Nhân vật từ tiểu thuyết Rừng Nauy đến bộ phim cùng tên 1 Nhân vật Toru Watanabe

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật kể chuyện trong phim rừng nauy của trần anh hùng và tiểu thuyết cùng tên của haruki murak (Trang 77 - 89)

D. Sau khi Naoko chết

E. Danh sách diễn viên, đạo diễn ở cuối phim.

2.2 Nhân vật từ tiểu thuyết Rừng Nauy đến bộ phim cùng tên 1 Nhân vật Toru Watanabe

2.2.1 Nhân vật Toru Watanabe

Toru Watanabe là một trong những nhân vật chính của phim Rừng Nauy và tiểu thuyết cùng tên, đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Nhật Bản trong những năm 60 của thế kỷ trước. Toru hiện lên với một thế giới nội tâm trống trải và mất mát, đơn độc và lạc lối giữa một xã hội đầy biến động bên cạnh những mảnh vỡ tâm hồn, những con người cô đơn. Tuổi trẻ của Toru là một hành trình đi tìm bản ngã cá nhân mình trong tình dục, một hành trình đầy thương đau nhưng để lại những kỉ niệm không thể quên, một khoảng trống không thể lấp đầy.

Để hiểu được thế giới nội tâm phức tạp và mong manh của các nhân vật, hiểu thấu hết mọi ý nghĩa của câu chuyện chúng ta cần hiểu bối cảnh xã hội lúc đó. Tác phẩm Rừng Nauy của Haruki Murakami ra đời trong thời đại hoàng kim của văn học Nhật Bản với sự ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Chủ nghĩa cá nhân bắt đầu thay thế cho chủ nghĩa tập thể. Lối sống mới nổi lên với những vấn đề tự do dân chủ, những giá trị cổ truyền bị lung lay, thay thế dần bởi lối sống phương Tây hiện đại. Trước những thay đổi này giới trẻ rơi vào tâm trạng

hoảng loạn vì mất phương hướng, dễ dàng sa vào hư vô, coi cuộc sống là vô nghĩa và phi lý đến mức không thể tồn tại với chính nó… Tâm trạng của những nhân vật trong Rừng Nauy không nằm ngoài vòng xoáy thời đại họ sống. Đó là những con người mất phương hướng, họ không hiểu thực sự họ muốn gì và sống để làm gì?

Toru Watanabe dưới ngòi bút của nhà văn Haruki Murakami là một sinh viên bình thường trải qua mối tình chớp nhoáng với nhiều cô gái trẻ ưa thích tự do, nhưng lại có tình cảm đặc biệt với hai cô gái, Naoko và Midori. Trong tiểu thuyết, Toru hiện lên không phải với một hình hài cụ thể để người đọc có thể hình dung ra mà hiện lên qua đời sống nội tâm phong phú, phức tạp trong cách nhìn và đánh giá cuộc sống. Bởi chính anh là người đảm nhiệm vai trò của người kể câu chuyện. Câu chuyện là cuộc đời của anh, là những trải nghiệm của anh trong những tháng ngày đau thương và mất mát trên con đường đi tìm cái tôi cho sự tồn tại của mình trong xã hội.

Ngay từ cái tên Toru Watanabe đã thể hiện ước muốn muốn tồn tại. Dịch giả Trịnh Lữ đã đưa ra những lý giải khá thú vị về cái tên này. “Toru” khiến ta liên tưởng đến Taurus - một vị thần bò dũng mãnh đầy nhục cảm trong thần thoại Hy Lạp. “Wantanabe” là một cụm từ tiếng Anh “want to be” nghĩa là muốn tồn tại, muốn sống hay là muốn được thành như thế. “Toru Watanabe” là muốn sống một cách trung thực với tình yêu dũng mãnh trước cuộc đời. Đó chính là những khát khao được sống nhưng lại luôn chìm trong bế tắc và tuyệt vọng để rồi bất lực trước cuộc sống. Anh mải miết trên trên hành trình đi tìm bản ngã cá nhân của mình trong những trải nghiệm về tình yêu, tình dục.

Khi chia sẻ lý do lựa chọn tác phẩm Rừng Nauy của Haruki Murakami để chuyển thể lên màn ảnh đạo diễn Trần Anh Hùng đã nói: “Tôi đã đọc nhiều về những câu chuyện tình yêu khác nhau. Nhưng chuyện tình yêu trong cuốn tiểu thuyết này là một chuyện tình yêu đặc biệt. Cuốn sách giống như đã bóc tách ra những mảng tối, u buồn lẩn khuất trong tâm hồn bạn. Đó là cuốn tiểu thuyết nói về tình yêu và những mất mát, lầm lạc trong tình yêu”

[ http://tintuc.xalo.vn/001453604649]. Chính những cảm xúc này đã là động lực đưa đạo diễn đi tới việc thực hiện một bộ phim mang đậm vẻ đẹp châu Á. Đạo diễn muốn đưa những cảm giác mà câu chuyện nói chung và nhân vật nói riêng mang lại lên màn ảnh để nhân vật và cảm xúc được hiện hình rõ nét. Người xem sẽ vẫn tìm được những xúc cảm nhẹ nhàng và sâu lắng như chính giai điệu ca khúc Rừng Nauy vang lên vậy bởi cái mà bộ phim mang đến là những hình ảnh của thị giác, người xem phải cảm nhận bằng chính sự rung động của trái tim chứ không phải là ý chí.

Toru bước ra từ tiểu thuyết lên màn ảnh là một Toru với hình hài cụ thể cùng rất nhiều cung bậc cảm xúc, tất cả được thể hiện rất rõ ở đôi mắt của anh. Đôi mắt của anh như một đường truyền đưa anh đến với mọi sự vật sự việc. Hơn nữa, để thể hiện những cung bậc cảm xúc đó, đạo diễn Trần Anh Hùng đã dùng những cảnh quay cận cảnh hoặc trung cận cảnh nhằm làm bộc lộ cảm xúc trong cõi lòng anh. Vai diễn này được thể hiện dưới sự diễn xuất của nam diễn viên 24 tuổi Kenichi Matsuyama. Toru đã từng có khoảng thời gian vui vẻ bên cạnh người bạn thân duy nhất thời trung học là Kizuki cùng cô bạn gái của Kizuki là Naoko. Đó là một cấu hình thoải mái, vững bền, hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Trong mối quan hệ đó, Kizuki chính là chất kết dính vững chắc “Ba đứa chúng tôi chơi với nhau rất nhiều, nhưng hễ Kizuki ra khỏi phòng là tôi và Naoko lại thấy lúng túng chẳng biết nói gì với nhau” [9; 61]. Khi chất kết dính đó không còn thì cấu trúc đó cũng vỡ tan để lại những rạn nứt tâm hồn cho những người ở lại. Kizuki chết. Cái chết của Kizuki đã lôi tuột phần nội tâm sâu thẳm của Toru đi đâu đó mà chính Toru cũng không nhận thức được “kể từ lúc Kizuki chết đến kỳ thi của tôi, tôi không biết mình đang ở đâu trong cái thế giới này” [9; 63]. Vết thương lòng để lại trong anh quá lớn, một khoảng trống mà không sao có thể lấp đầy, nó hoang mang, vô định, khiến con người muốn trốn tránh tất cả, trốn tránh để không chạm phải vết thương đau. Toru đã lựa chọn rời khỏi Kobe đi học đại học trên Tokyo và thiết lập cho mình “một khoảng cách thích hợp giữa bản thân với tất cả mọi chuyện” nhưng trong

anh vẫn tồn tại “một chút khí vón cục lại một cách mơ hồ” sau sự ra đi của người bạn thân.

Biến cố đó đã trở thành một vết thương mãi luôn rỉ máu bên trong Toru. Toru tránh xa với những biến động của cuộc sống, ẩn náu mình vào những trang sách anh đọc hàng ngày, trống rỗng nhưng với cậu nó “chưa bao giờ làm tôi thất vọng”. Tất cả đã thay thế cho ánh mắt vui vẻ khi bên cạnh Naoko và Kizuki, ánh mắt ngưỡng mộ khi nhìn Kizuki trong cảnh chơi bi-a trước khi Kizuki chết. Đạo diễn Trần Anh Hùng là một người luôn chú trọng đến từng chi tiết, những chi tiết mang tính ẩn dụ cao. Chi tiết con nhện với những cái chân nhỏ, mỏng manh giữa những vách đá phủ rêu phong, cùng với đó là lời dẫn chuyện vang lên “Kizuki chết” nói lên cái còn lại trong lòng Toru “chút khí vón lại”. Đó là màu xanh của tuổi trẻ, màu xanh của hi vọng nhưng màu xanh đó lại được gắn với sự ra đi của Kizuki.

Sống ở Tokyo, xa rời nơi in giấu những kỉ niệm đau thương với “những chiếc bàn bi – a màu xanh nâu và những chiếc N-360 màu đỏ cùng những đoá hoa trắng trên bàn học” [9; 64]. Toru lên Tokyo để tìm đến một cuộc sống mới. Toru vẫn đến lớp hàng ngày, vẫn tham gia các giờ học nhưng sự xuất hiện của anh ở lớp học như một bóng hình vô thức tồn tại. Toru tìm đến với tình dục cùng người bạn anh quen Nagasawa với những cô gái ưa thích sự tự do. Anh đến và qua đêm với họ cho dù không hề có tình cảm như một bản năng vô thức. Đạo diễn không diễn tả sex một cách trần trụi thô tục mà chỉ mang tính chất gợi là chính như đó là con đường mà các nhân vật phải đi để tìm cho mình cái tôi bản thể. Bằng một cảnh mô tả Toru đang ngồi ở mép giường sau đêm ngủ với một cô gái trẻ đã đem lại cho người xem cảm giác chới với, chông chênh giữa cuộc đời làm anh ngột thở. Hay khung cảnh Toru ngồi nói chuyện với cô bạn gái mà mình gặp lần đầu trên giường. Ta vẫn thấy Toru nghe nhạc Tây, uống rượu vodka, ăn nói thông minh và hài hước. Nhưng đấy chỉ là cuộc sống ảo của Toru “Cuộc sống hiện hữu của anh ở Tokyo luôn khác biệt hẳn với cuộc sống nội tâm cô độc và u uất của anh”. Cuộc sống ấy về cơ bản là vô cảm. Anh đến

thế giới mới với một thái độ trốn chạy, đón nhận mọi biến động của cuộc sống bằng thái độ dửng dưng. Đôi mắt anh không một biểu lộ khi có sự xuất hiện của ba sinh viên trong giờ học lịch sử Hy Lạp, khi anh đi giữa những cuộc biểu tình đấu tranh của công nhân. Nghĩa là mọi biến động của xã hội không liên quan gì đến anh. Với anh, ý nghĩa cuộc đời của anh là Naoko, còn tất cả đều vô nghĩa. Khi Toru gặp Naoko tại công viên, máy quay lia nhanh từ khuôn mặt của Toru tới một người con gái đang đứng một mình ở phía xa. Sự xuất hiện của Naoko như mang lại cho Toru một tia hy vọng, như chiếc phao giúp anh bấu víu với cuộc sống. Trong cảnh quay này đạo diễn Trần Anh Hùng đã đặc biệt diễn tả trạng thái của Toru. Hình ảnh bàn tay di chuyển trên lan can công viên là một hình ảnh đầy ý nghĩa và mang tính chất dự báo.

Cuộc gặp gỡ với Naoko và những hành trình xoa dịu vết thương, như một nghi lễ để chữa lành vết thương trong lòng của cả hai. Anh theo sát Naoko trong mọi hành trình, cùng Naoko đi dạo ở tất cả mọi địa điểm ở Tokyo. Trong tiểu thuyết, nhà văn không mất nhiều trang giấy để miêu tả rõ những cuộc bộ hành của Naoko và Toru đi qua những đâu, không mô tả rõ những việc họ làm và những lời thoại họ nói trên những nẻo đường đó bởi “phần lớn thời gian chúng tôi chỉ cắm cúi đi, cứ thế bước, đi mãi” [9; 66]. Khi chuyển thể lên màn ảnh, đạo diễn Trần Anh Hùng đã xây dựng hẳn những cảnh quay biểu lộ cuộc hành trình đó. Hành trình đi xuyên dưới rừng cây xanh bát ngát, trong màn đêm bao phủ nơi đường phố Tokyo và giữa những ngôi mộ tại một nghĩa trang an nghỉ của những linh hồn nơi cực lạc và trên mỗi hành trình đó “Nàng đi trước, còn tôi thì theo sát đằng sau”. Trần Anh Hùng muốn thông qua những cảnh quay miêu tả cuộc bộ hành của các nhân vật như đó là hành trình đi tìn hạnh phúc, bản ngã cá nhân của con người. Điểm cuối của nghi lễ chữa lành vết thương đó lên đến cao trào cả hai tìm đến những va chạm xác thịt vào chính đêm Naoko tròn 20 tuổi.

Toru yêu Naoko và đến như một điều hiển nhiên nó xảy ra như vậy. Cũng từ đây, anh dấn thân vào hành trình kiếm tìm chính mình và tình yêu, vào quá

trình khám phá, giải mã những tâm tư ám ảnh kì lạ trong Naoko. Chứng kiến những bất ổn trong nội tâm và nước mắt nghẹn ngào của Naoko đêm đó, Toru dường như đã cảm nhận được sự đau đớn của Naoko. Bằng cảnh quay đặc tả khuôn mặt Toru nhìn Naoko đạo diễn đã mang lên màn ảnh những xúc cảm mà nhân vật có hiện hình một cách rõ nét. Đêm đó, Toru đã giúp Naoko cảm nhận về sự tồn tại của mình trong những va chạm cơ thể và họ cùng nhau khám phá cơ thể của nhau. Chính anh đã mang đến cho Naoko khả năng làm tình, đây là lần đầu và cũng là lần duy nhất Naoko có thể. Anh nhẹ nhàng đón nhận Naoko và anh cũng vô tình làm sống dậy vết thương trong Naoko. Câu hỏi mà Toru dành cho Naoko sau khi mọi thứ đã xong “tôi hỏi Naoko tại sao chưa bao giờ nàng ngủ với Kizuki” như nhát dao nhọn cứa sắc vào con tim Naoko, nàng khóc không thành tiếng. Cuộc làm tình hiện ra dưới ngòi bút của nhà văn không mang dục tính mà là trạng thái, là đời sống thực. Và đến với phim, Trần Anh Hùng cũng không mô tả tình dục như bản chất thô tục mà nó như cách để cứu cánh những mảnh vỡ tâm hồn mà thôi. Cuộc làm tình diễn ra trong âm thanh rả rích của mưa rơi, trong tiếng thở hổn hển theo nhịp đập của trái tim của hai nhân vật, Naoko và Toru.

Sau đêm đó, Naoko biến mất. Trong tiểu thuyết, những câu văn mượt mà những u uất đã diễn tả tâm trạng của anh “Một cái gì đó bên trong tôi đã rơi mất, và chẳng gì đến lấp cho tôi chỗ trống ấy trong lòng” [9; 95]. Suốt những tháng ngày đó, Toru tìm đến với những công việc nặng nhọc vì “chừng nào thân xác tôi được hoạt động liên tục thì tôi còn có thể quên được khoảng trống rỗng trong người mình” [9; 96]. Anh vẫn tiếp tục đi chơi gái hai lần nữa bởi “thân thể tôi đói đàn bà” và “trong suốt những lần ngủ với những cô gái kia, tôi đều nghĩ đến Naoko, đến dáng hình trăng trắng của tấm thân trần truồng của nàng trong bóng tối, những tiếng thở dài, những tiếng mưa rơi” [9; 97-98]. Đến với những hình ảnh sinh động trên màn ảnh, đạo diễn Trần Anh Hùng đã khéo léo đan cài những cảnh quay không lời thoại, ở đó chỉ có những hành động của nhân vật cùng lời dẫn chuyện nhưng đã bộc lộ được tất cả những cung bậc cảm xúc của

Toru. Đó là những cảnh quay mô tả Toru đang làm việc trong một nhà máy, trong khu chợ cá,… Đặc biệt, cảnh quay Toru đang ngồi viết thư cho Naoko đã diễn tả được những tâm trạng của anh sau những gì anh đã làm với cô trong đêm sinh nhật. Có thể nói, diễn viên Kenichi Matsuyama đã thể hiện khá tốt trong góc quay cận cảnh khuôn mặt thất thần và đầy ưu tư của Toru. Đạo diễn zoom cảnh tự cận tới xa, từ những dòng chữ bức thư, đến khuôn mặt và toàn cảnh Toru ngồi viết thư trong đêm. Sự lặp lại hai lần nội dung bức thư và giữa đó là khuôn mặt của Toru như muốn nhấn mạnh sự chân thành trong bộc lộ những tâm tư của mình với Naoko.

Trong tiểu thuyết, nhà văn Murakami đã diễn tả tất cả những đau đớn mà Toru đang mang trong mình, những mất mát mà Toru đã trải qua bằng những ngôn từ giàu sức gợi. Khi đưa lên phim, Trần Anh Hùng đã dựng lên những cảnh quay ngắn và cắt cảnh đột ngột mang lại cho người xem những hụt hẫng về hiệu ứng hình ảnh mang lại chưa được cảm nhận hết. Đó là cách đạo diễn thể hiện những đau đớn, mất mát của Toru như những mảnh vỡ tâm hồn đang rỉ máu. Hơn nữa, đây cũng là cách xây dựng phim của các nhà làm phim hiện đại. Sau khi vô tình đánh thức nhận thức của Naoko về Kizuki, Naoko biến mất để lại trong anh một khoảng trống trong cõi lòng giữa không gian bao la. Toru trở về với cuộc sống thường nhật nhưng đó là cuộc sống của những không gian hẹp đến ngột thở để co mình trong nỗi nhớ thương Naoko. Anh lấp đầy khoảng trống đó công việc khuôn vác nặng nhọc, trong cuộc vui với những cô gái trẻ tự do. Anh lặng lẽ bước qua cuộc đời với khuôn mặt không một nụ cười. Trong phim, hầu như các cảnh quay được sử dụng đều là cảnh trung bởi đó là cách đạo diễn thể hiện sự dửng dưng, khách quan của khuôn hình giúp người xem cố gắng nắm bắt những nhân vật trên phim.

Nhưng tình yêu mà anh dành cho Naoko lại có cái gì đó mơ hồ. Cảnh quay chao nghiêng khi Toru đang chạy lên cầu tháng sau khi nhận được lời mời của Naoko tới khu nhà nghỉ Ami đã thấy được những biến động trong tâm hồn của Toru. Anh lo lắng cho sự hoà hợp giữa anh và Naoko mặc dù với Naoko

Một phần của tài liệu luận văn nghệ thuật kể chuyện trong phim rừng nauy của trần anh hùng và tiểu thuyết cùng tên của haruki murak (Trang 77 - 89)