Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và nở hoa của cúc Pha Lê tạ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 47)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

3.2.1Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và nở hoa của cúc Pha Lê tạ

điểm trồng khác nhau

Ở các thời điểm trồng khác nhau, do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, và lượng mưa khác nhau nên đã gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của các công thức. Và sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ trong bảng 3.6.

Bảng 3.6: Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển và nở hoa của cúc Pha Lê tại các thời điểm trồng khác nhau

Chỉ tiêu

Công thức

Tỷ lệ sống (%)

Kích thƣớc cây khi có nụ Thời gian từ trồng đến nở hoa 50% (ngày) Chiều cao cây (cm) Số lá/ cây (lá) Đường kính thân (cm) 5/10/2013 (đ/c) 90,0 46,73 24,3 0,45 96 15/10/2013 97,0 55,12 26,3 0,56 93 25/10/2013 97,5 53,63 25,4 0,46 90 CV% 1,6 1,8 9,8 LSD05 1,8 1,0 0,1 - Công thức thí nghiệm: CT1: Thời vụ trồng 5/10/2013 (đối chứng) CT2: Thời vụ trồng 15/10/2013 CT3: Thời vụ trồng 25/10/2013

Từ kết quả bảng 3.6 cho thấy, trong 3 thời điểm trồng thì thời điểm 3 trồng ngày 25/10 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,5%, sau đó là thời điểm 2 trồng ngày 15/10 đạt 97%, thấp nhất là thời điểm trồng 15/10/2013: 90%.

Khi cây hoa sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định thì nụ hoa bắt đầu xuất hiện, qua theo dõi thí nghiệm cho thấy: chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm khác nhau, CT2 trồng ngày 15/10 có chiều cao cây lớn nhất (55,12 cm) và cao hơn chắc chắn CT1 trồng 15/10/2013 (đ/c) ở mức tin cậy 95%, tiếp đến là CT3 trồng ngày 25/10 có chiều cao cây đạt 53,63 cm, thấp nhất là công thức đối chứng trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngày 5/10, chiều cao cây chỉ đạt 46,73 cm. Chiều cao cây có thể không tương ứng với thời gian sinh trưởng của cây, cây cao có thời gian sinh trưởng ngắn, cây thấp có thời gian sinh trưởng dài. Điều đó là do ở các thời vụ trồng khác nhau thì điều kiện thời tiết khác nhau, đặc biệt là nhiệt độ và thời gian chiếu sáng khác nhau đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Số lá trên cây khi cây hoa cúc có nụ ở các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 24,3 đến 26,3 lá. Qua xử lý thống kê cho thấy: CT2 trồng ngày 15/10 có số lá (26,3 lá/ cây), CT3 trồng ngày 25/10 có số lá (25,4 lá) cao hơn chắc chắn CT1 trồng 15/10/2013 (đ/c) ở mức độ tin cậy 95% .

- Đường kính thân khi cây hoa cúc có nụ ở các công thức thí nghiệm dao động từ 0,45 cm đến 0,56 cm. Qua xử lý thống kê cho thấy CT2 trồng ngày 15/10 có đường kính thân (0,56 cm) cao hơn chắc chắn CT1 trồng 15/10/2013 (đ/c) ở mức độ 95%. CT3 trồng ngày 25/10 có đường kính thân (0,46 cm), vậy CT3 trồng ngày 25/10 có đường kính thân tương đương với CT1 trồng 15/10/2013 ( đ/c) ở mức độ tin cậy 95%.

- Thời gian sinh trưởng của các thời vụ dao động từ 90 đến 96 ngày, CT3 trồng ngày 25/10 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất: 90 ngày, sau đó là CT2 trồng ngày 15/10: 93 ngày, thời gian sinh trưởng dài nhất là CT1 trồng 15/10/2013 (đ/c): 96 ngày.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 47)