3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của một số giống hoa cúc vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m.
- Công thức thí nghiệm:
CT1: Vàng Đài Loan ( đối chứng) CT2: Vàng Pha Lê CT3: Trắng Đông CT4: Chi Vàng CT5: Pháo Hoa - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: NL1 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 NL2 CT5 CT3 CT4 CT1 CT2 NL3 CT3 CT2 CT5 CT1 CT4 - Ngày trồng: 04/ 10/ 2013, mật độ trồng: 39 cây/m2
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng
phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m. - Công thức thí nghiệm: CT1: Thời vụ trồng 5/10/2013 (đối chứng) CT2: Thời vụ trồng 15/10/2013 CT3: Thời vụ trồng 25/10/2013 Sơ đồ bố trí thí nghiệm: NL1 CT1 CT2 CT3 NL2 CT2 CT3 CT1 NL3 CT3 CT1 CT2 Mật độ trồng: 39 cây/ m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m.
- Công thức thí nghiệm:
CT1: Mật độ 44 cây /m2 (khoảng cách trồng 15 x 15 cm) (đối chứng) CT2: Mật độ 39 cây/m2 (khoảng cách trồng 17 x 15 cm) CT3: Mật độ 33 cây/m2 (khoảng cách trồng 20 x 15 cm) CT4: Mật độ 27 cây/m2 (khoảng cách trồng 25 x 15 cm) Sơ đồ bố trí thí nghiệm: NL1 CT1 CT2 CT3 CT4 NL2 CT4 CT1 CT2 CT3 NL3 CT3 CT4 CT1 CT2 - Ngày trồng: 06/ 10/ 2013
* Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu Trâu 502 đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 5 m2
, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m.
- Công thức thí nghiệm:
CT1: Không phun (đối chứng) CT2: Nồng độ 0,1 % CT3: Nồng độ 0,2 % CT4: Nồng độ 0,3 % Sơ đồ bố trí thí nghiệm NL1 CT1 CT2 CT3 CT4 NL2 CT4 CT1 CT2 CT3 NL3 CT3 CT4 CT1 CT2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cách phun: Phun ướt đẫm lá, bắt đầu phun sau trồng 10 ngày cho tới khi cây ra hoa, định kỳ 10 ngày / lần.
- Ngày trồng: 07/ 10/ 2013, mật độ trồng: 39 cây/ m2
* Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m. - Công thức thí nghiệm: CT1: Nồng độ 50 ppm (đối chứng) CT2: Nồng độ 60 ppm CT3: Nồng độ 70 ppm CT4: Nồng độ 80 ppm Sơ đồ bố trí thí nghiệm NL1 CT1 CT2 CT3 CT4 NL2 CT4 CT1 CT2 CT3 NL3 CT3 CT4 CT1 CT2
Cách phun: Phun ướt đẫm lá, bắt đầu phun sau trồng 10 ngày cho tới khi cây ra hoa, định kỳ 10 ngày / lần.
- Ngày trồng: 08/ 10/ 2013
Tôi chọn CT1 (50ppm) làm đối chứng vì người dân trồng hoa ở Hữu Lũng sử dụng phổ biến chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T với nồng độ 50ppm.
2.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
Mỗi công thức theo dõi trên 5 cây theo phương pháp đường chéo, có 3 lần nhắc lại, 10 ngày theo dõi một lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Chỉ tiêu về sinh trưởng
Số cây sống
- Tỷ lệ cây sống (%) = x 100 % Tổng số cây trồng
Theo dõi thời gian sinh trưởng 10 ngày theo dõi một lần, theo dõi các chỉ tiêu sau: - Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển được tính từ khi trồng đến khi cây hồi xanh (50%), phân cành (50%), ra nụ (50%), ra hoa (50%).
- Theo dõi đ ộng thái tăng trưởng chiều cao của cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất (ngày thứ 10 sau trồng).
- Theo dõi động thái ra lá (lá/cây): Đếm số lá trên một thân của cây. - Chiều cao cây (cm) được đo từ mặt đất tới đỉnh sinh trưởng
- Cành cấp 1 (cành): đếm số cành trên thân chính * Chỉ tiêu về năng suất
- Số cành hoa thực thu (cành hoa/m2 ): số cành hoa thu được/ô thí nghiệm Số cây nở hoa
- Tỷ lệ cây hoa hữu hiệu ( %) = x 100 % Tổng số cây trồng
* Chỉ tiêu về chất lượng
- Đường kính hoa (cm): được đo bằng thước palme ở nơi to nhất của bông hoa. - Đường kính thân chính (cm) được đo bằng thước palme ở giữa thân.
- Độ bền hoa cắt cắm lọ: Khi hoa đầu tiên hé nở, cắt cắm vào lọ nước sạch mỗi ngày thay nước một lần, xác định số ngày hoa tồn tại (nở, héo, tàn), số ngày cả cành hoa tàn, mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cành.
- Độ bền hoa tự nhiên: Khi hoa đầu tiên hé nở, xác định số ngày hoa tồn tại (nở, héo, tàn), số ngày cả cành hoa tàn, mỗi nhắc lại theo dõi 5 cây hoa.
* Theo dõi tình hình sâu bệnh hại: Chọn ngẫu nhiên 5 điểm trên hai đường chéo ô, mỗi điểm 2 cây. Định kỳ 10 ngày theo dõi 1 lần
- Đối với bệnh hại:
+ Theo dõi tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại ở các cây trong ô thí nghiệm. A
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 % B
A: Số cây bị bệnh B: Tổng số cây điều tra. + Đánh giá mức độ bệnh hại ( - ) Không bị bệnh
( + ) Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB ) < 20% ( ++) Mức độ bệnh hại TB: TLB 20 đến 40%
( +++) Mức độ bệnh hại nặng: TLB > 40% - Đối với sâu hại:
+ Mật độ sâu (con/cây)= tổng số sâu đếm được/tổng số cây điều tra + Mật độ sâu: con/m2= mật độ con/cây x số cây/m2
+ Đánh giá mức độ sâu hại:
(+) Xuất hiện ít: mật độ sâu hại (MĐSH) <5con/m2
(+ +) Xuất hiện TB: MĐSH 5- 10 con/m2
(+ + +) Xuất hiện nhiều: MĐSH >10 con/m2
- Đối với rệp: Đánh giá theo 4 mức độ:
(*) Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá) (** )Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá)
(***) Mức độ nhiều (rệp có số lượng lớn, không nhận ra quần tụ)
(****) Mức độ rất nhiều (rệp có số lượng lớn, đông đặc, ảnh hưởng tới tất cả lá, thân) * Hạch toán thu, chi
Cách tính:
- Tổng thu trên đơn vị diện tích. - Tổng chi trên đơn vị diện tích. - Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi
2.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
Các yếu tố phi thí nghiệm như đất đai, phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh được tiến hành đồng đều ở các công thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phân bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng hoai mục 30 tấn/ha.
+ Phân vô cơ: Đạm ure 330 kg, supe lân 875 kg, kali sunphat: 200 kg/ha + Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 2/3 lân.
+ Phân vô cơ được bón thúc 3 lần
Lần 1: Sau trồng 15 đến 20 ngày, 1/3 đạm, 1/3 kali.
Lần 2: Khi cây phân hoá mầm hoa: 1/3 đạm + 2/3 kali + 1/3 lân. Lần 3: Khi cây có nụ con: 1/3 đạm còn lại.
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phun thuốc trừ sâu bệnh (nếu đến ngưỡng phòng trừ, theo hướng dẫn chung của BVTV).
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển và chất lƣợng hoa của một số giống hoa cúc tại Lạng Sơn
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của một số giống hoa cúc vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng- Lạng Sơn
3.1.1. Khả năng sống sau trồng của các giống hoa cúc trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn Lạng Sơn
Tỷ lệ sống là một chỉ tiêu quan trọng nó quyết định số lượng hoa thu hoạch sau này. Qua theo dõi, số liệu được thể hiện tại bảng 3.1
Bảng 3.1: Khả năng sống sau trồng của các giống tại Hữu Lũng - Lạng Sơn Chỉ tiêu
Công thức Số cây trồng (cây)
Số cây sống (cây) Tỷ lệ sống (%) Vàng Đài Loan (Đ/c) 200 192 96 Vàng Pha Lê 200 194 97 Trắng Đông 200 184 92 Chi Vàng 200 189 94,5 Pháo Hoa 200 183 91,5
Sau khi trồng 10 ngày chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ sống của cây con. Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy tất cả 4 công thức đều có tỷ lệ sống cao trên 90%, cao nhất là giống cúc Vàng Pha Lê tỷ lệ sống đạt 97%, chứng tỏ giống cúc Vàng Pha Lê có chất lượng cây giống đem trồng tốt và khả năng thích nghi với môi trường sống là cao nhất. Tiếp đó là công thức đối chứng có tỷ lệ sống 96%, giống cúc Chi Vàng có tỷ lệ sống đạt 94,5%, giống cúc Trắng Đông có tỷ lệ sống đạt 92%, và thấp nhất là giống cúc Pháo Hoa có tỷ lệ sống đạt 91,5%. Điều này cho thấy giống cúc Pháo Hoa cây con đem trồng không phát triển khỏe mạnh, yếu ớtvà có chất lượng kém hơn so với các công thức khác.
3.1.2. Khả năng sinh trưởng của các giống hoa cúc trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
Sự sinh trưởng và phát triển có thể xem như là hai quá trình biến đổi cả về chất và lượng luôn diễn ra trong cơ thể. Dựa vào mối quan hệ này người ta chia sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sinh trưởng phát triển của cơ thể thực vật ra làm 2 giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng, và sinh trưởng sinh thực. Trong giai đoạn thứ nhất thì hoạt động sinh trưởng và phát triển của các cơ quan rễ, thân, lá chiếm ưu thế. Sang giai đoạn thứ hai thì hoạt động của cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ chiếm ưu thế. Để biết được đặc trưng hình thái của các giống, chúng tôi tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các công thức thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Một số đặc trƣng hình thái các giống cúc thí nghiệm tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
Chỉ tiêu
Công thức
Cây Thân Lá Hoa
CCC (cm) Cành cấp 1 (cành) Dạng hình Mầu sắc Chiều rộng (cm) Thế lá Độ sâu răng cƣa (cm) Màu sắc Kiểu bông Loại hình bông Màu sắc Hình dạng cánh hoa Vàng Đài
Loan (Đ/c) 79,43 3,33 Đứng Xanh 3,43 Xiên 0,41
Xanh đậm Kép, nhiều tầng Dạng chùm Vàng nhạt Cong Vàng Pha Lê 63,20 4,17 Đứng Xanh tím 3,84 Ngang 0,65 Xanh đậm Kép, nhiều tầng Dạng chùm Vàng đậm Thẳng Trắng Đông 65,07 3,80 Đứng Xanh trắng 3,63 Ngang 0,83 Xanh bạc Kép, nhiều tầng Dạng chùm Trắng Cong
Chi Vàng 64,87 5,77 Đứng Xanh 3,70 Xiên 0,58 Xanh đậm Kép, ít tầng Dạng chùm Vàng tươi Cong
Pháo Hoa 73,24 4,67 Đứng Xanh
tím 3,58 Xiên 0,73 Xanh đậm Kép, ít tầng Dạng chùm Đỏ, tím, vàng, trắng Thẳng CV% 2,5 8,7 3,1 5,2 LSD05 3,2 0,7 0,2 0,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, 5 giống cúc thí nghiệm có các đặc trưng về cây, thân, lá, và hoa như sau:
* Cây
Chiều cao cây là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản để phân biệt giống. Nó là đặc tính di truyền, chịu tác động của ngoại cảnh đồng thời phản ánh sát thực tình hình sinh trưởng, khả năng phân cành liên quan đến sự ra hoa của cây, qua bảng 3.2 ta thấy: Chiều cao cây của các giống có sự khác nhau rõ rệt. Công thức đối chứng có chiều cao cây cao nhất 79,43 cm, thứ 2 là giống cúc Pháo Hoa chiều cao cây đạt 73,24 cm, thứ 3 là giống cúc Trắng Đông: 65,07 cm, tiếp đến là giống cúc Chi Vàng có chiều cao cây đạt 64,87 cm. Thấp nhất là giống cúc Vàng Pha Lê chiều cao cây chỉ đạt 63,2 cm. Nguyên nhân có sự khác biệt như trên là do đặc tính của từng giống là khác nhau.
Cành cấp 1: giống cúc Chi Vàng có số cành cấp 1 đạt cao nhất: 5,77 cành, tiếp đến là giống cúc Pháo Hoa: 4,67 cành, đứng thứ 3 là giống cúc Vàng Pha Lê có 4,17 cành, sau đó đến giống cúc Trắng Đông: 3,8 cành, thấp nhất là công thức đối chứng chỉ có 3,33 cành.
Các công thức thí nghiệm đều có dạng hình thân cây đứng. Tuy nhiên mầu sắc thân của mỗi công thức lại khác nhau đặc trưng cho từng giống.
* Lá
Lá là một đặc trưng hình thái cơ bản của giống, và là chỉ tiêu để đánh giá khả năng thích nghi của giống.
Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, chiều rộng lá của các công thức là khác nhau, dao động từ 3,43 đến 3,84 cm, cao nhất là giống cúc Vàng Pha Lê có chiều rộng lá: 3,84 cm, tiếp đến là giống cúc Chi Vàng: 3,7 cm, giống cúc Trắng Đông có chiều rộng lá đạt 3,63 cm, giống cúc Pháo Hoa có chiều rộng lá đạt 3,58 cm, thấp nhất là công thức đối chứng: 3,43 cm.
Độ sâu răng cưa của lá dao động từ 0,41 đến 0,83 cm, cao nhất là giống cúc Trắng Đông: 0,83 cm, tiếp đến là giống cúc Pháo Hoa có độ sâu răng cưa đạt 0,73 cm, giống cúc Vàng Pha Lê có độ sâu răng cưa là 0,65 cm, sau đó là giống cúc Chi Vàng: 0,58 cm, thấp nhất là công thức đối chứng: 0,41 cm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Giống cúc Vàng Đài Loan (đ/c), giống cúc Chi Vàng và giống cúc Pháo Hoa có thế lá xiên, còn giống cúc Vàng Pha Lê và giống cúc Trắng Đông có thế lá ngang. Giống cúc Trắng Đông lá có màu xanh bạc, các công thức còn lại lá đều có màu xanh đậm.
Vậy đặc trưng hình thái lá phần lớn là do giống qui định, và trong đó có một phần của yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, đất đai, chế độ chăm sóc tác động tạo nên các đặc trưng riêng của mỗi giống.
* Hoa
Mỗi giống có một kiểu hoa khác nhau, giống cúc Vàng Đài Loan (đ/c), giống cúc Vàng Pha Lê, giống cúc Trắng Đông đều cho hoa kép nhiều tầng, và to. Giống cúc Chi Vàng và giống cúc Pháo Hoa có kiểu bông kép ít tầng và nhỏ.
Màu sắc hoa của 5 công thức thí nghiệm cũng khác nhau: Giống Vàng Đài Loan (đ/c) hoa có màu vàng nhạt, giống Pha lê hoa có màu vàng đậm, giống Trắng Đông hoa có màu trắng, Chi Vàng hoa có màu vàng tươi và Pháo Hoa hoa có pha trộn các màu đỏ, tím, vàng, trắng .
Từ kết quả theo dõi ở trên ta thấy, ở mỗi công thức thí nghiệm có đặc trưng hình thái về cây, thân, lá và hoa ở các công thức là khác nhau, nguyên nhân của sự khác nhau đó là do giống qui định và do sự thích nghi của cây đối với môi trường.
3.1.3. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của 5 giống hoa cúc trồng thí nghiệm
Bảng 3.3: Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của 5 giống hoa cúc trồng thí nghiệm
Đơn vị: Ngày
Chỉ tiêu Công thức
Thời gian từ trồng đến ngày ... Hồi xanh (50%) Phân cành (50%) Ra nụ (50%) Nở hoa (50%) Vàng Đài Loan (Đ/c) 7,5 45,0 92,0 135,0