Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 76)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

3.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T

thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Số lá trên cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố chiều cao cây. Số lá của cây tăng dần và đạt cực đại khi cây ra nụ, ra hoa. Động thái ra lá của cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây, nó phụ thuộc vào điều kiện môi trường và chế độ chăm sóc. Lá là bộ phận chính của cây để quang hợp, ngoài ra lá còn làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cây. Số lá ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ phản ánh khả năng sinh trưởng phát triển của cây trong giai đoạn đó. Giai đoạn có số lá nhiều thì cây quang hợp tốt nhất, và khả năng sau này sẽ có hoa to và đẹp, bền. Giai đoạn 60 đến 70 ngày sau trồng, khả năng ra lá của các công thức thí nghiệm bắt đầu dừng lại vì cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, cây dồn toàn bộ chất dinh dưỡng cho quá trình hình thành và nở hoa.

Sau trồng 10 ngày chúng tôi tiến hành theo dõi động thái ra lá của cây ở các công thức thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.24

Bảng 3.24: Ảnh hƣởng của nồng độ chất kích thích sinh trƣởng Gibber 4T đến động thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Đơn vị: Lá

Công thức Ngày sau trồng

10 20 30 40 50 60 50 ppm (Đ/C) 4,40 7,27 12,27 17,47 22,00 24,53 60 ppm 4,53 8,07 12,45 17,80 23,60 25,13 70 ppm 5,87 9,40 13,13 18,00 23,73 26,60 80 ppm 4,67 8,80 12,60 17,67 22,80 25,47 CV% - - - - - 0,9 LSD05 - - - - - 0,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số ngày Số lá 0 5 10 15 20 25 30 10 20 30 40 50 60 CT1 CT2 CT3 CT4

Biểu đồ 6: Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến động thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Qua bảng số liệu ta thấy, số lá ở các công thức dao động từ 24,53 đến 26,60, cao nhất là CT3 (70 ppm): 26,60 lá/cây. Tiếp đến là CT4 (80 ppm): 25,47 lá/cây, CT2 (60 ppm): 25,13 lá/cây. Thấp nhất là công thức đối chứng: 24,53 lá/cây. Qua xử lý thống kê cho thấy: CT2 (60 ppm), CT3 (70 ppm), CT4 (80 ppm) có số lá/ cây cao hơn CT1 (50 ppm) (Đ/C) ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy, việc phun chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T với 4 nồng độ khác nhau có làm ảnh hưởng đến số lá trên cây của hoa cúc Pha lê.

3.5.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa cúc Pha Lê giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa cúc Pha Lê

Chu kỳ sống của hoa cúc được chia làm 2 giai đoạn: sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Khi cây đạt được chiều cao và số lá nhất định sẽ chuyển sang giai đoạn ra nụ, nở hoa. Để xác định được ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến sinh trưởng và phát triển của cúc Pha lê, chúng tôi đã tiến hành theo dõi từ trồng đến khi nở hoa và kết quả được trình bày ở bảng 3.25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.25: Ảnh hƣởng của nồng độ chất kích thích sinh trƣởng Gibber 4T đến các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của hoa cúc Pha Lê

Đơn vị: Ngày

Công thức Thời gian từ trồng đến ngày... Hồi xanh 50% Phân cành 50% Ra nụ 50% Nở hoa 50% 50 ppm (Đ/C) 7,1 30,2 43,5 88,6 60 ppm 7,2 35 46,5 93 70 ppm 7,0 38 51 103 80 ppm 7,0 39 50 99,2

Qua bảng số liệu ta thấy: Khi phun Gibber 4T với nồng độ 50 ppm thì CT1 (50 ppm) (đ/c) có thời gian hồi xanh, phân cành, ra nụ, hé nở và hoa nở rộ là nhanh nhất. Khi phun Gibber 4T cho hoa với nồng độ cao hơn thì thời gian từ khi cây hồi xanh đến khi hoa nở cũng kéo dài hơn. Dài nhất là CT3 (70 ppm), thời gian nở hoa là 103 ngày, CT4 (80 ppm) là 99,2 ngày, và CT2 (60 ppm) là 93 ngày.

Điều này cho thấy việc phun chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T cho hoa với nồng độ thấp (50 ppm) đã làm cho hoa sinh trưởng và phát triển, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa diễn ra sớm so với nồng độ cao (70 ppm) thì đã kéo dài thời gian sinh trưởng của cây 103 ngày.

3.5.4. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến năng suất, chất lượng của hoa cúc Pha Lê suất, chất lượng của hoa cúc Pha Lê

Chính từ những khác biệt về chiều cao cây, số lá/cây, tốc độ nở hoa ... mà năng suất và chất lượng hoa ở các công thức cũng khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.26

Bảng 3.26: Ảnh hƣởng của nồng độ chất kích thích sinh trƣởng Gibber 4T đến năng suất, chất lƣợng của hoa cúc Pha Lê

Công thức Tỷ lệ cành hoa thực thu (%) Tỷ lệ hoa loại 1 (%) Tỷ lệ hoa loại 2 (%) Chiều dài cành hoa (cm) Đƣờng kính hoa (cm) Độ bền hoa cắt cắm lọ (ngày) Độ bền hoa tự nhiên (ngày) 50 ppm (Đ/C) 92,5 51,5 41,0 65,4 10,5 11,6 19,0 60 ppm 95,0 56,5 38,5 65,6 11,9 11,7 19,5 70 ppm 97,5 60,5 37,0 68,3 12,2 13,5 20,5 80 ppm 96,5 58,5 38,0 65,9 10,9 12,4 20,0 CV% 1,8 0,8 2,7 1,0 1,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LSD05 2,2 1,0 0,6 0,2 0,6

- Tỷ lệ cành hoa thực thulà chỉ tiêu quan trọng nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người trồng hoa trên một đơn vị diện tích nhất định. Tỷ lệ hoa thực thu của các công thức thí nghiệm biến động từ 92,5 đến 97,5 %, trong đó các CT3 (70 ppm) là (97,5 %), CT4 (80 ppm): ( 96,7 %) và CT2 (60 ppm): ( 95%) có tỷ lệ cành hoa thực thu cao hơn chắc chắn CT1 (50 ppm) đối chứng: (92,5 %) ở mức độ tin cậy 95%.

- Tỷ lệ hoa loại 1: Trong sản xuất ngoài tự nhiên do nhiều yếu tố tác động mà chất lượng cành hoa không đồng đều. Đánh giá ảnh hưởng của 4 nồng độ chất kích thich sinh trưởng Gibber 4T tôi đã phân cấp tỷ lệ hoa thương phẩm theo giá trị sử dụng trên thị trường. Qua bảng số liệu ta thấy, các công thức thí nghiệm có tỷ lệ hoa loại 1 đều trên 50% chúng biến động từ biến động từ 51,5 đến 60,5; cao nhất là CT3 (70 ppm) đạt 60,5 %. Tiếp đến là CT4 (80 ppm): 58,5% và CT2 (60 ppm) đạt 56,5%, sau đó là CT1 (50 ppm) (đ/c) đạt 51,5 %.

- Tỷ lệ hoa loại 2: CT1 (50 ppm) (đ/c) có tỷ lệ hoa loại 2 cao nhất 41,0 %. Sau đó là CT2 (60 ppm): 38,5 % và CT4 (80 ppm): 38,0 %. Thấp nhất là CT3 (70 ppm): 37,0 %. Tất cả các công thức thí nghiệm đều có tỷ lệ hoa loại 2 thấp hơn so với công thức đối chứng, điều này chứng tỏ khi xử lý chất kích thích Gibber 4T ở nồng độ cao hơn công thức đối chứng đã làm tăng chất lượng cúc thu hoạch.

- Chiều dài cành hoa là một chỉ tiêu hết sức quan trọng và có ý nghĩa quan trọng đối với người trồng hoa. Vì một cành hoa dài và mập bao giờ cũng có giá trị cao hơn so với những cành hoa ngắn và nhỏ. Trong đó chiều dài cành hoa của CT3 (70 ppm) cao nhất đạt 68,30 cm cao hơn chiều dài cành hoa CT1 (50 ppm) (Đ/C) 65,4 cm ở mức độ tin cậy 95%. CT4 (80 ppm) có chiều dài cành hoa là 65,9 cm, CT2 (60 ppm) có chiều dài cành hoa đạt 65,6 cm qua xử lý thống kê cho thấy CT4 (80 ppm) và CT2 (60 ppm) có chiều dài cành hoa tương đương với CT1 (50 ppm) (Đ/C) ở mức độ tin cậy 95%.

- Đường kính hoa: CT3 (70 ppm) có đường kính hoa lớn nhất 12,2 cm, CT2 (60 ppm) có đường kính hoa đạt 11,9 cm, qua xử lý thống kê cho thấy CT2 (60 ppm) và CT3 (70 ppm) có đường kính hoa cao hơn CT1 (50 ppm) (Đ/C) (10,5 cm) ở mức độ tin cậy 95%. CT4 (80 ppm) có đường kính hoa là 10,9 cm tương đương với CT1 (50 ppm)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Độ bền hoa cắt cắm lọ của các công thức chênh lệch nhau không nhiều, chúng dao động từ 11,6 đến 13,5 ngày. Cao nhất là CT3 (70 ppm), có độ bền hoa cắt cắm lọ là 13,5 ngày, tiếp đó là CT4 có độ bền hoa cắt cắm lọ là 12,4 ngày, qua xử lý số liệu thống kê cho thấy CT3 (70 ppm) và CT4 (80 ppm) đều có cao hơn với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95 %.

CT2 (60 ppm) có độ bền hoa cắt cắm lọ 11,7 ngày tương đương với công thức đối chứng (50 ppm) có độ bền hoa cắt cắm lọ là 11,6 ngày.

- Độ bền hoa tự nhiên là chỉ tiêu đánh giá khả năng tồn tại của hoa trong điều kiện tự nhiên. Độ bền hoa tự nhiên của 4 công thức dao động từ 19,0 đến 20,5 ngày. CT4 (80 ppm) có độ bền hoa tự nhiên là 20,0 ngày, cao nhất là CT3 (70 ppm) có độ bền hoa tự nhiên là 20,5 ngày. Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy CT3 (70 ppm) và CT4 (80 ppm) đều có sự sai khác với CT1 (50 ppm) đối chứng (19 ngày) ở mức độ tin cậy 95 %. CT2 (60 ppm) có độ bền hoa tự nhiên 19,5 ngày tương đương với CT1 (50 ppm) (Đ/C).

3.5.5. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến tình hình sâu hại của hoa cúc Pha Lê hình sâu hại của hoa cúc Pha Lê

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây hoa cúc chịu ảnh hưởng lớn của các loại sâu bệnh hại như sâu xanh, rệp, bệnh đốm lá chúng làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây. Để xác định thành phần sâu bệnh hại hoa cúc, tôi tiến hành theo dõi các loại sâu và bệnh hại chính trên thí nghiệm và dưới đây là số liệu về tình hình sâu bệnh hại hoa cúc Pha Lê

Bảng 3.27: Ảnh hƣởng của nồng độ chất kích thích sinh trƣởng Gibber 4T đến tình hình sâu hại của hoa cúc Pha Lê

Chỉ tiêu Công thức Sâu xanh Rệp Bệnh đốm lá Mật độ ( con/m2) Mức độ

hại Mức độ hại Tỉ lệ cây bị bệnh (%) Mức độ hại 50 ppm (Đ/C) 9 ++ * 17 + 60 ppm 4 + * 10 + 70 ppm 4 + - 0 - 80 ppm 2,6 + - 0 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ghi chú:

+ Đánh giá mức độ sâu hại:

(+) Xuất hiện ít: mật độ sâu hại (MĐSH) <5con/m2

(+ +) Xuất hiện TB: MĐSH 5- 10 con/m2

(+ + +) Xuất hiện nhiều: MĐSH >10 con/m2

- Đối với rệp: đánh giá theo 4 mức độ:

(*) Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá) (** )Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá)

(***) Mức độ nhiều (rệp có số lượng lớn, không nhận ra quần tụ)

(****) Mức độ rất nhiều (rệp có số lượng lớn, đông đặc, ảnh hưởng tới tất cả lá, thân) + Đánh giá mức độ bệnh hại ( - ) Không gây bệnh ( + )Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB ) < 20% (++) Mức độ bệnh hại TB: TLB 20 - 40% (+++) Mức độ bệnh hại nặng: TLB > 40%

Sâu xanh có tên khoa học Helicoverpa armigera và rệp có tên khoa học

Pleotrichophorus. Qua theo tôi nhận thấy các công thức đối chứng bị sâu hại nhiều hơn các công thức khác. Cụ thể công thức đối chứng có 9 con sâu xanh/ m2, CT2 (60 ppm) và CT3 (70 ppm) đều có: 4 con/ m2, và CT4 (80 ppm) có 2,6 con/ m2. Sâu xanh phá hoại lúc cây hoa cúc còn non, chúng phá hại chủ yếu những bộ phận non của cây. Các công thức thí nghiệm đều thấy xuất hiện sâu xanh nhưng với mật độ khác nhau. Qua số liệu thu được chứng tỏ phun chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T với nồng độ khác nhau đã phần nào hạn chế mật độ sâu xanh hại trên hoa cúc.

Rệp thường phát sinh và phá hại mạnh trên cây hoa cúc khi cây phân hóa mầm hoa đến khi thu hoạch. Qua theo dõi tôi nhận thấy rệp phá hại mạnh trong giai đoạn cây phân hóa mầm hoa, trong đó công thức đối chứng (50 ppm) và CT2 (60 ppm) có thấy rệp xuất hiện và gây hại ở mức độ lẻ tẻ, CT3 (70 ppm) và CT4 (80 ppm) không thấy rệp xuất hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến tình hình bệnh hại của hoa cúc Pha lê tôi chỉ thấy xuất hiện bệnh đốm lá từ khi trồng đến khi kết thúc thí nghiệm, bệnh đốm lá có tên khoa học là Alternaria sp, các số liệu thu được trình bày ở bảng 3.27

Qua bảng số liệu ta thấy, các công thức khác nhau xử lý chất kích thích sinh trưởng với nồng độ khác nhau cũng có tỷ lệ xuất hiện bệnh khác nhau, nhưng nhìn chung tỷ lệ bệnh hại thấp và thấp hơn so với đối chứng. Ở CT3 (70 ppm) và CT4 (80 ppm) nhìn chung không thấy bệnh phá hại. Đó là do cây hoa được đáp ứng đủ và cân đối theo nhu cầu dinh dưỡng của cây nên cây phát triển khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh không cho sâu bệnh hại trú ngụ gây hại trên cây, công thức đối chứng thì ngược lại nên tỷ lệ bệnh hại nặng hơn. Vậy khi ta phun thêm chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T với nồng độ 70 ppm và 80 ppm cho hoa cúc thì không bị bệnh đốm lá gây hại.

3.5.6. Hiệu quả kinh tế

Mục đích cuối cùng của người sản xuất là hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường hay hiệu quả xã hội. Đây là những chỉ tiêu để người sản xuất quyết định nên hay không áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất đại trà. Kết quả hạch toán kinh tế của thí nghiệm được trình bày kết quả ở bảng 3.28

Bảng 3.28: Hiệu quả kinh tế trồng giống cúc Pha Lê ở các công thức thí nghiệm Diện tích:360m2

Công thức Tổng thu (đồng) Tổng chi (đồng) Lãi thuần (đồng)

50 ppm (Đ/C) 34.056.000 14.560.000 19.496.000

60 ppm 35.496.000 14.760.000 20.736.000

70 ppm 36.792.000 12.960.000 23.832.000

80 ppm 36.216.000 12.960.000 23.256.000

Qua bảng số liệu ta thấy: Tất cả nồng độ tham gia nghiên cứu đều có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây theo hướng tăng năng suất, tăng giá trị, giảm sâu bệnh. Trong 4 nồng độ đưa vào nghiên cứu thì 2 nồng độ trong CT3 (70 ppm) và CT4 (80 ppm)cho hiệu quả kinh tế cao nhất, CT3 (70 ppm)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có lãi thuần đạt 23.832.000đ, CT4 (80 ppm) có lãi thuần là 23.256.000, sau đó là CT2 (60 ppm) và cuối cùng là công thức đối chứng (50 ppm) (19.496.000đ)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

1. Các giống hoa cúc nghiên cứu đều có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn. Trong đó giống cúc Pha Lê trồng vụ Đông Xuân cho hoa đẹp, bắt mắt, năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao.

2. Thời điểm trồng cúc Pha Lê vụ Đông Xuân tại Hữu Lũng – Lạng Sơn thích hợp nhất từ 15 đến 25 tháng 10. Để thu hoạch vào tết Nguyên Đán thì nên trồng vào 25/10 (TGST là 90 ngày).

3. Áp dụng mật độ trồng 39 cây/m2, sử dụng phân bón lá Đầu trâu 502 với nồng độ 0,1 %, và phun chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T nồng độ 70 ppm cho hoa cúc Pha Lê đã làm tăng năng suất, chất lượng hoa từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa.

4.2. ĐỀ NGHỊ

1. Có thể đưa giống cúc Pha Lê vào sản xuất hoa tại Lạng Sơn để có hiệu quả kinh tế cao.

2. Có thể chọn thời vụ trồng 25/10 (TGST 90 ngày) để hoa cúc Pha Lê nở vào dịp Tết Nguyên Đán. Cúc Pha Lê trồng mật độ 39 cây/m2, phun phân bón lá Đầu trâu với nồng độ 1000ppm, phun chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T nồng độ 70 ppm cho năng suất chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao.

3. Cần tiếp tục theo dõi các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống hoa cúc thí nghiệm và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ở các năm tiếp theo để đánh giá kết quả chính xác hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Võ Văn Chi, Lê Khả Kế (1969), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội.

2. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

3. Đặng Văn Đông (2000), Điều tra thực trạng sản xuất hoa cúc (Chrysanthemum sp) ở Hà Nội và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất chất lượng hoa cúc, Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr 1 – 85.

4. Đặng Văn Đông và Nguyễn Xuân Linh. Hiện trạng và các giải pháp phát triển hoa cây cảnh ngoại thành Hà Nội, kết quả nghiên cứu khoa hoc về rau hoa

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 76)