Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 21 - 31)

1.6. Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam

1.6.1. Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc trên thế giới

1.6.1.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của hoa cúc

Do giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng của cây hoa cúc trên thế giới đã có nhiều nước đi sâu nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như: Kỹ thuật trồng, nhân giống, tạo giống mới, điều kiện ngoại cảnh… và đã có nhiều thí nghiệm cho thấy điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây hoa cúc, đặc biệt là nhiệt độ và ánh sáng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa cúc. Nhiệt độ, ánh sáng không tác động riêng rẽ đến cây hoa cúc mà nó còn phối hợp với nhau một cách kìm hãm hay thúc đẩy đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc.

Theo Strelitus V.P và Zhuravie Y.P (1986) [47], thì tổng tích ôn của hoa cúc là 17000C và nhiệt độ thích hợp là 20 đến 250C, nhiệt độ nhỏ hơn 100C ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa cúc, nhiệt độ lớn hơn 300C ảnh hưởng đến màu sắc chất lượng của hoa.

Theo nghiên cứu của Runkle, Heins, Cameron, Carlson (1998) [43] muốn để cho hoa của giống cúc Snow nở hoa hoàn toàn, tập trung với số lượng lớn cần phải xử lý lạnh 50C trong vòng 6 tuần, sau đó xử lý ánh sáng ngày dài lớn hơn hoặc bằng 10h xử lý quang gián đoạn 4h đêm.

Các tác giả Van Ruiten, De Jong (1984) [52], Okada(1994) [40] cũng cho rằng: sự ra hoa của cây cúc ngoài ảnh hưởng của quang chu kỳ, còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nụ mà còn ảnh hưởng đến sự phân hoá và phát dục của hoa cúc. Nụ được phân hoá nếu gặp nhiệt độ thấp, quá trình phát dục sẽ bị chậm nên hoa cũng nở muộn. Thời gian nở hoa sớm hay muộn tuỳ thuộc vào chế độ nhiệt và đặc tính di truyền của giống.

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự ra hoa của các giống cúc tại châu Âu, Karlsson [34] chia cúc ra làm 3 nhóm:

- Nhóm không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ: trong phạm vi từ 10 đến 270C, nhiệt độ không ảnh hưởng gì đến sự phân hoá và phát dục của hoa. Nhưng nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ trên sẽ ức chế sự ra hoa.

- Nhóm giống bị nhiệt độ thấp ức chế ra hoa: bình thường chúng bắt đầu phân hoá mầm hoa từ 160C trở lên, nhiệt độ thấp hơn 160C sẽ ức chế sự phân hoá hoa.

- Nhóm giống bị nhiệt độ cao ức chế ra hoa: thời điểm bắt đầu phân hoá của nhóm này ở nhiệt độ cao trên 200C, nhưng nếu nhiệt độ quá cao trên 350C kéo dài thì sự phát dục của nụ bị ngừng trệ.

1.6.1.2. Nghiên cứu về phân bón lá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm 1993, Nakamura và Kageyama [37] khi nghiên cứu lượng phân đạm bón cho giống cúc Fukusuke đã kết luận rằng: hàm lượng đạm tốt nhất để cung cấp cho mỗi cây/vụ là 800mg, kết quả này đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và thu được chất lượng hoa cúc trồng chậu rất cao.

1.6.1.3. Nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng

Các chất kích thích sinh trưởng của thực vật là những chất có bản chất hoá học khác nhau nhưng đều có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều khiển sinh trưởng. Tuỳ thuộc vào các chất khác nhau mà chúng có thể tham gia vào các quá trình cơ bản như: điều khiển quá trình phát chồi, tăng trưởng chiều cao, đường kính thân, điều khiển quá trình ra lá, ra hoa, ra rễ (đối với cành giâm, cành chiết..)

Năm 1992, Sanjaya.L [44], khi nghiên cứu ảnh hưởng của 6 công thức xử lý chất điều tiết sinh trưởng là IBA, IAA, NAA, Biorota, Rootonef và đối chứng không xử lý, đã chỉ ra IBA là có hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao số lượng rễ cũng như chiều dài rễ.

Khi nghiên cứu hiệu quả của IBA đến sự ra rễ của cành giâm, Nong Kran.K (1989) [39], đã nhận thấy rằng nồng độ 1000ppm khi xử lý ở các kiểu cúc chùm và cúc đơn cho hiệu quả tốt nhất so với các nồng độ 3000ppm và 8000ppm.

.

Mặc dù cây hoa cúc đã được trồng ở nước ta từ rất lâu, nhưng các kết quả nghiên cứu về cây hoa này vẫn còn hạn chế. Trước năm 1992 các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc tập hợp các kinh nghiệm trồng hoa và phân loại cúc. Từ năm 1993 trở lại đây, cùng với sự xuất hiện của các giống cúc nhập nội mới thì đã có rất nhiều các nghiên cứu về cây hoa này ở các lĩnh vực khác nhau.

1.6.2.1. Nghiên cứu về giống

Hoa cúc được du nhập vào nước ta từ thế kỷ 15, đến đầu thế kỷ 19 đã hình thành một số vùng chuyên trồng cúc, các vùng trồng nổi tiếng hiện nay như Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hải Phòng.

Từ năm 1993 đến 1999 một số giống cúc nhập nội đã được chọn lọc và khẳng định được về vị thế trên thị trường hoa cắt như: CN93 (cúc Trắng) được nhập từ Nhật Bản về, được chọn lọc và được đưa ra sản xuất từ trung tâm Hoa và cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cảnh Viện Di truyền nông nghiệp (DTNN). Đây là giống có ưu điểm phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta có thể trồng nhiều vụ trong năm, hoa to màu sắc đẹp, cành mập thẳng, thời gian sinh trưởng ngắn, độ bền hoa cắt lâu. Ngoài ra một số giống nhập nội đang sử dụng trong sản xuất như: CN97, CN98…là kết quả nghiên cứu, khảo sát, chọn lọc, đánh giá những đặc điểm nông sinh học, năng suất, phẩm chất của Viện DTNN

Để lựa chọn được những giống hoa cúc phù hợp với điều kiện phía Bắc Việt Nam, từ năm 1995 Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành trồng thử nghiệm các giống hoa mới nhập nội, kết quả đã chọn được những giống hoa có năng suất, chất lượng cao như giống CN07-6, Vàng Đông, Chi Trắng, Chi Vàng, Thọ Đỏ, Đỏ Nhung, Tím Sen, Pha Lê...

Ngoài ra trung tâm kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Hà Nội cũng nghiên cứu, chọn lọc một số cúc nhập nội từ tập đoàn giống của Hà Lan, và cũng đã chọn lọc được giống cúc Vàng Đài Loan, đây là giống cúc chủ lực trong vụ Đông hiện nay.

Năm 1998, các tác giả Nguyễn Xuân Linh - Nguyễn Thị Kim Lý [10] đã tiến hành trồng thử nghiệm một số giống cúc và chúng đều sinh trưởng, phát triển tốt, trong đó 2 giống có tiềm năng cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất là CN93, CN98. Hai giống Tím Hồng, Tím Sẫm mặc dù hoa nhỏ hơn nhưng có ưu điểm thân cây thẳng cao, bộ lá gọn, nên có khả năng trồng dày để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

*Những giống địa phương (giống cúc ở Việt Nam)

- Giống cúc vàng Hè Đà Lạt: Cây cao 40 đến 50cm, thân mảnh và cong, phiến lá to, màu xanh vàng, đường kính hoa 4 đến 5cm. Cánh ngắn mềm, màu vàng tươi, chịu nóng tốt, thời gian sinh trưởng 3 đến 4 tháng.

- Cúc Họa mi: Cây cao 40 đến 50cm, khả năng phân cành mạnh, hoa đơn nhỏ, đường kính 3 đến 4cm, cánh dài mềm, màu trắng, khả năng chịu rét kém, thời gian sinh trưởng dài tới 5 đến 6 tháng.

- Cúc chi Đà Lạt: Cây cao 40 đến 50cm cây bụi thân nhỏ cong, phiến lá to mỏng màu xanh nhạt, hoa đơn nhỏ đường kính 2 đến 2,5cm. Cánh vòng ngoài có màu trắng, giữa có màu vàng nhạt. Thời gian sinh trưởng 3 đến 4 tháng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cúc Gấm (cúc Mâm Xôi): Dạng cây bụi cao khoảng 30 đến 40cm khả năng phân cành rất mạnh tạo thành một thế hình hơi tròn trông xa giống như mâm xôi.

Trong sản xuất thường bấm ngọn và cành phụ nhiều lần để tạo cho cây có đường kính tán lớn nhất rất thích hợp cho trang trí khuôn viên, vườn hoa, nhà cửa. Hoa kép nhỏ khoảng 2 đến 3cm có màu vàng nghệ pha đỏ nâu, thời gian sinh trưởng dài nhưng khả năng chịu rét tốt.

- Cúc Đại Đoá Vàng: Còn gọi là Hoàng Long Chảo, cây cao 60 đến 80cm, thân yếu phải có cọc đỡ, dạng hoa kép to, đường kính 8 đến 10cm, cánh dày xếp không chặt, khả năng chịu rét kém nhưng chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng dài từ 5 đến 6 tháng.

- Cúc Kim Tử Nhung: Cây cao 50 đến 60cm, thân cứng, lá dài to, răng cưa sâu có màu xanh đậm, hoa kép to đường kính 8 đến 10cm, hoa có màu vàng nghệ pha đỏ nâu, thời gian sinh trưởng dài nhưng khả năng chịu rét rất tốt. Ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán.

* Những giống cúc mới nhập nội

- Cúc CN93: Là giống cúc trắng nhập nội, được chọn lọc và đưa ra sản xuất từ Trung tâm hoa cây cảnh - Viện Di truyền nông nghiệp. Đây là giống có giá trị kinh tế cao. Thân mập thẳng, lá to xanh, hoa kép to có đường kính từ 10 đến 12cm cánh dày xếp sít chặt, hoa bền, thời gian cắm lọ trên 2 tuần. Thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Năm 1996 giống này đã được công nhận là giống quốc gia và hiện nay được phát triển rất rộng rãi khắp các tỉnh.

- Cúc CN97: Là giống cúc được nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất từ trung tâm Hoa cây cảnh - Viện Di truyền nông nghiệp. Cây cao 55 đến 65 cm, thân to mập, lá xanh dày, hoa kép màu trắng sữa, cánh dày đều, xếp sít chặt, đường kính hoa 10 đến 12cm, khả năng chịu rét tốt.

- Cúc CN98: Là giống cúc được nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất từ Trung tâm Hoa cây cảnh – Viện Di truyền nông nghiệp. Giống cúc CN98 có các đặc điểm giống như cúc CN 93. Cây cao thẳng từ 60 đến 70 cm, hoa to bền mầu vàng chanh, thời gian sinh trưởng ngắn từ 2,5 đến 3 tháng, chịu nóng tốt. Giống cúc CN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

98 đã được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép khu vực hoá năm 1998. Hiện đang phát triển rộng trong sản xuất.

- Cúc vàng Đài Loan: Cây cao 60 đến 70cm, lá xanh dày, hoa kép to có nhiều tầng xếp rất chặt đường kính hoa 10 đến 12 cm. Tuổi thọ của hoa dài, hoa có màu vàng nghệ. Thời gian sinh trưởng từ 5 đến 6 tháng, khả năng chịu rét trung bình.

- Cúc Tím Hè: Cây cao 60 đến 65 cm, thân thẳng mập, lá thuôn dài, răng cưa sâu, hoa to, đường kính hoa 8 đến 10 cm có mầu sẫm.

- Cúc Tím Hà Lan: Cây cao 40 đến 55 cm, phiến lá dày màu xanh đậm, đường kính hoa 5 đến 6 cm, có màu tím hồng.

- Cúc Xanh: Có nguồn gốc từ Pháp Cây cao 50 đến 60 cm. Thân yếu và cong. Lá xanh vàng, hoa kép, có màu xanh lục, cánh hoa nhỏ, dài và xoắn lại trông xa như cuộn len bị rối. Đường kính hoa 6 đến 7 cm. Có thể để một cành hay nhiều cành trên cây.

- Tập đoàn cúc Chi: Có nguồn gốc từ Hà Lan, gồm rất nhiều dòng, giống với màu sắc khác nhau (trắng, tím, vàng, hồng đỏ, cánh sen… hoặc các màu pha lẫn nhau). Đặc điểm chung là thân bụi, cành mảnh và yếu, lá thưa màu xanh nhạt, cây cao từ 40 đến 70cm, hoa đơn hoặc hoa kép, đường kính hoa từ 2 đến 5 cm. Trồng vào vụ Thu Đông, những giống cúc này thường trồng thưa không bẻ nhánh, tỉa nụ con, cho cây sinh trưởng phát triển tự nhiên để thu được nhiều cành hoa trên cây.

Khi nghiên cứu về 30 giống hoa cúc tại Thái Nguyên, tác giả Đặng Thị Tố Nga [2011] [13] đã chọn được 7 giống cúc có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có khả năng chống chịu được sâu bệnh hại, cho năng suất chất lượng hoa cao là giống là C5, C13, CN20, Vàng Thược Dược, Đỏ Bạc Mới, Trắng Đồng tiền, Vàng Pha lê

1.6.2.2. Nghiên cứu về thời vụ

Hoa cúc là loại cây hoa ngày ngắn, sự phân hoá và phát dục của hoa được tác động dưới tác dụng đồng thời của quang chu kì và nhiệt độ. Trong quá trình sinh trưởng, phát dục, dưới tác dụng phối hợp của độ dài chiếu sáng trong ngày và nhiệt độ ở mức độ nhất định mới có thể ra hoa, trong đó độ dài chiếu sáng là yếu tố quan trọng hơn, yêu cầu khắt khe hơn.

Có nhiều giống hoa cúc dưới ánh sáng dài ngày không thể ra hoa được, hoặc những nụ mới được phân hoá thành cũng dừng lại tạo thành hình đầu lá liễu. Chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong điều kiện ngày ngắn đêm dài mới có thể phân hoá hoa và tiếp tục tạo thành hoa. Giữa các giống khác nhau lúc bắt đầu phân hoá mầm hoa và sự sinh trưởng phát dục của hoa yêu cầu độ dài chiếu sáng cũng khác nhau. Vì vậy trong trồng trọt cần nắm vững phản ứng của các giống cúc với độ dài chiếu sáng của từng giống để xác định thời vụ trồng, thời gian ngắt ngọn và biện pháp kỹ thuật cho phù hợp.

Nhờ có bộ giống đa dạng, phong phú, thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, cúc có thể trồng được quanh năm. Căn cứ vào đặc điểm của giống (chịu nóng, chịu lạnh, ngày dài, ngày ngắn), thời tiết khí hậu của từng vùng hoặc nhu cầu thị trường mà có thể bố trí thời vụ cho thích hợp.

Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (1996) [9] qua nghiên cứu và đánh giá một số giống địa phương và nhập nội cho thấy các loại cúc này đều có thể trồng được vào các thời vụ khác nhau như vụ Hè Thu, Thu Đông và Đông Xuân, vì vậy cho phép chũng ta có thể sản xuất hoa cúc quanh năm. Tuy nhiên cần xác định đúng thời điểm trồng cho phù hợp với đặc điểm của các giống hoa.

Theo Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý (1998) [10] sơ bộ đánh giá tập đoàn hoa cúc trong vụ Thu Đông tại Hà Nội đi đến kết luận: Hầu hết các giống cúc sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Thu Đông. Những giống có giá trị kinh tế cao là: CN93, CN97, CN98, Vàng Đài Loan, Tím Xoáy.

Do đặc điểm của cúc là cây ngày ngắn, phản ứng khá chặt với nhiệt độ và ánh sáng, nên ở điều kiện tự nhiên mỗi giống chỉ trồng trong một thời vụ nhất định. Đối với cúc Vàng Thược Dược trồng tại thành phố Thái Nguyên thì Đặng Thị Tố Nga (2011) [13] cho rằng thời vụ trồng hoa cúc Vàng Thược Dược để thu hoạch vào dịp 20/11 là 10/8-20/8 (thời gian sinh trưởng là 90 đến 96 ngày), thời vụ trồng hoa cúc Vàng Thược Dược để thu hoạch vào dịp tết Nguyên đán là 22/11 (thời gian sinh trưởng là 88,3 ngày).

Theo Đặng Văn Đông (2000) [4] thời vụ trồng cúc Singapo đầu đỏ ở Hà Nội là từ 15/7 đến 15/11, tốt nhất trong tháng 9, nếu trồng sớm hay muộn hơn thì năng suất hoa sẽ giảm.

Còn theo Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [12] nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa của một số giống cúc thu hoạch vào dịp lễ, Tết, thu hoạch kết quả:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giống CN97 trồng tháng 5 đến 7 để thu hoạch hoa vào dịp 20/11, vàng Đài Loan trồng 10/10 để thu hoạch dịp Tết, Tím Xoáy trồng 9/12 để thu hoạch 8/3.

Trên cơ sở chọn lọc và đánh giá các mẫu giống, điều tra điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện khí hậu của các vùng trồng hoa. Trung tâm hoa cây cảnh cũng đã đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện quá trình sản xuất hoa cúc trên đồng ruộng bao gồm các biện pháp như: bón phân, chăm sóc, thời vụ căn cứ vào phản ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh có thể trồng cúc vào thời vụ sau:

+ Vụ Xuân – Hè: Trồng tháng 2, 3, 4 thường trồng Hè Vàng Đà Lạt, CN93, Tím Hè, Đỏ Ấn Độ, Chi Vàng Đà Lạt, Chi Trắng Đà Lạt.

+ Vụ Hè – Thu: Trồng tháng 5, 6, 7 thường trồng CN93, CN98.

+ Vụ Thu – Đông: Trồng tháng 9, 10; vụ Đông – Xuân trồng tháng 11, thường trồng các giống cúc Đài Loan, CN97, cúc Đỏ Tiết Dê, giống cúc Singapo.

1.6.2.3. Nghiên cứu về mật độ

Trồng dày giúp tăng số cây thu hoạch, số hoa trên một đơn vị diện tích qua đó làm tăng năng suất hoa. Tuy nhiên, nếu trồng quá dày vừa gây lãng phí giống, giảm kích thước hoa đồng nghĩa với việc sâu bệnh gây hại ở mức độ lớn hơn. Trong điều kiện trồng dày, cây sinh trưởng kém, tích lũy dinh dưỡng kém, năng suất không đảm bảo. Chính vì vậy việc xác định được mật độ, khoảng cách trồng hợp lý sao cho vừa tiết kiệm giống, tận dụng được đất trồng, đồng thời có năng suất và hiệu quả kinh tế cao là hết sức cần thiết.

Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất, chất lượng của cây hoa cúc CN93, Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [12] đã nhận thấy mật độ quá thưa, tuy cây tốt nhưng làm giảm số cây/đơn vị diện tích, dẫn đến năng suất giảm. Còn mật độ quá dày số cây nhiều nhưng chất lượng hoa kém. Do đó mật độ vừa phải 40 đến 45 cây/m2 là thích hợp cho CN93 sinh trưởng và đạt năng suất, chất lượng cao nhất.

1.6.2.4. Nghiên cứu về phân bón lá

Phân bón lá bổ sung thêm thức ăn đặc biệt là nguyên tố vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn.

Cây hoàn toàn không thể phát triển bình thường nếu không có các nguyên tố vi lượng như Bo (B), man gan (Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu), Molipđen (Mo), một

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 21 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)