CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC
1.1.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực ngành giáo dục
Có trình độ học vấn khá cao, hầu hết đƣợc đào tạo cơ bản, hệ thống về chuyên môn nghiệp vụNhìn chung, nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông thuộc ngành giáo dục - đào tạo là lực lƣợng lao động có trình độ học vấn khá cao, đƣợc đào tạo cơ bản, có hệ thống về chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ đào tạo vềchuyên môn nghiệp vụ của lực lƣợng lao động này có một phổ khá rộng:
- Trình độ trung học chuyên nghiệp đối với giáo viên tiểu học.
- Trình độ cao đẳng đối với giáo viên trung học cơ sở và một bộ phận giáo giáo viên tiểu học.
- Trình độ đại học đối với giáo viên trung học phổ thông và một bộ phận giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học.
- Trình độ sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) đối với một bộ phận giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung học cơ sở.
Đặc điểm này của nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông ngành giáo dục - đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị nguồn để có thể đào tạo nguồn nhân lực xã hội có một chất lƣợng cao, phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Kết quả hoạt động của nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội
Nếu hoạt động sản xuất vật chất của con người là sự tác động của con người vào đối tượng vật chất nhằm biến đổi đối tượng ấy và tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người và xã hội, thì hoạt động giáo dục - đào tạo 14 nói chung và hoạt động giảng dạy ở bậc phổ thông nói riêng tác động vào chính con người với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động xã hội, nhằm biến đổi chủthể đó thành con người có nhân cách. Nhờ lĩnh hội được kinh nghiệm của xã hội ngày càng phong phú hơn, cao hơn mà trình độ con người ở thế hệ sau cao hơn thế hệ trước, do đó sức mạnh vật chất và tinh thần của con người ngày càng tăng, khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng lớn.
Hoạt động giảng dạy ở bậc phổ thông là một hoạt động xã hội đặc thù - hoạt động tái sản xuất ra nhân cách và năng lực của con người (con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội), khi trực tiếp tham gia vào sự hình thành nhân cách con người, giáo dục bao hàm cả quá trình tự phát lẫn tự giác, trong đó quá trình tự giác đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách toàn diện, đào tạo con người, hình thành sức mạnh bản chất của con người, để con người tham gia vào các hoạt động xã hội. Cũng chính do đây là một hoạt động đặc thù, nên nó không chỉ tạo ra nguồn để có thể tiếp tục đào tạo lao động có chuyên môn, có kỹ năng...mà nó còn phát triển nhân cách, giáo dục con người
có lý tưởng, phẩm chất đạo đức, làm cho con người sống có ích không chỉ cho chính bản thân mình mà còn cho cả xã hội. Hoạt động này thực chất là khâu trong quá trình giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho sự nghiệp phát triển của xã hội nói chung và của ngành giáo dục - đào tạo nói riêng. Để nó thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông phải đảm bảo chất lƣợng, đƣợc trang bị những yêu cầu cơ bản về kiến thức, trình độchuyên môn, phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghiệp vụ, bề dày kinh nghiệm và đƣợc bố trí đủ về số lƣợng, phù hợp với cơ cấu loại hình nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hoạt động tiên tiến, hiện đại. Bản thân hoạt động nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổthông là một hoạt động mang tính xã hội cao, sản phẩm của nó tạo ra có đáp ứng đƣợc những yêu cầu đòi hỏi của xã hội hay không, điều đó còn phụ thuộc vào 15 môi trường xã hội, vì sản phẩm của hoạt động này tạo ra phải có một quá trình tác động nhất định và phải có một môi trường nhất định mới khẳng định được (chẳng hạn như học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông muốn đƣợc đánh giá là có phẩm chất đạo đức, trình độ kiến thức hay không thì nhất thiết phải có hệthống các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề chiêu sinh và đào tạo - Tức phải có môi trường, có chính sách xã hội thich hợp thì mới đánh giá được sản phẩm của hoạt động này là cao hay thấp). Như vậy môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông. Môi trường xã hội ở đây bao gồm cả môi trường pháp luật, chính sách xã hội (việc làm, thu nhập, trả công lao động...) và sự kết hợp giữa gia đình, các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể với các Trường học, với ngành giáo dục - đào tạo. Kết quả hoạt động cuối cùng của nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông là sản phẩm - người học có nhân cách, phẩm chất đạo đức, trình độ, khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội và tiếp thu
kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ ở các bậc học cao hơn. Vì thực chất hoạt động của nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông là một trong những quá trình giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng, chất lƣợng và nhằm biến đổi nguồn nhân lực theo từng thời kỳ khác nhau cho phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Do vậy nguồn nhân lực xã hội phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông. Để có thể tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nhất định, có kỹ năng vững vàng, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế, thì trước hết đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông có trình độ chuyên sâu, có kỹ năng sƣ phạm, có lòng nhiệt tình với công việc...cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giảng dạy phù hợp. Muốn vậy cần phải có sự quan tâm, đầu tƣ đúng mức của các ngành, các cấp có liên quan cho lĩnh vực này. Chất lƣợng nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc học phổ thông là một trong những yếu tố quyết định đến chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực chung của nền kinh tế, tổ chức, đơn vị Chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung liên quan đến nhiều vấn đề đảm bảo dinh dƣỡng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục - đào tạo và các mối quan hệ khác, trong đó giáo dục - đào tạo mà đặc biệt là giáo dục phổ thông có vai trò quyết định. Nói cách khác việc đào tạo nguồn nhân lực cho một nền kinh tế, một tổchức, đơn vị chỉ có thể thực hiện đƣợc bởi đội ngũ nhân lực ngành giáo dục - đào tạo nói chung và đội ngũ nhân lực là giáo viên dạy bậc phổ thông nói riêng. Đội ngũ nhân lực này bao gồm cả giáo viên dạy tiểu học, giáo viên dạy trung học cơ sở và giáo viên dạy trung học phổ thông. Họ là người trực tiếp kết hợp các yếu tố khác (cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giảng dạy...) để đào tạo ra nguồn chuẩn bị bổ sung cho đội ngũ nhân lực có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho xã hội. Mặt khác chất lƣợng nguồn nhân lực chỉ có thể nâng cao khi được giáo dục - đào tạo, mà trước hết là khi
đƣợc giáo dục ở bậc phổ thông tốt. Nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc học phổ thông là một mắt xích quan trọng của một chu trình phát triển nguồn nhân lực. Nó tạo nên sự chuyển biến về chất (kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi) của nguồn nhân lực. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông cũng là nhân tố ảnh hưởng, quyết định đến chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực cho cả nền kinh tế nói chung hay cho tổ chức, đơn vị nói riêng. Ở nước ta để có một nguồn nhân lực vừa đảm bảo số lƣợng, vừa đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, của sự hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi nguồn nhân lực phải đƣợc đào tạo theo một quy trình nhất định, dù đƣợc đào tạo theo hình thức chính quy, tại chức, từ xa hay dưới dạng một hình thức nào khác và điều đó phụ thuộc lớn vào nguồn nhân lực ngành giáo dục - đào tạo, nhất là nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông. Vì vậy Nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc 17 phổ thông cũng cần phải trang bị những kiến thức, kỹ năng... để đào tạo ra nguồn nhân lực chung cho cả nền kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực là đội ngũgiáo viên dạy bậc phổ thông đảm bảo về cả số lƣợng, chất lƣợng, với cơ cấu phù hợp và chính sách đào tạo, sử dụng hợp lý, có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng nguồn nhân lực của cả nền kinh tế nói chung và của các tổ chức, đơn vị nói riêng.
1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục -