Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 37 - 39)

6. Tông quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4.Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực

Nhận thức là một quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con ngƣời trên cơ sở thực tiễn. Trình độ nhận thức của ngƣời lao động là trình độ phản ánh mức độ sự hiểu biết về chính trị, xã hội và tính tự giác trong hoạt động lao động tạo ra sản phẩm.[14].

Trình độ nhận thức của ngƣời lao động đƣợc biểu hiện rõ nhất ở hành vi, thái độ, tác phong, đạo đức lối sống và cách ứng xử đối với công việc. Từ

đó cho thấy trình độ nhận thức của ngƣời lao động là rất khác nhau, rất phức tạp, khó kiểm soát và nắm bắt đƣợc.

Trình độ nhận thức của ngƣời lao động đƣợc coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực, vì trình độ nhận thức của mỗi ngƣời khác nhau dẫn đến thái độ, hành vi làm việc của ngƣời này khác ngƣời kia nên kết quảcông việc khác nhau, điều này làm cho năng suất, hiệu quả công việc cũng khác nhau. Thái độ là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa động cơ, cảm xúc, nhận thức và tƣ duy dƣới sự tác động của các yếu tố môi trƣờng. Thái độ là cách thức chúng ta suy nghĩ, cảm giác và hành động hƣớng đến một số yếu tố môi trƣờng. Thái độ có thể đi từ tích cực đến tiêu cực. Thái độ là sự phản ánh trung thực bản chất lối sống cá nhân. Nói cách khác, theo nghĩa rộng thái độ là nguyên nhân và kết quả của hành vi. Liên quan đến thái độ, có thể hiểu sự khác biệt giữa con ngƣời chỉ là rất nhỏ, những khác biệt nhỏ này sẽ tạo ra một khác biệt lớn. Khác biệt nhỏ chính là thái độ nhƣng khác biệt lớn có thể là tính tích cực mà cũng có thể là tính tiêu cực và thông thƣờng sự khác biệt duy nhất giữa thành công và thất bại chính là thái độ [19]. Vì vậy, để có thái độ, hành vi tích cực thì phải nâng cao năng lực nhận thức cho ngƣời lao động (còn đƣợc phản ánh ở mức độ hiểu biết xã hội, chính trị...); phải có giải pháp cụ thể để ngƣời lao động nâng cao đƣợc nhận thức, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức và đây là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực.

Nâng cao trình độ nhận thức có thể hiểu là một quá trình đi từ trình độnhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận, từ trình độ nhận thức thông tin đến trình độ nhận thức khoa học...Nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động để học có thái độ, hành vi tích cực, từ đó làm tăng năng suất, hiệu quả công việc. Để nâng cao năng lực nhận thức cho ngƣời lao động cần nâng cao chất lƣợng một cách toàn diện ở cả ba mặt: nâng cao kiến thức,

phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Trình độ nhận thức của ngƣời lao động đƣợc phản ánh thông qua các chỉtiêu trình độ văn hóa, chính trị, xã hội, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác và hợp tác, trách nhiệm và niềm say mê nghề nghiệp, năng động trong công việc, khả năng có thể tiếp thu những kiến thức một các cơ bản và thái độ trong giao tiếp, ứng xử trong công việc, trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 37 - 39)