đã ngay lập tức bị cuốn hút không chỉ bởi câu chuyện về đời sống người trẻ tuổi đi tìm ý nghĩa đích thực cuộc sống mà còn bởi yếu tố tính dục-những trải nghiệm tình dục của nhân vật chính trong quá trình tìm đến bản ngã đích thực của mình. Tôi muốn miêu tả điều này bằng những hình ảnh cảm xúc chứ không đơn thuần chỉ là những khóai lạc dục tính mang tính dung tục” [http://phim1.info/phim-online/thong-tin-phim/3090/Rung- Na-Uy Norwegian-Wood.html].
Chính vì vậy, với Trần Anh Hùng, công việc sáng tạo một bộ phim, cho dù là dựa trên một cuốn sách ăn khách nhất anh cũng luôn biết “quên” sự nổi tiếng của nó đi, để bắt đầu, như một sự sáng tạo hoàn toàn mới. Và Haruki Murakami cũng đã nói với anh: "Hãy làm bộ phim mà bạn có trong đầu. Đó là tất cả bạn cần để làm một bộ phim tốt nhất có thể"[http://vi. Wikipedia. Org/wiki/R %E1%BB%ABng_Na_Uy_(phim)]
Rừng Nauy của Haruki Murakami là một tiểu thuyết ngập tràn những cảm
xúc, một câu chuyện “sôi nổi nhưng vô cùng nhạy cảm, mang trong mình cả yếu tố đột phá quyến rũ lẫn vẻ đẹp mong manh bí ẩn” (Trần Anh Hùng nói). Nhưng với lợi thế và cũng chính đặc điểm này mà đạo diễn Trần Anh Hùng đã nhận được cái gật đầu của Haruki Murakami là nét đẹp trầm lặng nhưng bên trong lại là những cảm xúc xô bờ đã giúp anh tạo nên thành công cho bộ phim. Đạo diễn đã biến câu chuyện của nhà văn Haruki Murakami trở thành một tác phẩm điện ảnh mang đậm dấu ấn của riêng mình, một bộ phim đứng độc lập so với bản truyện gốc.
Tuy nhiên, tiểu thuyết Rừng Nauy không phải là tác phẩm dễ chuyển thể vì sự dẫn dắt người đọc qua cách kể văn chương của tác giả Haruki Murakami đã để lại ấn tượng quá mạnh mẽ và khó có thể thay thế được. Với một cuốn sách có phương tiện là những con chữ và Rừng Nauy lại là tiểu thuyết có cốt truyện đậm chất văn học. Tiểu thuyết là một bản âm hưởng buồn “khắc hoạ những khát vọng bất thành của tuổi thanh xuân, những tư tưởng quá khích, sự lựa chọn cái chết và quá trình trưởng thành - một thứ kinh nghiệm mà ai cũng phải trải qua trong đời. Nó vừa mạnh mẽ, vừa tinh tế, vừa dữ dội, vừa tao nhã, giàu tính gợi dục và cả chất thơ”. Nhà văn đã thể hiện những cung bậc cảm xúc, những biến động trong cuộc sống cũng như những hình tượng, kí hiệu, chi tiết bằng tài năng văn chương của mình. Đến với điện ảnh, bằng sự tinh tế, nhạy cảm của mình, đạo diễn Trần Anh Hùng đã chuyển thể được những triết lý, sự cô đơn đến trống rỗng, những cảm xúc vô định đến hoang tưởng của con người trên con đường đi tìm cái tôi, đi tìm tình yêu của mình lên phim. Khác với truyện, để chuyển tải được người đạo diễn phải sáng tạo nên những khuôn hình, những cảm xúc của nhân vật để người xem cảm nhận bằng trái tim, cảm nhận bằng tất cả mọi giác quan.
Có thể nói, bộ phim Rừng Nauy là bộ phim chuyển thể tương đối trung thành về nội dung cũng như tư tưởng của tác phẩm. Nhưng Trần Anh Hùng đã kể lại câu chuyện với mạch thời gian riêng, với những cảm xúc riêng, đặt các tình tiết
quan trọng trong những không gian riêng, và chuyển tải được tinh thần của câu chuyện. Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của tài năng trẻ Matsuyama Kenichi và nữ diễn viên được đề cử Oscar Kikuchi Rinko, diễn viễn trẻ Mizuhara Kiko.
Cũng như những tác phẩm điện ảnh trước của đạo diễn Trần Anh Hùng như
Mùi đu đủ xanh, Xích lô, Mùa hè chiều thẳng đứng,… bộ phim chuyển thể Rừng Nauy cũng mang một nhịp điệu nhẹ nhàng, trong sáng nhưng ẩn chứa bên
trong là muôn ngàn lời muốn nói mà người xem phải bình tĩnh để suy nghĩ. Đạo diễn vẫn luôn chú trọng trong việc lựa chọn những khuôn hình và trau chuốt nó một cách kỹ lưỡng để có thể lột tả được hết những cung bậc cảm xúc của nhân vật. Đây là nét đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh rất riêng của Trần Anh Hùng.
Với những ai đã từng đọc tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami sẽ không tránh khỏi việc so sánh truyện với phim chuyển thể Rừng Nauy của Trần Anh Hùng. Nhưng mọi sự so sánh đều khập khiễng bởi Rừng Nauy được thể hiện ở hai loại hình khác nhau và tuỳ vào đặc trưng của thể loại mà có cách kể chuyện riêng. “Trần Anh Hùng đã đem lại những cảm xúc tuyệt vời, biến đổi ngôn ngữ văn học đầy ma mị của Haruki Murakami bằng ngôn ngữ điện ảnh sống động đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem từ mạch đầu câu chuyện đến kết thúc phim” [http://vtv.vn/Article/Get/Cam-nhan-Rung-Na-Uy- cb3f7630fd.html]
CHƯƠNG II