3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao của
cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
Chiều cao cây sẽ quyết định đến chiều dài cành hoa sau này vì vậy trong sản xuất hoa, đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm nâng cao tỷ lệ hoa loại 1, tăng hiệu quả kinh tế. Sau khi trồng 10 ngày chúng tôi bắt đầu tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây, kết quả được trình bày ở bảng 3.11
Bảng 3.11: Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến động thái tăng trƣởng chiều cao hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
Đơn vị: cm
Công thức Ngày sau trồng
10 20 30 40 50 60 70 80 44 cây/ m2 (Đ/C) 4,71 9,69 21,21 37,23 46,56 49,67 53,64 54,26 39 cây/m2 5,43 10,52 22,20 40,01 49,90 54,07 58,47 61,44 33 cây/m2 5,62 9,31 21,58 40,45 47,38 51,87 55,46 58,37 27 cây/m2 5,63 9,53 20,97 40,11 48,55 51,47 56,29 57,96 CV% 1,7 LSD05 1,9 Số ngày Cm 0 10 20 30 40 50 60 70 10 20 30 40 50 60 70 80 CT1 CT2 CT3 CT4
Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua bảng số liệu cho thấy, ở giai đoạn đầu sau trồng 10 ngày chiều cao cây của các công thức không có sự biến động nhiều từ 4,71 đến 5,63 cm. Đó là do cây mới bén rễ hồi xanh nên bộ rễ còn non yếu, khả năng hấp thu dinh dưỡng vào cây còn ít. Cây chủ yếu sử dụng dinh dưỡng có sẵn.
Sau trồng 20 ngày, chiều cao cây ở các công thức đã tăng lên nhiều. Chiều cao cây lớn nhất là ở CT2 (39 cây/m2): 10,52 cm, tiếp đến CT1 (44 cây/m2) (đ/c): 9,69 cm, CT4 (27 cây/m2): 9,53 cm và thấp nhất là CT3 (33 cây/m2): 9,31 cm.
Sau trồng 30 ngày, chiều cao của các công thức tiếp tục tăng nhanh. Chiều cao cây biến động từ 20,97 đến 22,20 cm. Cao nhất là ở CT2 (39 cây/m2): 22,20 cm. CT3 (33 cây/m2) có chiều cao cây đạt 21,58 cm, CT4 (27 cây/m2) đạt 20,97 cm, thấp nhất là công thức đối chứng (44 cây/m2): 21,21 cm.
Sau trồng 40 ngày, khi cây chuẩn bị ra nụ thì thấy rằng chiều cao cây ở các công thức tăng lên rõ rệt. Chiều cao cây lớn nhất ở CT3 (33 cây/m2
): 40,45 cm, thấp hơn là CT4 (27 cây/m2): 40,11 cm, tiếp đến là CT2 (39 cây/m2): 40,01 cm và thấp nhất là công thức đối chứng (44 cây/m2): 37,23 cm.
Sau trồng 50 ngày, chiều cao cây của các công thức tiếp tục tăng lên rõ rệt, cao nhất là CT2 (39 cây/m2): 49,90 cm, tiếp đó là CT4 (27 cây/m2): 48,55 cm, tiếp đến là CT3 (33 cây/m2
): 47,38 cm, công thức đối chứng (44 cây/m2) đạt 46,56 cm. Sau trồng 60 ngày, chiều cao cây ở các công thức vẫn tiếp tục tăng và dao động từ 49,67 đến 54,07 cm. Trong đó CT2 (39 cây/m2) vẫn có chiều cao cây lớn nhất, và thấp nhất là công thức đối chứng.
Sau trồng 70 ngày, chiều cao cây của các công thức ở giai đoạn này vẫn tăng nhưng không tăng nhanh như các giai đoạn trước. Cao nhất là CT2 (39 cây/m2): 58,47 cm, tiếp đó là CT4 (27 cây/m2
) đạt 56,29 cm, CT3 (33 cây/m2): 55,46 cm, thấp nhất vẫn là công thức đối chứng (44 cây/m2): 53,64 cm.
Sau trồng 80 ngày, khi nụ chuẩn bị nở hoa chiều cao cây tăng đến mức gần tối đa nhất. Chiều cao cây lớn nhất ở CT2 (39 cây/m2
): 61,41 cm, thấp hơn là CT3 (33 cây/m2): 58,37 cm, tiếp đến là CT4 (27 cây/m2): 57,96 cm và thấp nhất vẫn là công thức đối chứng (44 cây/m2): 54,26 cm.
Qua 80 ngày theo dõi chỉ tiêu chiều cao cây cho thấy: cúc Pha Lê trồng với các mật độ khác nhau thì chiều cao cây ở các công thức cũng khác nhau, biến động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
từ 54,26 đến 61,44. Qua xử lý thống kê cho thấy, chiều cao cây của các công thức thí nghiệm có sự sai khác với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, trong đó CT2 (39 cây/m2) có chiều cao cây cao nhất (61,44 cm).