Một số nhân vật khác * Nhân vật Kizuk

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật kể chuyện trong phim rừng nauy của trần anh hùng và tiểu thuyết cùng tên của haruki murak (Trang 100 - 107)

D. Sau khi Naoko chết

2.2.4Một số nhân vật khác * Nhân vật Kizuk

E. Danh sách diễn viên, đạo diễn ở cuối phim.

2.2.4Một số nhân vật khác * Nhân vật Kizuk

* Nhân vật Kizuki

Kizuki là nhân vật được xây dựng lên nhằm khắc sâu thêm về bi kịch tâm hồn của cả Naoko và Toru. Đối với Naoko, Kizuki là người cô yêu nhất, người cô sẵn sàng chia sẻ tất cả. Đối với Toru, Kizuki là người bạn thân nhất, người anh có thể “chia sẻ những tình cảm trung thực nhất”, một “người công bình và chu đáo”. Và với cả Naoko và Toru, Kizuki là chất kết dính bền vững nhất trong cái thế giới riêng nhỏ bé của ba người. Chính vì thế, cái chết của Kizuki đã phá vỡ đi thế giới riêng vốn rất bền vững đó, để lại cho Naoko sầu muộn với đôi mắt mang nhiều dấu hỏi và Toru dường như trở nên trầm tĩnh hơn.

Trong tiểu thuyết, Kizuki hiện lên qua những dòng hồi ức của Toru khi giải thích về mối quan hệ giữa anh và Naoko. Nhưng trong phim, đạo diễn Trần Anh Hùng đã dành những cảnh quay đầu tiên với sự xuất hiện của Kizuki rất ngắn ngủi và trong giấc mơ hồi nhớ của Toru tại nhà nghỉ Ami nhưng lại để lại ấn tượng khá sâu sắc. Đạo diễn muốn nhấn mạnh đến mối quan hệ sâu sắc và gần gũi giữa ba con người trẻ tuổi, nhấn mạnh vào nguyên nhân của bi kịch con người mắc phải. Có thể nói, Kizuki đã thực sự nổi bật trong những khung hình của mình với dáng người mảnh dẻ, sóng mũi cao và đôi mắt biết nói thu hút sự chú ý với mọi người. Diễn viên Tetsuji Tamayama đã thể hiện được những khía cạnh trong nội tậm của Kizuki một cách tinh tế trong cách anh nhìn, anh cười và anh hành động.

Sự xuất hiện của Kizuki không có nhiều lời thoại, các cảnh quay chỉ mang tính chất thông báo. Mỗi cảnh quay dành cho Kizuki là sự biểu hiện cho một tính cách nhân vật. Kizuki “một con người công bình” trong khung hình đầu tiên khi cùng Toru và Naoko vui chơi. Đó là một người yêu nhẹ nhàng và

tinh tế trong bể bơi khi anh cùng Naoko ôm nhau dưới nước. Kizuki một con người kiên nghị trong sự lựa chọn con đường đi của mình ở cảnh quay mô tả cái chết của anh. Kizuki của Trần Anh Hùng hiện lên rõ nét hơn và để lại nhiều ấn tượng. Cái chết của Kizuki là một ẩn số đối với tất cả mọi người, không ai biết cậu chết như thế nào, không biết phải mất bao lâu thì cậu chết. Trong tiểu thuyết, nhà văn Haruki Murakami khi mô tả cái chết của Kizuki viết “Cậu chết đêm hôm đó, trong nhà để xe. Cậu đã đưa một đường ống cao su từ miệng ống xả chiếc N-360 của mình vào một cửa sổ của chiếc xe, lấy băng dính bịt kín các chỗ hở, rồi nổ máy. Tôi không biết phải bao nhiêu lâu cậu mới chết được. Cha mẹ cậu đang đi thăm một người họ hàng bị ốm, và khi họ mở cửa vào thì cậu đã chết rồi. Radio trên xe vẫn kêu, và một cái hoá đơn mua xăng thì kẹp dưới một cần gạt nước ở kính xe” [9; 20]. Khi chuyển thể lên phim, Trần Anh Hùng đã dành hẳn một cảnh quay đặc tả cái chết của Kizuki. Đó là một cảnh quay với màu đỏ chói của chiếc xe N – 360 và đường dẫn khí ga cửa sổ xa và bịt kín, Kizuki ở trong xe và nhấn nút khởi động. Anh đã đón nhận cái chết một cách tự nguyện, nhắm mắt lại để đón nhận cái chết, để sống trọn với tuổi mười bảy. Với lợi thế của các khung hình trong điện ảnh nên cảnh quay diễn tả sự ra đi của Kizuki đã khiến thị giác người xem thực sự nóng người trước màu đỏ rợn ngợp của chiếc xe. Màu đỏ bao trùm cả khung hình, màu đỏ của sự chia ly. Dường như Kizuki trong các khung hình của Trần Anh Hùng để lại nhiều ấn tượng trong lòng khan giả sâu đậm hơn Kizuki trên trang tiểu thuyết của Haruki Murakami.

* Nhân vật Nagasawa

Nagasawa là nhân vật đại diện cho một lớp thanh niên Nhật Bản thời đó không quan tâm đến chính trị, bất cần, sẵn sàng qua đêm với bất kỳ cô nàng nào và không bị ràng buộc. Nagasawa là một sinh viên con nhà giàu, thích cuộc sống tự do, thích làm những gì mình muốn, giá trị cuộc sống của anh là sự sành điệu nhưng lại kết bạn với Toru một con người bình thường. Cái lý thuyết kết bạn của anh đơn giản đến mức không thể tin nổi. Trong tiểu thuyết, Nagasawa

kết bạn với Toru vì điểm chung là đều thích Gastby vĩ đại, một cuốn tiểu thuyết cổ điển. Khi chuyển thể thành phim, đạo diễn không nhắc đến chi tiết này nhưng hành động giật cuốn sách Toru đang đọc và ném vào sọt rác đã cho thấy một quan điểm của Nagasawa, anh chỉ tin những gì đã được minh chứng bởi thời gian, một con người yêu thích văn học cổ điển. Trong bộ phim Rừng Nauy, Nagasawa xuất hiện không nhiều nhưng anh đã tạo được một phong cách riêng ở những khung hình dành riêng cho mình. Trong những khung hình đó, đạo diễn đã khắc hoạ một tính cách của Nagasawa bằng những hình ảnh sinh động.

Bên trong con người Nagasawa rất phức tạp, mâu thuẫn: “Anh vừa là một đạo linh hồn cao thượng tuyệt vời, vừa là một hạng rác rưởi cống rãnh vô phương cứu chữa. Hắn vẫn có thể xốc tới như một vị lãnh tụ lạc quan trong khi chính con tim hắn đang khô héo giữa đầm lầy cô đơn” [9; 77]. Anh theo học, phấn đấu vào Bộ Ngoại giao chỉ là để thử sức mình chứ không có niềm đam mê với nó. Anh làm tình với rất nhiều cô gái như một bản năng chứ không hề biết cô gái đó là ai, cô ta hình dáng như thế nào bởi anh sẽ quên ngay sau đêm hoan lạc. Anh có một cô bạn gái lâu bền là Hatsumi, yêu anh và sẵn sàng chấp nhận tính cách của anh nhưng anh lại chưa bao giờ đáp trả tình yêu đó bằng tình yêu chân thật. Anh kể về cái lần anh “đổi bạn gái” với Toru trong một lần qua đêm ở ngoài trước sự hiện diện của Hatsumi mà không hề cảm thấy mình có lỗi. Tất cả những tính cách này được đạo diễn thực sự thu gọn trong một khung hình khi Nagasawa, Toru cùng Hatsumi dự tiệc tại nhà ăn Pháp. Khung cảnh của nhà hàng chật hẹp lưu giữ ba tâm hồn không hề có sự tương đồng. Ba con người trong một thế giới nhỏ hẹp nhưng tư tưởng của mỗi người lại chạy dọc theo con đường riêng của mình. Phải chăng với một con người có quá nhiều thứ như anh thì việc khao khát một cái gì đó là một việc không bao giờ có. Chính anh đã tạo nên cho mình những vết thương, một kiểu tự tàn phá chính cảm xúc của mình bằng sự chai sạn của trái tim và cao ngạo với cuộc đời. Khung cảnh cuối cùng dành cho Nagasawa là khi anh đang hút thuốc đứng bên của sổ nhìn ra bên

ngoài trong khuôn mặt buồn là biểu hiện cho chính nội tâm cũng u uất của nhân vật nhưng anh đã chọn cách “thoả hiệp” với cuộc sống.

* Nhân vật Reiko

Reiko là một nhân vật được xây dựng như một sợi dây liên kết giữa Naoko và Toru. Reiko chứng kiến sự tuyệt vọng của Naoko, chứng kiến tình yêu của Toru và Naoko, Reiko còn thực sự đặc biệt trong biến cố vô cùng của Toru khi Naoko ra đi. Cô hiện lên là một cô gái nữ tính, dịu dàng với một quá khứ là ẩn số trong phim của Trần Anh Hùng. Có thể nói, đây là nhân vật được cải biên nhiều nhất khi chuyển thể sang phim điện ảnh Rừng Nauy.

Trong tiểu thuyết của Murakami, ông dành nhiều trang viết cho Reiko. Đó là một Reiko trải qua một biến cố làm thay đổi cuộc đời cô, một quá khứ đau thương và cũng mất mát. Số phận của Reiko hết sức phức tạp, cô có một người chồng và một đứa con gái nhưng vì dính vào chuyện tình đồng tính với một cô bé học dương cầm đã khiến cô lầm vào tình trạng trầm uất. Cũng như Naoko, Reiko tìm đến nhà nghỉ Ami như một nơi để cứu rỗi linh hồn đang lâm vào bế tắc và khủng hoảng trong cô. Quá khứ đau thương đó của cô đã khiến câu chuyện buồn thương hơn và cũng bao quát rộng hơn về chính xã hội Nhật Bản ngày đó.

Nhưng khi chuyển thể lên phim, Trần Anh Hùng đã làm nên một Reiko khác. Reiko của Murakami có một mái tóc “cắt xén hoang dại”, “cao, mảnh khảnh và chị hầu như không có ngực” và những nếp nhăn nơi khoé mắt. Reiko của Trần Anh Hùng xinh đẹp và nữ tính hơn. Cách Reiko xuất hiện cũng khác, chị ra tận nơi đón Watanabe, chị cúi xuống dập tắt điếu thuốc đang hút dở, chị hiện ra xinh đẹp đáng yêu đến bất ngờ. Trần Anh Hùng đã gạt bỏ đi tất cả mọi quá khứ của Reiko, anh chỉ giới thiệu chị trong mối quan hệ với Naoko và Toru. Reiko như một hiện thân cho một thiên sứ đứng bên cạnh Naoko, bảo vệ Naoko một cách thánh thiện. Cô bắt được tất cả những xúc cảm của Naoko, dường như Naoko là một phần con người cô vậy. Trong phim, những cảnh quay có mặt của Reiko chỉ hiện ra thoáng qua. Sự xuất hiện của cô luôn là bên cạnh Toru và

Naoko. Sau khi Naoko chết, cô buồn và cảm thấy cuộc sống nơi không có Naoko trở nên vô nghĩa nên cô quyết định rời khu nhà nghỉ Ami để hoà nhập lại với cuộc sống.

Trước khi hoà nhập vào cuộc sống, Reiko tìm đến với Toru. Cô đến để cùng anh chia sẻ nỗi đau mất đi Naoko. Đêm hôm đó, không có tiếng nhạc dương cầm du dương, một cách để xoa dịu nỗi đau như trong tiểu thuyết. Trong phim chỉ có cái u uất đến nặng nề của không khí bữa ăn, có tiếng khóc nức nở xót thương cho sự ra đi của Naoko.

Thành công rõ nhất trong việc xây dựng Reiko là việc tạo nên một cảnh hoan lạc của Reiko và Toru. Người đàn ông và người đàn bà đến với nhau là mình chứng cho việc tình dục đem lại cảm nhận về sự tồn tại. Họ đến với nhau không phải vì tình yêu mà vì như vậy họ thấy mình vẫn còn tồn tại, là cách Toru kết nối với Reiko. Cuộc làm tình được dừng lại đúng lúc cao trào là cách Trần Anh Hùng muốn cho chúng ta biết tình dục là thứ bản năng của con người, là cách con người thấy bản ngã cá nhân. Toru và Reiko chỉ có mối liên hệ với nhau là Naoko chứ không có tình yêu nhưng họ lại làm tình được với nhau và đưa nhau tới những khoái lạc. Việc Watanabe làm tình với Reiko không chỉ trả lại cho Reiko khả năng trở lại làm con người với những khao khát rất nhân tính sau bảy năm. Việc quan hệ với Reiko cũng là cách Watanabe thoát ra khỏi sự ám ảnh khôn nguôi của cái chết và Watanabe bước qua nỗi dằn vặt không thể giúp Naoko thoát khỏi nỗi ám ảnh. Đây là hành động cứu vớt hai con người.

Hình ảnh một Reiko rụt rè, với khuôn mặt tự soi trong gương khi chuẩn bị bước vào một cuộc thử nghiệm tìm lại bản ngã. Hình ảnh chiếc gương trong cảnh quay này là một ẩn dụ hết sức đặc sắc trong xây dựng nhân vật Reiko của Trần Anh Hùng. Tấm gương là sự phản chiếu thực trạng của bản thân, con người ta sẽ nhìn ra một phần con người mình, nhìn thấy thần thái, sự thay đổi qua gương. Tác giả Ngô Thị Thanh quan niệm: “soi gương là bắt đầu vào khám phá, nếm trải cái đã sống qua. Tấm gương thoả mãn khát khao được là mình”. Reiko soi gương, nhưng là sự ghé khuôn mặt một cách rụt rè trước gương. Cách

cô soi gương là cách cô thấy mình tồn tại, cô muốn kiểm chứng về bản thân mình. Sau khi Toru và Reiko làm tình, Anh Hùng đã dựng lên một cảnh quay đặc tả đôi bàn chân chạm đất của Reiko. Đôi bàn chân đó là sự chạm tới hiện thực, là bước khởi đầu cho một cuộc sống mới, cho sự hoà nhập vào chính cuộc đời. Nó ngược lại với đôi bàn chân treo lơ lửng trong không chung khi Naoko kết thúc cuộc đời. Có thể nói, ở những khung hình cuối cùng Reiko đã đem đến cho khan giả nhiều dấu hỏi với rất nhiều bất ngờ. Reiko lúc này đây không khuất lấp bóng sau Naoko, bảo vệ Naoko mà cô xuất hiện với vết thương mới sau sự ra đi của Naoko. Reiko trở nên trầm tĩnh hơn, sâu lắng hơn. Cô bước vào căn phòng của Toru với những bước đi nhẹ nhàng chứ không dứt khoát như ngày đầu đón tiếp Toru tại khu nhà nghỉ Ami. Tất cả đã làm nên một Toru của Trần Anh Hùng trong phim Rừng Nauy.

* Nhân vật Quốc xã

Mỗi độc giả yêu tiểu thuyết Rừng Nauy sẽ không thể quên một anh chàng Quốc xã cùng phòng ở khu học xá với Toru. Đó là một con người mang trong mình ít nhiều dấu vết của Nhật Bản truyền thống: thích cuộc sống ngăn nắp, minh bạch, say mê, tôn thờ lý tưởng vẽ bản đồ. Toru đã ấn tượng “Tôi bị ấn tượng rất mạnh khi cuộc đời có thể cho ta nhiều ước mơ và mục đích khác nhau đến thế. Đó là một trong những ấn tượng đầu tiên của tôi khi lần đầu đặt chân đến Tokyo” [9; 47]. Quốc xã có niềm đam mê với bản đồ nhưng lại luôn nói lắp hai chữ bản đồ. Những bài tập thể dục buổi sáng của anh luôn làm phiền giấc ngủ của Toru. Sự hiện diện của anh ở khu học xá luôn đem đến cho bạn học những chủ đề để bình luận, là cầu nối cho hai tâm hồn cô đơn Naoko và Toru gắn kết với nhau. Có thể thấy, chủ đề nói chuyện giữa Naoko và Toru có những câu chuyện về Quốc xã, nó khiến Naoko cười. Việc Quốc xã mất tích là điềm báo cho những giá trị truyền thống của Nhật Bản đang dần mất đi mà thay thế vào đó là những nét văn hoá phương Tây. Quốc xã mất tích không để lại một lời nhắn như chính sự ra đi của một Nhật Bản xa xưa không còn.

Khi đưa hình ảnh Quốc xã lên phim, đạo diễn Trần Anh Hùng đã làm nhạt nhoà đi nhiều một Quốc xã của Murakami. Quốc xã đó được xây dựng không có những bài thể dục buổi sáng, không có những cuộc nói chuyện về niềm đam mê của cuộc sống, không xuất hiện trong các câu chuyện giữa Naoko và Toru. Cả bộ phim Quốc xã xuất hiện với ba cảnh ngắn ngủi làm hiện lên một con người có cuộc sống sạch sẽ, quan tâm tới người khác và có một lịch trình giờ giấc nghiêm ngặt. Có thể nói, Quốc xã hiện lên trong phim quá mờ nhạt, sự xuất hiện của anh không để lại trong lòng người xem những dư vị, mà chỉ làm nền cho chính nhân vật chính Toru. Khác với tiểu thuyết, sự ra đi của Quốc xã không để lại một lời nhắn nào cả, nhưng trong phim Trần Anh Hùng đã sáng tạo thêm một chi tiết, Quốc xã từ biệt Toru bằng một mẩu tin nhắn để lại. Đây chính là điểm khác biệt giữa văn chương và điện ảnh, nhà văn có thể nói với độc giả về sự biến mất của một nhân vật nào đó bằng những câu văn nhưng đạo diễn thì phải sử dụng đến hình ảnh và lời thoại trên phim.

* Nhân vật Hatsumi

Hatsumi là bạn gái lâu bền của Nagasawa. Nhân vật Hatsumi xuất hiện rất ít trên phim nhưng cô đã thực sự toả sáng trong những cảnh quay dành riêng cho mình với phong thái lịch thiệp, nhã nhặn, khuôn mặt và ánh mắt toát lên nỗi đau khổ và hạnh phúc đan lồng. Cũng như Midori, Hatsumi của Trần Anh Hùng nữ tính hơn, hiện đại hơn trong cách ăn mặc thời thượng không lẫn vào ai được. Cô yêu Nagasawa bằng một tình yêu cao thượng. Cảnh quay cận cảnh cánh tay của Hatsumi đưa ra đón Nagasawa cùng hành động cô khoác tay Nagasawa cho thấy sự nhân hậu, bao dung trong cô. Cô sẵn sàng chấp nhận tất cả những cuộc tình trác táng của Nagasawa nhưng lại không nhận được tình yêu đáp trả. Đó là

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật kể chuyện trong phim rừng nauy của trần anh hùng và tiểu thuyết cùng tên của haruki murak (Trang 100 - 107)