Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thá

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 64)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

3.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trưởng chiều cao hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Động thái tăng trưởng chiều cao cây phản ánh khả năng sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Chiều cao cây nó phụ thuộc và nhiều yếu tố như: đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc... vv. Qua quá trình theo dõi các công thức thí nghiệm, chúng tôi thu thập số liệu về sự tăng trưởng chiều cao cây và trình bày ở bảng 3.17.

Bảng 3.17: Ảnh hƣởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái tăng trƣởng chiều cao hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Đơn vị: cm

Công thức Ngày sau trồng

10 20 30 40 50 60 70 80 Không phun (Đ/C) 4,75 9,79 20,83 37,81 47,77 52,25 57,27 60,87 0,1% 4,85 10,59 22,22 40,37 50,99 54,21 60,27 63,40 0,2% 4,66 9,39 21,29 38,29 47,41 52,39 58,40 61,73 0,3% 4,69 9,70 20,89 40,19 48,71 52,74 58,23 61,67 CV % - - - 1,3 LSD05 - - - 1,5 Số ngày Cm 0 10 20 30 40 50 60 70 10 20 30 40 50 60 70 80 CT1 CT2 CT3 CT4

Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái tăng trưởng chiều cao hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

- Công thức thí nghiệm:

CT1: Không phun (đối chứng) CT2: Nồng độ 0,1 %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CT3: Nồng độ 0,2 % CT4: Nồng độ 0,3 %

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy, ở giai đoạn đầu sau trồng 10 ngày chiều cao cây của các công thức không có sự biến động nhiều từ 4,66 đến 4,85 cm. Điều này được giải thích do cây mới bén rễ hồi xanh nên bộ rễ còn non yếu, khả năng hấp thu dinh dưỡng vào cây còn ít. Cây chủ yếu sử dụng dinh dưỡng có sẵn. Đó là do cây con mới chuyển từ vườn ươm ra sản xuất nên mất thời gian để thích nghi với môi trường mới, sự hấp thu dinh dưỡng lúc này còn hạn chế do bộ rễ và lá chưa phát triển Việc xử lý phân bón lá Đầu trâu 502 cho cây vào thời điểm này chủ yếu giúp cây nhanh phục hồi, bén rễ hồi xanh để thích nghi với môi trường mới. Tuy nhiên ở những giai đoạn tiếp theo hiệu quả của phân bón lá Đầu trâu 502 được thể hiện rất rõ:

Sau trồng 20 ngày, chiều cao cây ở các công thức đã tăng lên nhiều. Chiều cao cây lớn nhất là ở CT2 (0,1%): 10,59 cm, tiếp đến công thức 1: 9,79 cm, CT4: 9,70 cm và thấp nhất là CT3: 9,39 cm.

Sau trồng 30 ngày, chiều cao của các công thức tiếp tục tăng nhanh. Chiều cao cây biến động từ 20.83 đến 22,22 cm. Cao nhất là ở CT2 (0,1%): 22,22 cm. CT3 (0,2%) có chiều cao cây đạt 21,29 cm, CT4 (0,3%) đạt 20,89 cm, thấp nhất là công thức đối chứng: 20,83 cm.

Sau trồng 40 ngày, khi cây đang bắt đầu ra nụ thì chiều cao cây ở các công thức tăng lên rõ rệt. Chiều cao cây lớn nhất ở CT2 (0,1%): 40,37 cm, thấp hơn là CT4 (0,3%): 40,19 cm, tiếp đến là CT3 (0,2%): 38,29 cm và thấp nhất là công thức đối chứng: 37,81 cm.

Sau trồng 50 ngày, chiều cao cây của các công thức tiếp tục tăng lên rõ rệt, cao nhất vẫn là CT2 (0,1%): 50,99 cm, tiếp đó là CT4 (0,3%): 48,71 cm, tiếp đến là công thức đối chứng: 47,77 cm, CT3 đạt 47,41 cm.

Sau trồng 60 ngày, chiều cao cây ở các công thức vẫn tiếp tục tăng và dao động từ 52,25 đến 54,21 cm. Trong đó CT2 (0,1%) vẫn có chiều cao cây lớn nhất, và thấp nhất là công thức đối chứng.

Sau trồng 70 ngày, chiều cao cây của các công thức ở giai đoạn này vẫn tăng nhưng chậm hơn các giai đoạn trước. Cao nhất là CT2 (0,1%): 60,27 cm, tiếp đó là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CT3 (0,2%) đạt 58,40 cm, CT4 (0,3%): 58,23 cm, thấp nhất vẫn là công thức đối chứng: 57,27 cm. Điều này chứng tỏ rằng, khi phun phân bón lá Đầu trâu 502 cho cúc Pha lê ở các nồng độ khác nhau đã làm tăng chiều cao cây so với không phun. Qua 80 ngày theo dõi chỉ tiêu chiều cao cây cho thấy: Phun phân bón lá Đầu trâu 502 với các nồng độ bón khác nhau thì chiều cao cây ở các công thức cũng khác nhau, dao động từ 60,87 đến 63,40 cm. Trong 4 công thức thí nghiệm thì CT2 (0,1%) có chiều cao cây cao nhất (63,4 cm) và cao hơn chắc chắn CT1 (đ/c) ở mức độ tin cậy 95% , CT3 (0,2%) và CT4 (0,3%) có chiều cao cây tương đương CT1 đối chứng.

Điều này cho thấy, khi áp dụng phun phân bón lá Đầu Trâu với 3 nồng độ đưa vào nghiên cứu thí nghiệm thì ảnh hưởng tốt nhất đến phát triển chiều cao cây cúc Pha Lê là CT2 nồng độ (0,1%).

3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Bảng 3.18: Ảnh hƣởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Đơn vị: Lá

Công thức Ngày sau trồng

10 20 30 40 50 Không phun (Đ/C) 5,60 10,63 17,40 21,40 23,30 0,1% 6,40 11,47 19,27 23,87 25,93 0,2% 6,47 11,27 18,60 22,60 24,00 0,3% 6,60 10,40 17,53 21,60 23,80 CV% - - - - 2,2 LSD05 - - - - 1,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số ngày Số lá 0 5 10 15 20 25 30 10 20 30 40 50 CT1 CT2 CT3 CT4

Biểu đồ 4: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Số lá/cây là chỉ tiêu biểu hiện sự sinh trưởng của cây và mang đặc tính di truyền của giống.

Từ số liệu bảng 3.18 cho thấy: Sau trồng 10 ngày số lá trên cây ở các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều, chúng dao động từ 5,60 đến 6,60 lá.

Sau trồng 20 ngày số lá ở các công thức đã tăng lên, cao nhất là CT2 (0,1%) có 11,47 lá/cây, tiếp đó là CT3 (0,2%) có 11,27 lá/cây, công thức đối chứng có 10,63 lá và thấp nhất là CT4 có 10,40 lá.

Sau trồng 30 ngày số lá ở các công thức thí nghiệm đã tăng lên đáng kể, cao nhất là CT2 (0,1%) đạt 19,27 lá/cây, tiếp đó là CT3 (0,2%) có 18,60 lá/cây, đứng thứ 3 là CT4 (0,3%) với 17,53 lá/cây, thấp nhất là công thức đối chứng có 17,40 lá/cây. Chứng tỏ rằng khi chúng ta phun phân bón lá Đầu trâu 502 thì cây hoa cúc Pha lê ra lá nhanh hơn so với không phun.

Sau trồng 40 ngày đây là giai đoạn cây hoa cúc mẫn cảm với phân bón lá nhất. Do cúc Pha lê là cây ngày ngắn, càng vào gần giữa Đông ngày càng ngắn dần, nhiệt độ không khí và thời gian chiếu sáng giảm mạnh, nên cây bắt đầu có sự phân hóa mầm hoa và tốc độ ra lá cũng chậm lại. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, CT2 (0,1%) đạt 23,87 lá/cây, CT3 (0,2%) có 22,60 lá/cây, đứng thứ 3 là CT4 (0,3%) có 21,60 lá/cây, thấp nhất vẫn là công thức đối chứng đạt 21,40 lá/cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sau trồng 50 ngày số lá của cây hoa cúc Pha lê ở các công thức tăng không nhiều và khi cây bắt đầu có nụ thì số lá trên thân chính đạt tối đa. Số lá/cây cao nhất ở CT2 (0,1%) đạt 25,93 lá/cây có số lá cao hơn chắc chắn CT1 không phun (đ/c) ở mức độ tin cậy 95%, CT3 đạt 24,0 lá/ cây và CT4 (0,3%) có 23,80 lá/cây tương đương số lá CT1 (đ/c) 23,30 lá/cây.

Như vậy là CT2 (0,1%) phun phân bón lá Đầu Trâu nồng độ (0,1%) có tác dụng tăng số lá trên cây. Điều đó chứng tỏ số lá/cây là một đặc điểm của giống, việc áp dụng các nồng độ dinh dưỡng khác nhau ảnh hưởng không nhiều đến số lá/cây.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)