Kết cấu phim Rừng Nauy

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật kể chuyện trong phim rừng nauy của trần anh hùng và tiểu thuyết cùng tên của haruki murak (Trang 59 - 65)

D. Sau khi Naoko chết

E. Danh sách diễn viên, đạo diễn ở cuối phim.

2.2 Kết cấu phim Rừng Nauy

Tiểu thuyết Rừng Nauy với những vấn đề được đề cập trong truyện: tình dục, tình yêu, quan niệm sống của giới trẻ, xã hội Nhật Bản,… đã từng gây xôn xao dư luận trong giới bạn đọc. Ngày nay, trong hình hài mới của một bộ phim chuyển thể, Rừng Nauy lại một lần nữa dấy lên trong dư luận những lời bình luận về mình. Cũng giống như các tác phẩm chuyển thể khác, Rừng Nauy được xây dựng trên một câu chuyện có sẵn nhưng đứng trên khía cạnh nghệ thuật không thể phủ nhận sức quyến rũ đầy mê hoặc mà bộ phim mang lại. Mặc dù cũng có không ít những lời phê bình về thành công của bộ phim.

Xét trên phương diện kết cấu, bộ phim Rừng Nauy đã có những thay đổi rõ rệt tạo nên sự độc đáo và mới lạ trong dung mạo hoàn toàn mới. Tiền thân là một cuốn tiểu thuyết khá ăn khách không chỉ bởi nội dung câu chuyện mà còn bởi chính hình thức thể hiện câu chuyện đó của nhà văn. Cái khó của đạo diễn, người đi sau là làm sao chuyển tải được câu chuyện đó lên màn ảnh hấp dẫn và sáng tạo nhất nhưng lại phải phù hợp với đặc trưng của điện ảnh.

Khác với câu chuyện u hoài trong cuốn tiểu thuyết được bắt đầu bằng hình ảnh Watanabe hồi tưởng quá khứ khi nghe bản nhạc Rừng Nauy của ban nhạc

The Beatles khi đang hạ cánh xuống sân bay Hamburg, bộ phim Rừng Nauy được đạo diễn Trần Anh Hùng kết cấu lại bằng điểm nhìn hiện tại, ở đó các nhân vật gắn kết với nhau theo tuyến tính thời gian.

Rừng Nauy của Haruki Murakami là một tiểu thuyết được kết cấu theo “dòng ý thức” của chính nhân vật chính Toru Watanabe. Cả tác phẩm dày

đặc mạng lưới dòng ý thức đầy ý niệm mơ hồ của các nhân vật. Có thể là sự thể hiện trong tư tưởng, trong thư từ hay qua những linh hồn tự cảm giác ở những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật Naoko, Toru, Reiko,… Câu chuyện không có sự tách bạch rõ ràng về thời gian mà đan xen giữa thực và ảo, quá khứ và hiện tại mà nó đều đồng đẳng theo từng mảnh vỡ tâm trạng. Các sự kiện, tình tiết được hoài niệm lại không theo một trật tự thời gian nhất định nào cả. Hồi nhớ về quá khứ, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu của Toru là cuộc dạo chơi cùng với Naoko một “mối tình đầy khúc mắc”. Dưới ngòi bút của nhà văn Haruki Murakami, những kí ức của Toru cứ từng bước hiện ra nhẹ nhàng, mượt mà. Những kí ức đó không hiện ra một cách đột ngột mà được hiện ra dưới sự dẫn dắt của dòng hồi tưởng của Toru. Sau đó là những kí ức về ngôi trường đại học, khu học xá và người bạn cùng phòng Quốc xã. Với những kí ức này, Toru đã đẩy lùi thời gian của câu chuyện vào sâu hơn quá khứ dạo chơi với Naoko. Người đọc cứ từng bước đi khám phá câu chuyện của Toru trên những mảnh vỡ kí ức cũng là mảnh vỡ tâm hồn của chính anh. Đẩy lùi sâu hơn, Toru trở về với những tháng ngày tuổi thơ êm đẹp bên Naoko và Kizuki. Lúc này đây, người đọc mới dần hiểu được câu chuyện của Toru và vết thương lòng vẫn đang đeo đẳng trong trái tim của Naoko và Toru. Đó là cái chết của Kizuki. Kizuki chết đã để lại một khoảng trống không sao lấp đầy được cho dù bụi thời gian có phủ nhiều như thế nào đi nữa. Có thế thấy, Toru hồi tưởng lại những biến chuyển về tinh thần trong quá khứ lắp ghép vào hiện tại cô đơn, ngầm dự báo một ý niệm vào tương lai tạo nên một kết cấu đậm chất huyền ảo. Người đọc dường như cũng miên man theo dòng ý thức của nhân vật trong truyện, cùng nhân vật đi tìm bản ngã không chỉ của nhân vật mà còn của chính bản thân mình bởi họ nhận thấy bản thân mình là một phần của câu chuyện. Tất cả những sự kiện, tình tiết, biến cố hay xung đột đều được hiện lên theo dòng liên tưởng đầy tự do của nhân vật, đan xen nhảy cóc theo thời gian dung hợp, là những giấc mơ đứt nối, hồi tưởng gấp khúc tạo nên những khoảng lặng ngôn từ. Người kể chuyện đã hoá thành hai khi sống với dòng hiện tại kể câu chuyện và là chính

tâm hồn tổn thương của quá khứ bởi vậy mà liên tục trong tác phẩm là những dòng miên man liên tiếp trong hồi ức ở những khoảnh khắc thời gian không rõ ràng.

Bộ phim Rừng Nauy với kết cấu điểm nhìn hiện tại, mọi diễn biến câu chuyện đều được nhà biên kịch sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian tuyến tính từ quá khứ đến hiện tại, bắt đầu và kết thúc. Sự kiện được xâu chuỗi theo quan hệ nhân quả, bởi nguyên nhân này mà có kết qủa như thế kia, người xem cứ từng bước đi khám phá câu chuyện, hồi hộp chờ đợi một kết quả phía sau để rồi chợt thót tim khi nhận được kết quả. Đạo diễn Trần Anh Hùng đã nói về sự thay đổi kết cấu này: “giúp người xem cảm nhận câu chuyện tình theo một hướng mới, đặc biệt là sự chân xác trong những cung bậc cảm xúc của những người trẻ tuổi: lúc mê say nhiệt tình mãnh liệt, lúc hoang vắng xót xa và cả những khoảng trống vô bờ trong lòng mà không sao lấp đầy”[53].

Thông qua việc thống kê những phân cảnh trong phân đoạn cốt truyện phim

Rừng Nauy của đạo diễn Trần Anh Hùng ở phần cốt truyện đã cho thấy một kết

cấu khá chặt chẽ theo chuỗi thời gian thẳng. Tất cả các cảnh đều mang đầy ẩn ý như từng bậc cầu thang dần dần hiện ra đưa chúng ta đến với đỉnh của ngọn núi, đỉnh của những ý đồ nghệ thuật. Các tình tiết, sự kiện trong phim đều diễn biến nhanh hơn so với trong truyện nhưng lại trôi theo nhịp điệu chậm chạp đã tạo nên một kết cấu thú vị giúp người xem cứ từng bước khám phá, từng bước chiêm nghiệm và đặt câu hỏi cho chính bản thân mình.

Phim truyện điện ảnh kể chuyện bằng hình ảnh đã cho thấy sự thể hiện câu chuyện hoàn toàn khác với văn học. Đặc biệt câu chuyện đó lại có sẵn trong một tác phẩm văn học đối với phim chuyển thể. Vậy nên, khi chuyển thể một câu chuyện, đạo diễn phải lựa chọn cho mình một kết cấu khác phù hợp với đặc trưng của điện ảnh nhưng lại vẫn chuyển tải được tinh thần của câu chuyện. Phim chuyển thể Rừng Nauy được đạo diễn Trần Anh Hùng sắp xếp các tình huống theo quan hệ nhân quả, sự đồng hiện trong sự đối sánh giữa nhân vật, đối lập không gian và những hình ảnh ẩn dụ thông qua hình tượng thiên nhiên. Hơn

nữa, với cách làm phim này đã mang đến cho người xem cảmm nhận câu chuyện theo một hướng mới.

Khác với cách tiểu thuyết bằng sự hồi tưởng của Toru Watanabe về quá khứ của gần 20 năm về trước với những trải nghiệm trong tình yêu, tình dục. Mở đầu bộ phim là sự xuất hiện của bộ ba Naoko – Kizuki – Toru Watanabe trong những ngày còn đang học trung học. Họ là một bộ ba thân thiết luôn ở bên nhau. Mối quan hệ giữa ba người bạn này đã tạo nên một cấu hình vững bền nhất, thoải mái nhất, không thể xen lẫn một người thứ tư vào cấu hình đó vì nếu thêm vào sẽ chỉ làm cho cấu hình đó vênh lên mà thôi. Họ sống, vui chơi, chia sẻ với nhau mọi chuyện. Đạo diễn Trần Anh Hùng đã dành toàn bộ những phân cảnh đầu để nói lên mối quan hệ thân thiết đó. Thêm hay bớt vào cấu hình đó đều khiến cấu hình đó trở lên lạc lẫm, không hợp lý. Sau cái chết của Kizuki để lại cho Naoko và Toru những vết thương lòng hằn sâu luôn luôn rỉ máu, Naoko và Toru không gặp lại nhau kể từ đó. Đây là biến cố đầu tiên, biến cố lớn làm thay đổi cách suy nghĩ cũng như cách sống của những người ở lại. Như cùng chung một nỗi đau, họ cùng muốn rời bỏ Kobe, tránh xa với cuộc sống xã hội, muốn trốn tránh quá khứ, đi tới nơi không ai biết để một mình gặm nhấm nỗi đau như một “chút khi còn vón lại” trong lòng. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu không có cuộc gặp gỡ của Naoko và Toru ở Tokyo tại công viên vào một buổi sáng sớm. Hai tâm hồn tổn thương đã tìm đến nhau như một điều hiển nhiên nó phải như vậy đã kết nối với nhau, cùng nhau tìm điểm bấu víu với cuộc đời.

Khi làm phim điện ảnh, do bị giới hạn về thời gian trình chiếu đạo diễn không thể ôm đồm quá nhiều sự kiện vì sẽ làm bộ phim trở nên rối. Đạo diễn cần phải biết chọn lựa những chi tiết quan trọng để đưa lên màn ảnh. Với một cuốn sách dày, nhiều sự kiện cùng những dòng kí ức miên man Trần Anh Hùng đã khéo léo trong việc tập trung vào những biến cố lớn trong cuộc đời của nhân vật. Ai đã từng xem phim đều không thể quên cảnh Kizuki tự tử. Trong tiểu thuyết, nhà văn Haruki Murakami đã miêu tả về cái chết : “Cậu chết đêm hôm đó, trong nhà để xe. Cậu đã đưa một đường ống cao su từ miệng ống xả chiếc

N-360 của mình vào một cửa sổ của chiếc xe, lấy băng dính bịt kín các chỗ hở, rồi nổ máy” [9; 62]. Chuyển sang hình ảnh của bộ phim, đạo diễn Trần Anh Hùng đã dành một khoảng thời gian dài để thuật lại quá trình tự tử của Kizuki. Ngay mở đầu bộ phim, sau vài trường đoạn phim đạo diễn Trần Anh Hùng đã làm hiện ra cao trào câu chuyện, biến cố lớn trong cuộc đời của nhân vật. Và từ đó, câu chuyện cứ từng bước hiện ra trên màn ảnh theo suốt chiều dọc thời gian với những biến cố và quá trình đấu tranh với cuộc sống sau những mất mát tinh thần mà người bạn để lại cho Naoko và Toru.

Một điểm đáng lưu ý trong kết cấu của câu chuyện là việc lựa chọn một đường dây hình ảnh có sức mạnh về tinh thần. Đó là hình ảnh của những không gian trong bộ phim với công việc lựa chọn, tổ chức sắp xếp sao cho không gian hiện lên màn ảnh không chỉ là môi trường, hình nền cho nhân vật xuất hiện mà đó là nơi nhân vật hoạt động. Người xem sẽ thông qua chính những không gian đó mà suy ngẫm về hoàn cảnh số phận nhân vật. Đây là một cách kể khá đặc biệt chứ không phải là cách kể chuyện thông thường. Phần này sẽ được trình bày cụ thể hơn ở chương sau.

Được biết, sở dĩ đạo diễn gốc Việt này được chọn là vì Murakami muốn một đạo diễn châu Á làm phim để nêu bật tính thẩm mỹ của khu vực. Ngoài ra, lý do Trần Anh Hùng được chọn còn bởi Haruki Murakami đã từng xem các phim của vị đạo diễn này và luôn tìm thấy sự đồng cảm ở cách thể hiện vấn đề bằng lối tư duy tưởng như “lạnh” nhưng ẩn chứa đằng sau sự “lạnh” ấy là một tinh thần nhân văn sâu sắc.

Sự đan cài của những cảnh quay không diễn xuất vào những cảnh quay hành động là có mục đích cả. Câu chuyện được kể sẽ tăng tính hình tượng hơn bởi lẽ không có cảnh quay nào trong một bộ phim không mang thông điệp. Phim kể chuyện bằng hình ảnh, một khi máy quay bắt đầu chuyển động là lúc bộ phim kể chuyện. Hơn nữa, khi làm phim Rừng Nauy, đạo diễn Trần Anh Hùng đã xây dựng câu chuyện với sự đan xen giữa thực và mơ, giữa hoài niệm ám ảnh và khát vọng đã dẫn đến việc chuyển cảnh, cắt cảnh diễn ra đột ngột khiến người

xem có đôi phần hụt hẫng. Đây là cách dựng phim của rất nhiều nhà làm phim hiện đại. Nhưng những khung cảnh đó lại được dựng nối tiếp nhau đã làm người xem rối mù, đi theo logic tâm tưởng, logic hình ảnh không phải thực nhằm diễn tả một sự bất ổn ngổn ngang trong lòng nhân vật.

Với tiêu chí kể chuyện bằng hình ảnh, Rừng Nauy không phải là một bộ phim có nhiều lời thoại. Nhân vật chỉ lên tiếng khi cần thiết và diễn tả điều muốn nói đã khiến bộ phim trở nên huyền bí đầy sức hút, đậm chất ẩn dụ cần giải đáp hơn. Mỗi lời thoại trong phim đều là sự chắt lọc hết sức kỹ lưỡng của nhà biên kịch. Có thể là sự sáng tạo của nhà biên kịch hoặc cũng có thể là sự rút gọn lời thoại của nhân vật so với tiểu thuyết.

Đặc biệt là đạo diễn đã xây dựng lên sự tương phản trong các mối quan hệ của nhân vật mà trọng tâm ở đây là giữa Naoko – Toru, Toru – Midori. Xuyên suốt bộ phim là hình ảnh Watanabe lẽo đẽo đi sau Naoko, một cuộc rượt đuổi trong vô vọng nhưng đầy sự kiên định. Watanabe theo cô trong rừng, rượt theo cô trong đồng cỏ, cố gắng bắt lại cô khi cô mất kiểm soát trong màu trắng của tuyết. Naoko tuyệt vọng trong nỗ lực “sống sót” sau cái chết của tình yêu duy nhất Kizuki, Watanabe tuyệt vọng kéo Naoko lại bằng tình yêu của mình và tìm lại chính mình trong việc bảo vệ cô. Còn với Midori, cô gái đã đang kéo anh trở về với cuộc sống hiện đại thì hành trình theo đuổi của Toru không phải là một cuộc rượt đuổi mà đó là hành trình tìm kiếm niềm tin trong cuộc sống. Trong lần Toru tới nhà Midori ăn cơm, đạo diễn Trần Anh Hùng đã rất khéo léo khi để Midori và Toru đi đi lại lại trong nhà. Midori và Toru cứ đi từ ngoài vào trong, trong ra ngoài như đó là sự trở đi trở lại của chính quá khứ giúp Toru có những định hướng trong sự lựa chọn. Với sự tương phản này, đạo diễn Trần Anh Hùng đã biểu lộ cho người xem cảm nhận được thế giới tinh thần của những thanh niên Nhật Bản. Trên hành trình của mỗi con người đâu chỉ có những cuộc rượt đuổi mà còn có quá trình tìm kiếm khám phá cuộc sống. Đây là một cách kể đầy sáng tạo của đạo diễn Trần Anh Hùng. Đạo diễn luôn chọn những không gian điển hình để qua đó bộc lộ tính cách, nội tâm nhân vật.

Ngoài ra, để miêu tả được tâm lý nhân vật sâu sắc hơn, Trần Anh Hùng còn chủ ý nhấn mạnh vào tính tương phản giữa cá nhân Toru và cuộc sống xung quanh anh. Trong khi Murakami chỉ miêu tả về đời sống nổi loạn của sinh viên trong bối cảnh chính trị biến động rất ngắn gọn và đôi chút mơ hồ, thì Trần Anh Hùng dành hẳn một cảnh quay dài để nói về điều này. Trong phim, Toru đã im lặng bước đi giữa cuộc biểu tình với khuôn mặt không biểu lộ cảm xúc. Sự im lặng của Toru được đặt trong mối tương phản với những âm thanh của tiếng hô hào, tiếng gậy gộc làm tăng lên sự tương phản giữa đời sống nội tâm của anh với thế giới bên ngoài. Khuôn mặt ấy vẫn giữ nguyên khi những sinh viên khác chạy thẳng vào lớp bi kịch Hy Lạp yêu cầu giáo sư cho phép thảo luận chính trị. Có lẽ đây là cách để mô tả nỗi cô đơn của riêng điện ảnh, điều mà muốn miêu tả hết, nhà văn hẳn sẽ phải tốn thời gian viết lách hơn nhiều.

Rõ ràng, Rừng Nauy là một bộ phim có kết cấu đầy thú vị và không kém phần phức tạp, xuất sắc. Sắp xếp bộ phim theo trình tự phát triển của thời gian, tập trung diễn tả những biến cố quan trọng cùng việc xây dựng nên sự tương phản trong quan hệ của các nhân vật, mối liên hệ giữa nội tâm nhân vật với ngoại cảnh đã tạo nên một hiệu quả kể chuyện đầy thú vị. Với điểm này, đạo diễn đã mang đến một hướng tiếp cận mới về câu chuyện. Kết cấu của phim cũng là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của bộ phim, gửi gắm thông điệp về hành trình đi tìm cái tôi của nhân vật trong chính xã hội hiện

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật kể chuyện trong phim rừng nauy của trần anh hùng và tiểu thuyết cùng tên của haruki murak (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w