Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu hại hoa cúc Pha Lê

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 62)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu hại hoa cúc Pha Lê

Sâu bệnh hại là yếu tố hạn chế lớn nhất đến năng suất và chất lượng hoa. Hoa bị sâu bệnh hại sẽ làm cho năng suất thấp, chất lượng giảm dẫn đến tổn thất kinh tế cho người trồng hoa.

Cũng giống như các loại cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây hoa cũng chịu ảnh hưởng lớn của các loại sâu bệnh hại như sâu xanh, rệp, bệnh đốm lá chúng làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây. Tình hình sâu bệnh hại hoa cúc Pha Lê được thể hiện trong bảng 3.15.

Bảng 3.15: Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến tình hình sâu, bệnh hại hoa cúc Pha Lê Chỉ tiêu Công thức Sâu xanh Rệp Bệnh đốm lá Mật độ ( con/m2) Mức

độ hại Mức độ hại Tỉ lệ cây bị bệnh (%)

Mức độ hại 44 cây/ m2 (Đ/C) 9 ++ *** 30 ++ 39 cây/m2 5 ++ * 13 + 33 cây/m2 3,3 + * 10 + 27 cây/m2 2,7 + * 10 + Ghi chú:

+ Đánh giá mức độ sâu hại:

(+) Xuất hiện ít: mật độ sâu hại (MĐSH) <5con/m2

(+ +) Xuất hiện TB: MĐSH 5- 10 con/m2

(+ + +) Xuất hiện nhiều: MĐSH >10 con/m2

- Đối với rệp: đánh giá theo 4 mức độ:

(*) Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá) (** )Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá)

(***) Mức độ nhiều (rệp có số lượng lớn, không nhận ra quần tụ)

(****) Mức độ rất nhiều (rệp có số lượng lớn, đông đặc, ảnh hưởng tới tất cả lá, thân) + Đánh giá mức độ bệnh hại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

( + )Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB ) < 20% (++) Mức độ bệnh hại TB: TLB 20 - 40%

(+++) Mức độ bệnh hại nặng: TLB > 40%

Sâu xanh có tên khoa học Helicoverpa armigera và rệp có tên khoa học

Pleotrichophorus là 2 đối tượng hại phổ biến trên hoa cúc. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy sâu xanh xuất hiện với mật độ khác nhau giữa các công thức thí nghiệm, chúng dao động trong khoảng từ 2,7 đến 9 con /m2. Công thức đối chứng có mật độ nhiễm sâu xanh là cao nhất, 9 con/ m2, tiếp đó là CT2 (39 cây/m2) với mật độ 5 con/m2, CT3 (33 cây/m2) có mật độ sâu xanh là 3,3 con/ m2, CT4 (27 cây/m2) có sâu xanh ít nhất là 2,7 con/ m2.

Rệp thường phát sinh phát triển mạnh vào giai đoạn từ khi cây phân hóa mầm hoa đến khi thu hoạch. Qua theo dõi các công thức thí nghiệm, tôi nhận thấy công thức đối chứng bị hại nặng nhất, rệp xuất hiện nhiều, CT2 (39 cây/m2

), CT3 (33 cây/m2), và CT4 (27 cây/m2) rệp xuất hiện ít ở mức độ lẻ tẻ.

Hoa cúc thường gặp một số loại bệnh như: Bệnh phấn trắng, bệnh đốm vòng, bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh đốm lá. Trong quá trình theo dõi tình hình nhiễm bệnh của các công thức thí nghiệm, tôi nhận thấy các công thức chỉ có bệnh đốm lá xuất hiện, bệnh đốm lá có tên khoa học là Alternaria sp. Các công thức có tỷ lệ nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ thấp. Trong đó công thức đối chứng có biểu hiện nhiễm bệnh ở mức độ trung bình, sau đó là CT2 (39 cây/m2) bệnh đốm lá hại ở mức độ nhẹ, CT3 (33 cây/m2), và CT4 (27 cây/m2) không thấy bị nhiễm bệnh đốm lá.

3.3.6. Hiệu quả kinh tế

Bên cạnh các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển để người trồng hoa lựa chọn các biện pháp kỹ thuật hợp lý thì một chỉ tiêu quan trọng không kém đó là hiệu quả kinh tế mà nó mang lại.

Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế trồng giống cúc Pha Lê ở các công thức thí nghiệm

Diện tích: 360m2

Công thức

(Đồng) Tổng thu (Đồng) Tổng chi (Đồng) Lãi thuần (Đồng)

44 cây/ m2 (Đ/C) 37.152.000 12.960.000 24.192.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

33 cây/m2 28.296.000 8.856.000 19.440.000

27 cây/m2 25.848.000 8.640.000 17.208.000

Qua bảng số liệu cho thấy:

* Về tổng chi của các công thức thí nghiệm có sự khác nhau rõ rệt. Trong đó CT1(đ/c) có chi phí là lớn nhất: 12.960.000đ vì đây có mật độ trồng cao nhất 44 cây/ m2, sau đó là CT2 (39 cây/m2

): 12.240.000đ, CT3: 8.856.000đ, và thấp nhất là CT4 (27 cây/m2): 8.640.000đ.

* Về tổng thu của các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Cao nhất là CT2 (39 cây/m2

): 40.176.000đ, đứng thứ 2 là công thức đối chứng: 37.152.000đ, CT3 (33 cây/m2) có tổng thu đạt 28.296.000đ, thấp nhất là CT4 (27 cây/m2): 25.848.000đ.

* Về lãi thuần của CT2 (39 cây/m2

) là cao nhất đạt 388 000đ, cao hơn công thức đối chứng 52 000đ, điều này rất có ý nghĩa trong sản xuất đại trà. CT3 (33 cây/m2) và CT4 (27 cây/m2) có lãi thuần thấp hơn so với công thức đối chứng vì 2 công thức có mật độ trồng thưa nhất.

Qua thí nghiệm cho thấy, CT2 (39 cây/m2) có hiệu quả kinh tế cao nhất, CT3 (33 cây/m2) và CT4 (27 cây/m2) vì trồng với mật độ thưa nên số hoa thực thu trên đơn vị diện tích thấp nên hiệu quả kinh tế không cao.

3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến khả năng sinh trƣởng và phát triển giống hoa cúc Pha Lê

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến khả năng sinh trưởng và phát triển giống hoa cúc Pha Lê

Theo thông báo của FAO, phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng, tăng từ 35 đến 45%, phần còn lại do giống và một số yếu tố khác. Ngày nay, cùng với xu hướng phát triển chung của nền nông nghiệp là hướng tới phát triển một ngành nông nghiệp sạch, bền vững thì việc sử dụng phân bón qua lá vào sản xuất là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành theo dõi các chỉ tiêu liên quan đến sự sinh trưởng, phát triển của cây ở các công thức thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trưởng chiều cao hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Động thái tăng trưởng chiều cao cây phản ánh khả năng sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Chiều cao cây nó phụ thuộc và nhiều yếu tố như: đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc... vv. Qua quá trình theo dõi các công thức thí nghiệm, chúng tôi thu thập số liệu về sự tăng trưởng chiều cao cây và trình bày ở bảng 3.17.

Bảng 3.17: Ảnh hƣởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái tăng trƣởng chiều cao hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Đơn vị: cm

Công thức Ngày sau trồng

10 20 30 40 50 60 70 80 Không phun (Đ/C) 4,75 9,79 20,83 37,81 47,77 52,25 57,27 60,87 0,1% 4,85 10,59 22,22 40,37 50,99 54,21 60,27 63,40 0,2% 4,66 9,39 21,29 38,29 47,41 52,39 58,40 61,73 0,3% 4,69 9,70 20,89 40,19 48,71 52,74 58,23 61,67 CV % - - - 1,3 LSD05 - - - 1,5 Số ngày Cm 0 10 20 30 40 50 60 70 10 20 30 40 50 60 70 80 CT1 CT2 CT3 CT4

Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái tăng trưởng chiều cao hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

- Công thức thí nghiệm:

CT1: Không phun (đối chứng) CT2: Nồng độ 0,1 %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CT3: Nồng độ 0,2 % CT4: Nồng độ 0,3 %

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy, ở giai đoạn đầu sau trồng 10 ngày chiều cao cây của các công thức không có sự biến động nhiều từ 4,66 đến 4,85 cm. Điều này được giải thích do cây mới bén rễ hồi xanh nên bộ rễ còn non yếu, khả năng hấp thu dinh dưỡng vào cây còn ít. Cây chủ yếu sử dụng dinh dưỡng có sẵn. Đó là do cây con mới chuyển từ vườn ươm ra sản xuất nên mất thời gian để thích nghi với môi trường mới, sự hấp thu dinh dưỡng lúc này còn hạn chế do bộ rễ và lá chưa phát triển Việc xử lý phân bón lá Đầu trâu 502 cho cây vào thời điểm này chủ yếu giúp cây nhanh phục hồi, bén rễ hồi xanh để thích nghi với môi trường mới. Tuy nhiên ở những giai đoạn tiếp theo hiệu quả của phân bón lá Đầu trâu 502 được thể hiện rất rõ:

Sau trồng 20 ngày, chiều cao cây ở các công thức đã tăng lên nhiều. Chiều cao cây lớn nhất là ở CT2 (0,1%): 10,59 cm, tiếp đến công thức 1: 9,79 cm, CT4: 9,70 cm và thấp nhất là CT3: 9,39 cm.

Sau trồng 30 ngày, chiều cao của các công thức tiếp tục tăng nhanh. Chiều cao cây biến động từ 20.83 đến 22,22 cm. Cao nhất là ở CT2 (0,1%): 22,22 cm. CT3 (0,2%) có chiều cao cây đạt 21,29 cm, CT4 (0,3%) đạt 20,89 cm, thấp nhất là công thức đối chứng: 20,83 cm.

Sau trồng 40 ngày, khi cây đang bắt đầu ra nụ thì chiều cao cây ở các công thức tăng lên rõ rệt. Chiều cao cây lớn nhất ở CT2 (0,1%): 40,37 cm, thấp hơn là CT4 (0,3%): 40,19 cm, tiếp đến là CT3 (0,2%): 38,29 cm và thấp nhất là công thức đối chứng: 37,81 cm.

Sau trồng 50 ngày, chiều cao cây của các công thức tiếp tục tăng lên rõ rệt, cao nhất vẫn là CT2 (0,1%): 50,99 cm, tiếp đó là CT4 (0,3%): 48,71 cm, tiếp đến là công thức đối chứng: 47,77 cm, CT3 đạt 47,41 cm.

Sau trồng 60 ngày, chiều cao cây ở các công thức vẫn tiếp tục tăng và dao động từ 52,25 đến 54,21 cm. Trong đó CT2 (0,1%) vẫn có chiều cao cây lớn nhất, và thấp nhất là công thức đối chứng.

Sau trồng 70 ngày, chiều cao cây của các công thức ở giai đoạn này vẫn tăng nhưng chậm hơn các giai đoạn trước. Cao nhất là CT2 (0,1%): 60,27 cm, tiếp đó là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CT3 (0,2%) đạt 58,40 cm, CT4 (0,3%): 58,23 cm, thấp nhất vẫn là công thức đối chứng: 57,27 cm. Điều này chứng tỏ rằng, khi phun phân bón lá Đầu trâu 502 cho cúc Pha lê ở các nồng độ khác nhau đã làm tăng chiều cao cây so với không phun. Qua 80 ngày theo dõi chỉ tiêu chiều cao cây cho thấy: Phun phân bón lá Đầu trâu 502 với các nồng độ bón khác nhau thì chiều cao cây ở các công thức cũng khác nhau, dao động từ 60,87 đến 63,40 cm. Trong 4 công thức thí nghiệm thì CT2 (0,1%) có chiều cao cây cao nhất (63,4 cm) và cao hơn chắc chắn CT1 (đ/c) ở mức độ tin cậy 95% , CT3 (0,2%) và CT4 (0,3%) có chiều cao cây tương đương CT1 đối chứng.

Điều này cho thấy, khi áp dụng phun phân bón lá Đầu Trâu với 3 nồng độ đưa vào nghiên cứu thí nghiệm thì ảnh hưởng tốt nhất đến phát triển chiều cao cây cúc Pha Lê là CT2 nồng độ (0,1%).

3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Bảng 3.18: Ảnh hƣởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Đơn vị: Lá

Công thức Ngày sau trồng

10 20 30 40 50 Không phun (Đ/C) 5,60 10,63 17,40 21,40 23,30 0,1% 6,40 11,47 19,27 23,87 25,93 0,2% 6,47 11,27 18,60 22,60 24,00 0,3% 6,60 10,40 17,53 21,60 23,80 CV% - - - - 2,2 LSD05 - - - - 1,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số ngày Số lá 0 5 10 15 20 25 30 10 20 30 40 50 CT1 CT2 CT3 CT4

Biểu đồ 4: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn

Số lá/cây là chỉ tiêu biểu hiện sự sinh trưởng của cây và mang đặc tính di truyền của giống.

Từ số liệu bảng 3.18 cho thấy: Sau trồng 10 ngày số lá trên cây ở các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều, chúng dao động từ 5,60 đến 6,60 lá.

Sau trồng 20 ngày số lá ở các công thức đã tăng lên, cao nhất là CT2 (0,1%) có 11,47 lá/cây, tiếp đó là CT3 (0,2%) có 11,27 lá/cây, công thức đối chứng có 10,63 lá và thấp nhất là CT4 có 10,40 lá.

Sau trồng 30 ngày số lá ở các công thức thí nghiệm đã tăng lên đáng kể, cao nhất là CT2 (0,1%) đạt 19,27 lá/cây, tiếp đó là CT3 (0,2%) có 18,60 lá/cây, đứng thứ 3 là CT4 (0,3%) với 17,53 lá/cây, thấp nhất là công thức đối chứng có 17,40 lá/cây. Chứng tỏ rằng khi chúng ta phun phân bón lá Đầu trâu 502 thì cây hoa cúc Pha lê ra lá nhanh hơn so với không phun.

Sau trồng 40 ngày đây là giai đoạn cây hoa cúc mẫn cảm với phân bón lá nhất. Do cúc Pha lê là cây ngày ngắn, càng vào gần giữa Đông ngày càng ngắn dần, nhiệt độ không khí và thời gian chiếu sáng giảm mạnh, nên cây bắt đầu có sự phân hóa mầm hoa và tốc độ ra lá cũng chậm lại. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, CT2 (0,1%) đạt 23,87 lá/cây, CT3 (0,2%) có 22,60 lá/cây, đứng thứ 3 là CT4 (0,3%) có 21,60 lá/cây, thấp nhất vẫn là công thức đối chứng đạt 21,40 lá/cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sau trồng 50 ngày số lá của cây hoa cúc Pha lê ở các công thức tăng không nhiều và khi cây bắt đầu có nụ thì số lá trên thân chính đạt tối đa. Số lá/cây cao nhất ở CT2 (0,1%) đạt 25,93 lá/cây có số lá cao hơn chắc chắn CT1 không phun (đ/c) ở mức độ tin cậy 95%, CT3 đạt 24,0 lá/ cây và CT4 (0,3%) có 23,80 lá/cây tương đương số lá CT1 (đ/c) 23,30 lá/cây.

Như vậy là CT2 (0,1%) phun phân bón lá Đầu Trâu nồng độ (0,1%) có tác dụng tăng số lá trên cây. Điều đó chứng tỏ số lá/cây là một đặc điểm của giống, việc áp dụng các nồng độ dinh dưỡng khác nhau ảnh hưởng không nhiều đến số lá/cây.

3.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa cúc Pha Lê trưởng phát triển của hoa cúc Pha Lê

Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng của cây có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất và chất lượng hoa, từ đó làm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với cây hoa, để tăng cao hiệu quả kinh tế thì việc kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sinh trưởng đúng thời điểm cần thiết là cực kỳ quan trọng. Trong quá trình làm thí nghiệm, số liệu của các giai đoạn sinh trưởng được theo dõi ở bảng 3.19

Bảng 3.19: Ảnh hƣởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của hoa cúc Pha Lê

Đơn vị: Ngày

Công thức

Thời gian từ trồng đến ngày ... Hồi xanh 50% Phân cành 50% Ra nụ 50% Nở hoa 50% Không phun (Đ/C) 6,5 33,0 46,5 94,0 0,1% 6,7 35,7 46,7 95,7 0,2% 7,0 37,0 48,7 99,2 0,3% 7,0 38,0 47,3 101

Thời gian cây con hồi xanh là thời kỳ đánh giá khả năng thích ứng của giống với điều kiện môi trường thay đổi.

Qua bảng số liệu ta thấy, ngày hồi xanh của các công thức không có sự chênh lệch nhiều, dao động từ 6,5 đến 7,0 ngày. CT1(đ/c) có thời gian hồi xanh là nhanh nhất 6,5 ngày. Chậm nhất là CT3 (0,2%) và CT4 đều có thời gian hồi xanh là 7 ngày chậm hơn so với công thức đối chứng là 0,5 ngày. CT2 (0,1%) có thời gian hồi xanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là 6,7 ngày. Ở giai đoạn này cây hoa vẫn chủ yếu sử dụng dinh dưỡng có sẵn, nên giữa các công thức không có sự biến động nhiều.

- Thời gian phân cành của các công thức dao động từ 33 đến 38 ngày. Sớm nhất là CT1(đ/c) có thời gian phân cành là 33 ngày, tiếp đó là CT2 (0,1%) có thời gian phân cành là 35,7 ngày, chậm hơn so với công thức đối chứng 2,7 ngày, CT3 có thời gian phân cành là 37 ngày, CT4 (0,3%) có thời gian phân cành chậm nhất là 38 ngày.

Ở giai đoạn này đã có sự chênh lệch thời gian phân cành giữa các công thức một cách rõ rệt, chứng tỏ rằng với các nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 khác nhau thì có sự thay đổi thời gian phân cành giữa các công thức thí nghiệm.

- Thời gian từ trồng đến ra nụ, ra hoa là thời kỳ quyết định đến hiệu quả kinh tế. Khi cây trồng sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định thì nụ hoa bắt đầu xuất hiện. Quá trình theo dõi thí nghiệm cho thấy, thời gian ra nụ của các CT2 (0,1%), CT3 (0,2%) và CT4 (0,3%) đều cao hơn so với CT1(đ/c). Công thức đối chứng có thời gian xuất hiện nụ 50% là 46,5 ngày. CT2 (0,1%) có thời gian xuất hiện nụ 50% là 46,7%. CT4 (0,3%) có thời gian xuất hiện nụ 50% là 47,3%. Chậm nhất là CT3

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)