Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê
3.5.5. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến tình hình sâu hại của hoa cúc Pha Lê
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây hoa cúc chịu ảnh hưởng lớn của các loại sâu bệnh hại như sâu xanh, rệp, bệnh đốm lá chúng làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây. Để xác định thành phần sâu bệnh hại hoa cúc, tụi tiến hành theo dừi cỏc loại sõu và bệnh hại chớnh trờn thớ nghiệm và dưới đõy là số liệu về tình hình sâu bệnh hại hoa cúc Pha Lê
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến tình hình sâu hại của hoa cúc Pha Lê
Chỉ tiêu
Công thức
Sâu xanh Rệp Bệnh đốm lá
Mật độ ( con/m2)
Mức độ
hại Mức độ
hại Tỉ lệ cây bị
bệnh (%) Mức độ hại 50 ppm
(Đ/C)
9 ++ * 17 +
60 ppm 4 + * 10 +
70 ppm 4 + - 0 -
80 ppm 2,6 + - 0 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ghi chú:
+ Đánh giá mức độ sâu hại:
(+) Xuất hiện ít: mật độ sâu hại (MĐSH) <5con/m2 (+ +) Xuất hiện TB: MĐSH 5- 10 con/m2
(+ + +) Xuất hiện nhiều: MĐSH >10 con/m2 - Đối với rệp: đánh giá theo 4 mức độ:
(*) Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá) (** )Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá)
(***) Mức độ nhiều (rệp có số lượng lớn, không nhận ra quần tụ)
(****) Mức độ rất nhiều (rệp có số lượng lớn, đông đặc, ảnh hưởng tới tất cả lá, thân)
+ Đánh giá mức độ bệnh hại ( - ) Không gây bệnh
( + )Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB ) < 20%
(++) Mức độ bệnh hại TB: TLB 20 - 40%
(+++) Mức độ bệnh hại nặng: TLB > 40%
Sâu xanh có tên khoa học Helicoverpa armigera và rệp có tên khoa học Pleotrichophorus. Qua theo tôi nhận thấy các công thức đối chứng bị sâu hại nhiều hơn các công thức khác. Cụ thể công thức đối chứng có 9 con sâu xanh/ m2, CT2 (60 ppm) và CT3 (70 ppm) đều có: 4 con/ m2, và CT4 (80 ppm) có 2,6 con/ m2. Sâu xanh phá hoại lúc cây hoa cúc còn non, chúng phá hại chủ yếu những bộ phận non của cây. Các công thức thí nghiệm đều thấy xuất hiện sâu xanh nhưng với mật độ khác nhau. Qua số liệu thu được chứng tỏ phun chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T với nồng độ khác nhau đã phần nào hạn chế mật độ sâu xanh hại trên hoa cúc.
Rệp thường phát sinh và phá hại mạnh trên cây hoa cúc khi cây phân hóa mầm hoa đến khi thu hoạch. Qua theo dừi tụi nhận thấy rệp phỏ hại mạnh trong giai đoạn cõy phõn húa mầm hoa, trong đó công thức đối chứng (50 ppm) và CT2 (60 ppm) có thấy rệp xuất hiện và gây hại ở mức độ lẻ tẻ, CT3 (70 ppm) và CT4 (80 ppm) không thấy rệp xuất hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến tình hình bệnh hại của hoa cúc Pha lê tôi chỉ thấy xuất hiện bệnh đốm lá từ khi trồng đến khi kết thúc thí nghiệm, bệnh đốm lá có tên khoa học là Alternaria sp, các số liệu thu được trình bày ở bảng 3.27
Qua bảng số liệu ta thấy, các công thức khác nhau xử lý chất kích thích sinh trưởng với nồng độ khác nhau cũng có tỷ lệ xuất hiện bệnh khác nhau, nhưng nhìn chung tỷ lệ bệnh hại thấp và thấp hơn so với đối chứng. Ở CT3 (70 ppm) và CT4 (80 ppm) nhìn chung không thấy bệnh phá hại. Đó là do cây hoa được đáp ứng đủ và cân đối theo nhu cầu dinh dưỡng của cây nên cây phát triển khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh không cho sâu bệnh hại trú ngụ gây hại trên cây, công thức đối chứng thì ngược lại nên tỷ lệ bệnh hại nặng hơn. Vậy khi ta phun thêm chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T với nồng độ 70 ppm và 80 ppm cho hoa cúc thì không bị bệnh đốm lá gây hại.