Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến các giai đoạn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 69)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

3.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến các giai đoạn

trưởng phát triển của hoa cúc Pha Lê

Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng của cây có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất và chất lượng hoa, từ đó làm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với cây hoa, để tăng cao hiệu quả kinh tế thì việc kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sinh trưởng đúng thời điểm cần thiết là cực kỳ quan trọng. Trong quá trình làm thí nghiệm, số liệu của các giai đoạn sinh trưởng được theo dõi ở bảng 3.19

Bảng 3.19: Ảnh hƣởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của hoa cúc Pha Lê

Đơn vị: Ngày

Công thức

Thời gian từ trồng đến ngày ... Hồi xanh 50% Phân cành 50% Ra nụ 50% Nở hoa 50% Không phun (Đ/C) 6,5 33,0 46,5 94,0 0,1% 6,7 35,7 46,7 95,7 0,2% 7,0 37,0 48,7 99,2 0,3% 7,0 38,0 47,3 101

Thời gian cây con hồi xanh là thời kỳ đánh giá khả năng thích ứng của giống với điều kiện môi trường thay đổi.

Qua bảng số liệu ta thấy, ngày hồi xanh của các công thức không có sự chênh lệch nhiều, dao động từ 6,5 đến 7,0 ngày. CT1(đ/c) có thời gian hồi xanh là nhanh nhất 6,5 ngày. Chậm nhất là CT3 (0,2%) và CT4 đều có thời gian hồi xanh là 7 ngày chậm hơn so với công thức đối chứng là 0,5 ngày. CT2 (0,1%) có thời gian hồi xanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là 6,7 ngày. Ở giai đoạn này cây hoa vẫn chủ yếu sử dụng dinh dưỡng có sẵn, nên giữa các công thức không có sự biến động nhiều.

- Thời gian phân cành của các công thức dao động từ 33 đến 38 ngày. Sớm nhất là CT1(đ/c) có thời gian phân cành là 33 ngày, tiếp đó là CT2 (0,1%) có thời gian phân cành là 35,7 ngày, chậm hơn so với công thức đối chứng 2,7 ngày, CT3 có thời gian phân cành là 37 ngày, CT4 (0,3%) có thời gian phân cành chậm nhất là 38 ngày.

Ở giai đoạn này đã có sự chênh lệch thời gian phân cành giữa các công thức một cách rõ rệt, chứng tỏ rằng với các nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 khác nhau thì có sự thay đổi thời gian phân cành giữa các công thức thí nghiệm.

- Thời gian từ trồng đến ra nụ, ra hoa là thời kỳ quyết định đến hiệu quả kinh tế. Khi cây trồng sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định thì nụ hoa bắt đầu xuất hiện. Quá trình theo dõi thí nghiệm cho thấy, thời gian ra nụ của các CT2 (0,1%), CT3 (0,2%) và CT4 (0,3%) đều cao hơn so với CT1(đ/c). Công thức đối chứng có thời gian xuất hiện nụ 50% là 46,5 ngày. CT2 (0,1%) có thời gian xuất hiện nụ 50% là 46,7%. CT4 (0,3%) có thời gian xuất hiện nụ 50% là 47,3%. Chậm nhất là CT3 (0,2%), có thời gian xuất hiện nụ 50% là 48,5 ngày.

- Thời gian từ trồng tới nở hoa 50%: các công thức thí nghiệm có thời gian ra hoa tăng dần từ CT1(đ/c) tới CT4 (0,3%). Nhanh nhất vẫn là CT1(đ/c), với 94 ngày. CT2 (0,1%) là 95,7 ngày, CT3 (0,2%) thời gian nở hoa 50% là 99,2 ngày và chậm nhất là CT4, thời gian nở hoa 50% sau khi trồng là 101 ngày chậm hơn so với đối chứng 7 ngày.

Qua phân tích số liệu ở trên ta thấy, phun phân bón lá Đầu Trâu 502 có tác dụng kéo dài thời gian sinh trưởng của giống cúc Pha Lê so với công thức đối chứng.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 69)