Giải pháp nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 119 - 121)

6. Tông quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Giải pháp nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực

Trong bối cảnh mới hiện nay, khi nền kinh tế thị trƣờng đang chi phối, tác động mạnh mẽ đến đời sống đội ngũ giáo viên, nhất là số giáo viên trẻ, họ không chịu nhiều ảnh hƣởng của các mô hình giáo dục trong thời bao cấp trƣớc đây (về hình ảnh ngƣời thầy ngày đêm tận tâm, tận lực với nghề, gắn bó với sự nghiệp, tất cả vì học sinh thân yêu), thì cần thiết phải có những hành động cụ thể, định hƣớng nghề nghiệp, giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho đội ngũ giáo viên, để tăng cƣờng bản lĩnh cho họ trƣớc những tác động của mặt trái cơ chế thị trƣờng. Quá trình hội nhập mạnh mẽ đã làm cho vai trò, nhiệm vụ, sứ mệnh của nhà giáo phần nào có sự thay đổi, nên đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy phổ thông tỉnh ĐắkLắk phải hiểu, phải nhận thức đƣợc và phải đáp ứng nhu cầu hội nhập, đáp ứng những đòi hỏi của nghề nghiệp, nhƣ : Phải vững vàng

về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thực hiện trọng trách mà Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó trong hoạt động “vì lợi ích trăm năm trồng ngƣời”; phải có chuyên môn giỏi, nắm vững hệ thống kiến thức của ngành, của lĩnh vực đƣợc đào tạo, có hệ thống trí thức đủrộng để có khả năng đóng vai trò vừa là ngƣời hƣớng dẫn - ngƣời giúp đỡ - ngƣời quản lý đối với ngƣời học; phải có tri thức và kỹ năng sƣ phạm cần thiết, thích hợp để lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng thức hay chiến lƣợc dạy học tốt nhất trên cơ sở cách tiếp cận trí tuệ đa chiều; phải trang bị ở mức thuần thục từ lý luận đến thực tiễn về trí thức, kỹ năng, tâm lý về các lứa tuổi; có kỹ năng tƣ duy độc lập, kỹ năng phán đoán tình huống sƣ phạm để có một tầm nhìn sƣ phạm xã hội; phải sống với triết lý “học tập suốt đời” để có thể phát triển trình độ chuyên môn, tƣ duy sáng tạo, nâng cao năng lực nghề nghiệp; biết duy trì bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu có chọn lọc các luồng văn hoá thế giới để làm những đại diện của tri thức và văn hoá của dân tộc; đặc biệt phải tâm huyết với nghề, với ngƣời học, cam kết gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng ngƣời, nếu không sẽ thiếu sự dấn thân vào nghề, sẽ không có động lực trở thành nhà sƣ phạm chân chính, chuyển tải kiến thức cho thế hệ tƣơng lai.

Để thực hiện tốt đƣợc các mục tiêu, yêu cầu trên, thời gian tới ngành giáo dục đào tạo tỉnh Đắk Lắk phải tập trung thực hiện đồng bộ các nội dung công tác sau:

Thứ nhất, Thƣờng xuyên quán triệt và tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc, của tỉnh có liên quan đến giáo dục - đào tạo đến từng giáo viên, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ giáo viên dạy phổ thông của tỉnh.

Thứ hai, Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong các đơn vị sự nghiệp ngành giáo dục - đào tạo, công khai và lấy ý kiến rộng

rãi ý kiến của đội ngũ giáo viên về các quy định, chế độ, chính sách nhƣ : đào tạo bồi dƣỡng, khen thƣởng, thu nhập...nhằm tạo sự đồng thuận về nhận thức của đội ngũ giáo viên ngành giáo dục - đào tạo nói chung và đội ngũ giáo viên dạy phổ thông nói riêng.

Thứ ba, Giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, uy tín, tâm huyết với nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên; xây dựng và duy trì, phát huy tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, tinh thần phấn đấu, nhiệt huyết, biết giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc, văn hoá cộng đồng của đội ngũ giáo viên dạy phổ thông ở tỉnh.

Thứ tƣ, Giáo dục và làm cho đội ngũ giáo viên phải luôn nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ giảng dạy hết sức cao cả, thiêng liêng và luôn đòi hỏi phải không ngừng cố gắng phấn đấu, học tập, cập nhật kiến thức chuyên môn, tich luỹ vốn sống - kinh nghiệm hoạt động xã hội để có đủ bản lĩnh và uy tín trƣớc ngƣời học, xứng đáng là ngƣời thầy cô giáo.

Thứ năm, Kiện toàn, củng cố bộ máy, bố trí đủ nhân lực có trình độ, năng lực cho hệ thống tổ chức làm công tác quản trị nguồn nhân lực ngành giáo dục đào tạo, đảm bảo có thể thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ sáu, Thƣờng xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể quần chúng để tuyên truyền, giáo dục mọi ngƣời hiểu rõ các chủ trƣơng của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và nhiệm vụ của ngành, của đơn vị, qua đó có chung một nhận thức, hình thức thái độ tích cực trong công việc, dẫn đến việc triền khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)