2. Cơ sở thực tiễn.
2.2. Phong cách và phim chuyển thể của đạo diễn Trần Anh Hùng 1 Phong cách của đạo diễn Trần Anh Hùng.
2.2.1 Phong cách của đạo diễn Trần Anh Hùng.
Nhắc đến điện ảnh Việt Nam không thể không kể tên đạo diễn Trần Anh Hùng một đạo diễn điện ảnh người Pháp gốc Việt, người được biết tới nhiều nhất qua các tác phẩm về chủ đề Việt Nam. Sinh ra trên mảnh đất Đà Nẵng thân yêu vào ngày 23 tháng 12 năm 1962 nhưng chủ yếu sống ở Pháp. Phải nói rằng, Trần Anh Hùng là một người sâu sắc, trầm lắng nhưng lại đầy ấn tượng bởi phong cách làm phim hết sức độc đáo, mang đậm vẻ đẹp của Việt Nam.
Ông là đạo diễn của Mùi đu đủ xanh (L’Odeur de la papaye verte), bộ phim duy nhất cho đến nay của điện ảnh Việt Nam lọt vào danh sách đề cử rút gọn của Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất. Phim đã gặt hái thành công tại Liên Hoan Phim Cannes với giải Caméra d’Or 1993, César Best First Feature 1994, và cũng được chọn tranh giải Oscar của Mỹ về thể loại phim nước ngoài xuất sắc nhất (1993 Academy Award Nominee for Best Foreign Language Film). Bên cạnh đó, Trần Anh Hùng còn là đạo diễn của các bộ phim Mùa hè chiều thẳng đứng (À la verticale de l’e’té) được chọn tham gia Liên hoan phim
Canes năm 2000; Xích lô (Cyclo) giành giải thưởng Sư tử vàng cho phim hay nhất tại liên hoan phim Venezia 1995, giải phim hay nhất trong liên hoan phim quốc tế tại Flander (Vương quốc Bỉ) năm 1995; I Come with the rain năm 2008 bộ phim tiếng Anh đầu tiên. Cùng năm 2008, Trần Anh Hùnh được mời làm đạo diễn chuyển thể điện ảnh bộ tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami.
Trần Anh Hùng là một đạo diễn trẻ nhưng những bộ phim của anh luôn tạo được dấu ấn rất riêng, lặng lẽ thâm trầm nhưng ẩn sâu bên trong là những làn sóng đang xô. Toàn bộ kiến thức cũng như kinh nghiệm điện ảnh mà anh có
được đều được học từ nền điện ảnh Pháp và chịu ảnh hưởng từ một số nghệ sĩ điện ảnh châu Âu và Nhật Bản như Bergman, Bresson, Kurosawa, Ozu. Tuy nhiên, phim của anh cũng mang đậm bản sắc Việt Nam riêng biệt.
Đạo diễn Trần Anh Hùng đã từng nói “nghệ thuật điện ảnh có ngôn ngữ riêng của nó mà người xem phải học để hiểu cách bộ phim diễn đạt chứ không phải xem điện ảnh là công cụ giải lao một cách thụ động” [http://giaoduc.edu.vn/news/van-hoa-nghe-thuat-685/dao-dien-tran-anh-hung- khan-gia-khong-phai-la-so-dong-154596.aspx ]. Phim của anh đã mang đến cho khán giả một không gian điện ảnh tràn ngập những cảm xúc khó gọi thành lời, nhưng là rất riêng mà người ta chưa từng gặp gỡ ở bất cứ nơi đâu. Ai đã từng xem phim Mùi đu đủ xanh, Xích lô, Mùa hè chiều thẳng đứng,… sẽ luôn bị ám ảnh bởi cảm giác trầm tư, tĩnh lặng trong cái nhịp điệu của cuộc sống, một dư âm đọng lại sâu sắc. Bởi khi làm phim Anh Hùng khước từ cách làm phim kể chuyện, lối mòn kiểu truyền thống, đi theo kiểm làm phim mới với ngôn ngữ điện ảnh mới: đánh mạnh vào cảm giác của người xem khiến họ thưởng thức
chúng không phải bằng cái đầu duy lý nữa mà bằng cảm giác của ngôn ngữ cơ thể. Có thể thấy, Trần Anh Hùng chọn cách kể chuyện không hướng nhiều đến
nội dung mà hướng nhiều đến cảm giác, "những cảm giác riêng tư có hơi thở rộng rãi, khó nắm bắt" nhưng chính cái đó khiến người ta se lòng và nó đi vào lòng người một cách chậm rãi. Mùi đu đủ xanh, Xích lô, Mùa hè chiều thẳng
đứng… đã mang đến cho khán giả một không gian điện ảnh tràn ngập những
cảm giác khó gọi thành lời, nhưng là rất riêng biệt mà ta chưa từng được gặp ở bất cứ nơi đâu. Đó là những dư vị còn đọng mãi trong lòng khán giả xem phim, nó một “vị thuốc” và vì vậy mà người xem xem đi xem lại, họ xem hàng ngày. Xem phim giúp có có khoảng lặng thời gian để chiêm nghiệm cuộc sống và kịp nhận ra những gì mình chưa thể làm.
Trần Anh Hùng đã từng nói “khi làm phim, tôi luôn trở lại với cái căn bản và cảm xúc tinh tế ban đầu của chính mình. Tôi cũng rất tự tin vào linh cảm và bản năng của mình” [45]. Chính cách làm phim theo cảm giác bản năng này dường
như đã trở thành thế mạnh khiến phim của anh có ngôn ngữ điện ảnh khá riêng biệt. Là một người cầu kỳ và cẩn thận anh làm phim như hoạ sĩ vẽ tranh vậy, mọi tâm hồn và cảm xúc đều được gửi gắm vào bức tranh đang vẽ. Mỗi thước phim quay lên là mỗi trăn trở để tạo nên một bức tranh sống động được tô điểm bằng những âm thanh, màu sắc, và sự chuyển động nhịp nhàng, thơ mộng như những bài thơ trữ tình đầy cảm xúc tạo nên điểm nhấn cảm xúc cho khán giả.
Những hình ảnh trong phim của anh tạo được cảm xúc thẩm mĩ rất đặc biệt cho người xem. Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã từng nhận xét: “Tôi ấn tượng đặc biệt về mặt hình ảnh trong phim của Hùng. Mỗi khuôn hình đẹp như một bức hoạ vậy… Sự cầu kỳ đó đã đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho những bộ phim của Trần Anh Hùng. Phim của đạo diễn Trần Anh Hùng là một bữa tiệc có đầy đủ mùi vị, màu sắc và âm thanh. Ở mỗi cảm giác, người ta đều có thể gắn vào đó một xúc cảm, một tình cảm được minh chứng bằng mỗi hình ảnh, để truyền tải được tất cả ý nghĩa của mình, cần có một phần chiêm bao, một yếu tố biểu tượng mà đạo diễn luôn dày công theo đuổi khai thác” (Theo Tạp chí Cineasie) [45].
Phim của anh đánh mạnh vào hình ảnh thị giác, vào những hình ảnh được hiện lên trên màn ảnh chứ không phải câu chuyện, bởi vậy anh luôn chú trọng trong việc tìm những khuôn hình chứa hình ảnh đẹp, mang đậm hương vị của cuộc sống, để người xem không phải chỉ xem phim mà như đang dự phần vào bộ phim và cảm nhận nó. Anh đã từng tâm sự: “Khi bắt tay vào làm một bộ phim, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là phải tạo ra một đường dây hình ảnh có sức mạnh về tinh thần. Việc tạo sự riêng biệt của hình ảnh trong bộ phim luôn chiếm lĩnh tôi chứ không phải cách kể chuyện thông thường”[45]. Mỗi hình ảnh dựng lên có thể thay cho hàng trăm, hàng ngàn câu chữ viết lên. Bởi vậy mà “Những đạo diễn giỏi về mặt hình ảnh thuờng luôn chú trọng đến “trọng lượng” của hình ảnh và ý ẩn sau đó. Thậm chí hình ảnh đó phải tạo được sức mạnh “tàn nhẫn” của sự kiện” [45 ].
Không chỉ quan tâm tới cách kể chuyện, những hình ảnh, khuôn hình mà đạo diễn Trần Anh Hùng cũng rất chú trọng tới nhân vật trong truyện trong việc lựa chọn diễn viên. Mỗi bộ phim của anh là sự tổng hợp của nhiều diễn viên mới, có những diễn viên chưa một lần đứng trước ống quay nhưng lại tạo nên một hình tượng khó phai. Phải chăng, Anh Hùng khi làm phim đã đi tìm những nhân vật trong truyện đang ẩn khuất sâu trong xã hội. Anh không quan tâm diễn viên đó là nghiệp dư hay chuyên nghiệp, tài năng hay không tài năng, anh lựa chọn diễn viên bởi “chất nhân văn” trên khuôn mặt họ. Khi xem phim của anh, một điều đáng chú ý là những cảnh quay cận khuôn mặt được chú ý rất nhiều bởi theo anh “quay cận để diễn viên thể hiện được chất nội tâm trên khuôn mặt của họ. Với một diễn viên, không có gì diễn tả và biểu đạt nội tâm quý bằng khuôn mặt họ” [45].
Cách đặt tên phim cũng rất đặc biệt, mang đậm “chất Anh Hùng”, nó gợi nhiều về mặt cảm giác nhưng dường như không biểu đạt một điều gì cụ thể về nội dung của bộ phim. Theo đạo diễn thì “tôi luôn lựa chọn những tiêu đề mới nghe qua không có ý nghĩa gì cả và càng ít sự liên hệ để khán giả đoán về nội dung phim càng tốt. Chỉ cần chúng tạo được một chất nhạc hay một chất hình là được” [45].
Có thể nói, phim của Trần Anh Hùng là phim nói về những cảm giác với cái nhìn thị giác. Điều mà đạo diễn quan tâm là những cung bậc cảm xúc trong phim, là những gì bộ phim mang lại cho khán giả và khán giả đã nhận được gì từ những thước phim đó. Với anh, số lượng khán giả là một phần quan trọng những không phải là tất cả mà anh quan tâm tới từng khán giả một. Quan trọng nhất với Hùng là cảm giác và cách để anh truyền tải cảm giác đó đến khán giả. Khán giả có thể ghét, có thể không hiểu câu chuyện, có thể chối bỏ nhân vật… nhưng nó không quan trọng. Điều quan trọng là khi họ xem, họ có cảm giác và nó đi thẳng vào con người mình. (Bài đã đăng trên tạp chí Tạp trí Văn hoá & Đàn Ông, 2.2011). Phim của đạo diễn rất kén người xem, với tiết tấu chậm rãi
nó không phù hợp với những ai ưa thích sự hối hả. Có thể gói gọn phong cách của Trần Anh Hùng trong một câu “nghệ thuật là sự thật đeo mặt nạ”.