Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 32 - 35)

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nội dung

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa cúc tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của một số giống hoa cúc vụ Đông Xuân năm 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

+ Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

+ Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu Trâu 502 đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

+ Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của một số giống hoa cúc vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

Thí nghiệm gồm 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m.

- Công thức thí nghiệm:

CT1: Vàng Đài Loan ( đối chứng) CT2: Vàng Pha Lê

CT3: Trắng Đông CT4: Chi Vàng CT5: Pháo Hoa

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

NL1 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

NL2 CT5 CT3 CT4 CT1 CT2

NL3 CT3 CT2 CT5 CT1 CT4

- Ngày trồng: 04/ 10/ 2013, mật độ trồng: 39 cây/m2

* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

Thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m.

- Công thức thí nghiệm:

CT1: Thời vụ trồng 5/10/2013 (đối chứng) CT2: Thời vụ trồng 15/10/2013

CT3: Thời vụ trồng 25/10/2013 Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

NL1 CT1 CT2 CT3

NL2 CT2 CT3 CT1

NL3 CT3 CT1 CT2

Mật độ trồng: 39 cây/ m2

* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m.

- Công thức thí nghiệm:

CT1: Mật độ 44 cây /m2 (khoảng cách trồng 15 x 15 cm) (đối chứng) CT2: Mật độ 39 cây/m2 (khoảng cách trồng 17 x 15 cm)

CT3: Mật độ 33 cây/m2 (khoảng cách trồng 20 x 15 cm) CT4: Mật độ 27 cây/m2 (khoảng cách trồng 25 x 15 cm) Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

NL1 CT1 CT2 CT3 CT4

NL2 CT4 CT1 CT2 CT3

NL3 CT3 CT4 CT1 CT2

- Ngày trồng: 06/ 10/ 2013

* Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu Trâu 502 đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m.

- Công thức thí nghiệm:

CT1: Không phun (đối chứng) CT2: Nồng độ 0,1 %

CT3: Nồng độ 0,2 % CT4: Nồng độ 0,3 % Sơ đồ bố trí thí nghiệm

NL1 CT1 CT2 CT3 CT4

NL2 CT4 CT1 CT2 CT3

NL3 CT3 CT4 CT1 CT2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cách phun: Phun ướt đẫm lá, bắt đầu phun sau trồng 10 ngày cho tới khi cây ra hoa, định kỳ 10 ngày / lần.

- Ngày trồng: 07/ 10/ 2013, mật độ trồng: 39 cây/ m2

* Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.

Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m.

- Công thức thí nghiệm:

CT1: Nồng độ 50 ppm (đối chứng) CT2: Nồng độ 60 ppm

CT3: Nồng độ 70 ppm CT4: Nồng độ 80 ppm Sơ đồ bố trí thí nghiệm

NL1 CT1 CT2 CT3 CT4

NL2 CT4 CT1 CT2 CT3

NL3 CT3 CT4 CT1 CT2

Cách phun: Phun ướt đẫm lá, bắt đầu phun sau trồng 10 ngày cho tới khi cây ra hoa, định kỳ 10 ngày / lần.

- Ngày trồng: 08/ 10/ 2013

Tôi chọn CT1 (50ppm) làm đối chứng vì người dân trồng hoa ở Hữu Lũng sử dụng phổ biến chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T với nồng độ 50ppm.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)