Ảnh hưởng của giống đến tình hình sâu hại của hoa cúc

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

3.1.4. Ảnh hưởng của giống đến tình hình sâu hại của hoa cúc

Hoa cúc cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công trên khắp các bộ phận của cây từ ngọn non tới phần rễ, do nhiều loại vi khuẩn, nấm và sâu phá hại. Nhiễm sâu bệnh nhẹ cây sẽ sống yếu ớt và nếu bị sâu bệnh hại nặng cây sẽ chết rất nhanh đôi khi bị lây lan sang cả đám lớn. Vì vậy, khi phát hiện vườn cúc bị sâu bệnh tấn công dù là mới đôi ba khóm, ta cũng nên gấp rút lo việc phòng trừ. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi chỉ thấy xuất hiện sâu xanh và rệp gây hại cho hoa cúc, kết quả được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Tình hình sâu, bệnh hại các giống cúc thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Sâu xanh Rệp Bệnh đốm lá Mật độ ( con/m2) Mức độ

hại Mức độ hại Tỉ lệ cây bị bệnh (%)

Mức độ hại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Loan (Đ/c) Vàng Pha Lê 6,5 ++ * 17 + Trắng Đông 5,2 ++ * 43 +++ Chi Vàng 5,2 ++ ** 13 + Pháo Hoa 6,5 ++ * 13 + Ghi chú:

+ Đánh giá mức độ sâu hại:

(+) Xuất hiện ít: Mật độ sâu hại (MĐSH) <5con/m2

(+ +) Xuất hiện TB: MĐSH 5- 10 con/m2

(+ + +) Xuất hiện nhiều: MĐSH >10 con/m2

- Đối với rệp: đánh giá theo 4 mức độ:

(*) Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá) (** )Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá)

(***) Mức độ nhiều (rệp có số lượng lớn, không nhận ra quần tụ)

(****) Mức độ rất nhiều (rệp có số lượng lớn, đông đặc, ảnh hưởng tới tất cả lá, thân) + Đánh giá mức độ bệnh hại

( - ) Không gây bệnh

( + )Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB ) < 20% (++) Mức độ bệnh hại TB: TLB 20 - 40%

(+++) Mức độ bệnh hại nặng: TLB > 40%

Sâu xanh có tên khoa học Helicoverpa armigera và rệp có tên khoa học

Pleotrichophorus là 2 đối tượng hại phổ biến trên hoa cúc. Qua theo dõi tôi nhận thấy sâu xanh xuất hiện với mật độ khác nhau giữa các công thức thí nghiệm, chúng dao động trong khoảng từ 5,2 đến 15,6 con /m2. Công thức đối chứng có mật độ nhiễm sâu xanh là cao nhất, 15,6 con/ m2, tiếp đó là giống cúc Vàng Pha Lê với mật độ 6,5 con/ m2, giống cúc Pháo Hoa: 6,5 con/ m2, giống cúc Trắng Đông, và giống cúc Chi Vàng có mật độ sâu xanh là 5,2 con/ m2. Vậy chứng tỏ rằng, với các giống hoa trồng khác nhau đã làm ảnh hưởng tới mức độ nhiễm sâu xanh.

Rệp thường phát sinh phát triển mạnh vào giai đoạn từ khi cây phân hóa mầm hoa đến khi thu hoạch. Qua theo dõi các công thức thí nghiệm, tôi nhận thấy giống cúc Chi Vàng có rệp xuất hiện một vài quần tụ ở trên lá, còn giống cúc Vàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đài Loan, giống cúc Vàng Pha Lê, giống cúc Trắng Đông và giống cúc Pháo Hoa có rất ít rệp xuất hiện trên lá.

Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) [11] đã đề xuất những biện pháp phòng trừ và xác định hoa cúc có 9 loại bệnh hại bao gồm 7 bệnh hại do nấm, 1 bệnh do vi khuẩn, 1 bệnh vàng lá do sinh lí. Những bệnh do nấm gây ra bao gồm: đốm lá, phấn trắng, đốm nâu, gỉ sắt, đốm vàng, héo ngọn, lở cổ rễ, héo xanh vi khuẩn. Trong quá trình theo dõi tình hình nhiễm bệnh của các công thức thí nghiệm, tôi nhận thấy các công thức chỉ có bệnh đốm lá xuất hiện, bệnh đốm lá có tên khoa học là Alternaria sp và các công thức thí nghiệm có tỷ lệ nhiễm bệnh đốm lá ở các mức độ khác nhau, kết quả được tôi trình bày ở bảng 3.4

Qua bảng 3.4 ta thấy, giống cúc Trắng Đông có biểu hiện nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ nặng nhất, sau đó là công thức đối chứng có biểu hiện nhiễm bệnh ở mức độ trung bình, giống cúc Vàng Pha Lê, giống cúc Chi Vàng và giống cúc Pháo Hoa bị bệnh đốm lá hại ở mức độ nhẹ.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)