CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2. Giới thiệu chung về Nguyễn Huy Thiệp và các truyện ngắn khảo sát
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại Thanh Trì, Hà Nội.
Nguyễn Huy Thiệp từng có một tuổi thơ vất vả. Ông đã cùng gia đình lưu lạc khắp nhiều vùng nông thôn của đồng bằng Bắc bộ. Sau khi tốt nghiệp khoa sử trường Đại học sư phạm Hà Nội, Nguyễn Huy Thiệp đã có mười năm giảng dạy ở miền núi Tây Bắc. Năm 1980, ông trở về Hà Nội, làm việc tại công ty Sách Giáo khoa thuộc Sở giáo dục Hà Nội. Hiện nay ông sống cùng gia đình tại mảnh đất Hà thành.
Xuất hiện trên văn đàn Việt Nam đúng vào lúc Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới cho văn học nghệ thuật, Nguyễn Huy Thiệp có điều kiện để thể hiện một lối đi riêng cùng với những cách tân hiện đại trong mỗi trang viết của mình.
Với Nguyễn Huy Thiệp “văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống, có thứ văn chương sửa mình, có thứ văn chương trốn đời, trốn việc, lại có thứ văn chương làm loạn” (Giọt máu), có lúc văn chương “là thứ bỉ ổi nhất” (Chút thoáng Xuân Hương) nhưng cũng có khi lại “có cái gì tự lẽ phải” (Giọt máu). Nhưng tựu chung lại, theo ông, văn chương thực thụ phải là thứ văn chương thành thật trước cuộc đời. “Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa. Đó là chí thánh” (Giọt máu). Với lời phát biểu này, nhiều người đã phê phán Nguyễn Huy Thiệp, cho rằng ông đã mất đi cái tâm của một người cầm bút, đã nhẫn tâm nhấn văn chương - một thứ vốn được coi là rất cao quý, đẹp đẽ - xuống bùn. Nhưng hơn bao giờ hết, với quan niệm ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự dấn thân, đã bất chấp hết, không chỉ “ngập trong bùn”, ông còn
“sục tung” thứ bùn đen ấy lên để tìm ra nghĩa lý của cuộc đời. Từ “bùn” chuyển thành “bướm và hoa” là một sự lột xác đầy phiêu lưu, mạo hiểm. Nguyễn Huy Thiệp đã tự nguyện chấp nhận sự thực đau đớn này để thực hiện thiên chức cao cả của một người cầm bút có lương tâm và có trách nhiệm. Có lẽ cũng chính bởi cách nghĩ, cách viết như vậy mà ngay từ khi ra đời, những tác phẩm của ông đã gây được tiếng vang lớn và ông nhanh chóng trở thành một hiện tượng độc đáo trong đời sống văn học đang từng bước khởi sắc của nước nhà. Tác phẩm của ông đem đến cho độc giả những cách lý giải mới về cuộc sống, khiến họ có thể chạm sâu vào đời sống thực tế, hiểu hơn về bản chất của nó cũng như những trạng thái nhân sinh trong buổi đầu của thời kỳ đổi mới. Bằng tất cả những tâm niệm của một nhà văn trải hết lòng với đời, Nguyễn Huy Thiệp dẫn dắt văn chương của mình đi được và đi xa trên con đường hiện đại hóa văn học, mang luồng gió mới đến văn đàn Việt Nam và trở thành một hiện tượng của văn học Việt Nam thể kỉ XX.
1.2.2. Một số tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Là một trong những nhà văn nhạy cảm nhất thời đại mình, Nguyễn Huy
Thiệp trằn trọc, trăn trở với cả những vấn đề mà mọi người vô tình thừa nhận hoặc lãng quên. Truyện ngắn của ông là bức tranh toàn cảnh xã hội xưa và nay với những nét chấm phá đậm nhạt, những gam màu sáng tối đầy ẩn ý sâu xa. Sáng tác của ông đã thể hiện nhiều phương diện của đời sống, nhiều khuôn mặt của con người với nhiều cảm xúc khác nhau. Với những nội dung sáng tác phong phú đó của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi tạm chia truyện ngắn của ông thành ba mảng đề tài chính với ba cảm hứng tương ứng:
- Đề tài miền núi - nông thôn và cảm hứng trữ tình: Những ngọn gió Hua Tát, Những bài học nông thôn, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Thương nhớ đồng quê, Chăn trâu cắt cỏ,…
- Đề tài thành thị và cảm hứng phê phán: Tướng về hưu, Không có vua, Huyền thoại phố phường,…
- Đề tài lịch sử - văn hóa và cảm hứng tự vấn: Kiếm sắc, Vàng Lửa, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị Lộ, Chút thoáng Xuân Hương, Thương cả cho đời bạc,…
Dù viết về đề tài nào, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng góp một tiếng nói đầy mới mẻ, một cách nhìn độc đáo, một lối nghĩ phá cách vào vòng quay hỗn tạp của văn học lúc bấy giờ. Mỗi tác phẩm của ông là một cuộc đời, một số phận và tất cả đều có một sức hấp dẫn, lôi cuốn kỳ diệu đối với bạn đọc. Nói như Kai Maristed: “…Thiệp hấp dẫn nhất - và phổ quát nhất - khi chuyển từ cái nhìn tổng quan nghiệt ngã về sự yếu ớt và tính ích kỷ ghê gớm của con người để tiến những bước thăm dò đến khám phá sự bí ẩn không thể lý giải nổi trong trái tim con người” [10, trang bìa].
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁI