CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỈNH ĐẮK LẮK ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY PHỔ THÔNG
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
Phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2013 GDP của tỉnh Đắk Lắk theo giá so sánh năm
2010 là 67.370 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2008- 2013 là 13,6%/năm, đến năm 2010, quy mô nền kinh tế gấp 3,24 lần so với năm 2005; GDP bình quân đầu người đạt 14,54 triệu đồng, gấp 2,82 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, năm 2013 tỷ trọng nông- lâm nghiệp chiếm 39,84%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,08%, dịch vụ chiếm 28,07%. Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ năm 2005 chỉ đạt 39,379 triệu USD thì đến năm 2009 đạt 123,859 triệu USD, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, cao su, tiêu, tinh bột sắn, sắn lát, sản phẩm từ gỗ. Kim ngạch nhập khẩu thời kỳ năm 2005 đạt 16,164 triệu USD thì đến năm 2009 đạt 16,304 triệu USD, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là mủ cao su, phân bón, gỗ tròn, gỗ xẻ, sắt thép.
Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk qua các năm
Ngành 2002 2007 2013
Tổng GDP (tỷ đồng; giá 2010) 21.050 35.60 67.370 Nông lâm ngƣ nghiệp (tỷ đồng) 12.010 1.97 24.850 Công nghiệp xây dựng (tỷ đồng) 3.980 8.120 23.390
Dịch vụ (tỷ đồng) 5.060 9.500 19.130
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk qua các năm
Ngành
Tốc độ tăng trưởng GDP qua các thời kỳ 2001-2010 (%)
2003-2007 2008-2013
Tổng GDP (giá 2010) 11.1 13.6
Nông lâm ngƣ nghiệp 8.4 6.7
Công nghiệp xây dựng 15.4 23.5
Dịch vụ 13,4 15,0
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk
Ngành nông, lâm, thủy sản: sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá ổn định, vững chắc. Trong 5 năm 2008-2013, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành Nông - Lâm - Thủy sản đã đạt 6,7%/năm. Cơ cấu ngành Nông - Lâm - Thủy sản có tỷ trọng giảm dần qua các năm, nhƣng đến năm 2013 vẫn có tỷtrọng cao (41,2%).Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực có dự trữ, phát triển chăn nuôi và nông sản hàng hóa xuất khẩu ngày càng cao.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 23.390 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), gấp khoảng 2,87 lần so với năm 2005. Giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng bình quân 15,4%/năm, nhưng giai đoạn 2006-2010 với sự đầu tƣ mạnh mẽ cho công nghiệp, cùng với huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp, công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã có sự phát triển mạnh mẽ nên tốc độ tăng công nghiệp bình quân giai đoạn này đạt 23,5%/năm. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng lên đáng kể góp phần vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Lao động công nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (chiếm 90% tổng số lao động ngành công nghiệp).
Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường ngày càng được mở rộng, lưu thông hàng hóa thông suốt, đa dạng, phong phú với chất lƣợng ngày một tăng, mẫu mà hàng hóa đẹp, ổn định, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu phát triển kinh tế và tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. Hệ thống chợ có mật độ, bán kính và quy mô hợp lý.
Tổng kim ngạch tăng trưởng khá. Hàng hóa xuất khẩu của tỉnh chủ yếu bao gồm: cà phê, mủ cao su, hạt tiêu, sắn lát, gỗ tinh chế và một số nông lâm sản chế biến khác, hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, phân bón, gỗ tròn, cao su…
Khách du lịch đến tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là khách du lịch nội địa, có tốc độ tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2010, tuy nhiên số lƣợng khách vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có của tỉnh. Sản phẩm du lịch chủ yếu là các “tour” văn hóa - sinh thái và thăm chiến trường xưa kết hợp với dã ngoại, trekkinh, các sản phẩm còn đơn điệu, chủ yếu là khai thác cái sẵn có, chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ nên chƣa tạo ra đƣợc những sản phẩm thực sự hấp dẫn khách. Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật tuy đã đƣợc đầu tƣ nhƣng vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập.
Các dịch vụ khác như vận tải, bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tƣ vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, phục vụ đô thị…đều có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống sinh hoạt cho nhân dân. Các doanh nghiệp ở tỉnh đã tham gia vào sự liên kết hợp tác ở phạm vi liên vùng, liên quốc gia và trở thành một bộ phận hữu cơ trong đó. Tuy nhiên ở đây có điểm yếu là tính liên kết, hợp tác của các doanh nghiệp còn yếu kém, ngay cả trong phạm vi ở địa phương. Hiện cả tỉnh có tới trên 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh có quy mô nhỏ và vừa. Quy mô nhỏ, vốn ít, lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo khan hiếm là nguyên nhân quan trọng dẫn đến trình độ công nghệ sản xuất kinh doanh yếu kém, hạn chế khả năng tham gia vào nền kinh tế mở.
Hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực đã và đang là một thách thức lớn đối với tỉnh Đắk Lắk , xét cả dưới góp độ hiện tại lẫn chuẩn bị cho tương lai. Thực tế nguồn nhân lực của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn xa mới đáp ứng đƣợc một cách đầy đủ và có hiệu quả các đòi hỏi phát triển của tỉnh, của đất nước trong bối cảnh hội nhập. Vì vậy cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông thuộc ngành giáo dục - đào tạo của tỉnh, để tạo nguồn phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Đắk Lắk , đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
2.1.4. Tình hình phát triển bậc học phổ thông thuộc ngành giáo