CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.3. Tầm tác động của yếu tố tình thái đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Huy
3.3.2. Người viết bày tỏ thái độ, đánh giá về các nhân vật trong truyện
Không dừng lại ở việc bày tỏ thái độ trước những sự việc, tình huống xảy ra, câu văn Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện rõ cách đánh giá đối với những nhân vật
trong truyện. Ở truyện ngắn Những người thợ xẻ, có lần người kể chuyện đã đánh
giá rất thẳng thắn về Bường: “Cái tay Bường này, tôi biết, khi hắn lý giải về sự sống
nói chung, bao giờ hắn cũng minh triết, bao giờ hắn cũng cố gắng để giữ cốt cách thanh cao về mặt nhân cách. Thế nhưng đời thực của hắn thì như cứt chó. Không sao ngửi được” [20, tr.158]. Với cách gọi Bường là “tay”, “hắn” người viết thể hiện
thái độ khinh thường, coi rẻ nhân cách đểu giả, bịp bợm mà “bao giờ” Bường
“cũng” cố tỏ ra. Chính sự thể hiện thái độ rõ rệt này mà người đọc không bị những
lời “lý giải minh triết” của Bường đánh lừa và lầm tưởng về nhân cách của hắn.
Hay trong Sang sông, khi mọi người đang hốt hoảng trước hành động vụng
dại của chú bé, tay nhà thơ lại đùa cợt: “Chỉ còn cách chặt tay chú bé để cứu chiếc
bình, sau đó lại đập vỡ bình để cứu tay chú bé” [20, tr.213]. Trước những lời đó,
người viết đã thẳng thắn bày tỏ thái độ đối với nhà thơ, rằng sự đùa cợt này “chẳng
hợp tình cảnh chút nào”. Là một nhà thơ, một người luôn viết về cái đẹp, viết về tình người, là một người hiểu rõ nhất thế nào là chân - thiện - mỹ trong đời, lẽ ra nhà thơ phải là người đau xót, hốt hoảng, lo lắng nhất cho an nguy của một chú bé đang gặp hoạn nạn thì đằng này, nhà thơ lại có thể bông đùa một cách thô thiển, kệch cỡm và hớ hênh. Về phần bà mẹ, khi nhìn thấy chàng thanh niên không quen biết bỗng nhiên lột phăng chiếc nhẫn trên tay và ra lệnh đầy cương quyết với hai tên
lái buôn: “Các người bỏ thằng bé ra!” [20, tr.214] thì bà không giấu được sự kinh
ngạc. Trước những biến chuyển nhỏ như vậy trong thái độ của nhân vật, nhà văn
cũng không quên thể hiện sự đánh giá của mình: “Thiếu phụ thôi khóc. Chị hơi ngạc
nhiên trước cử chỉ của chàng trai trẻ” [20, tr.214]. Chị không ngờ rằng, một người mà vài phút trước đây mình còn coi thường bởi những hành động lố lăng giờ lại ra tay nghĩa hiệp cứu mạng con mình. Cách đánh giá thái độ của người thiếu phụ cũng
phần nào giúp người viết tôn lên được giá trị trong hành động của chàng thanh niên. Cũng với thái độ này, người đọc chợt suy ngẫm về những chuẩn mực, giá trị vốn có trong cuộc đời. Người ta tưởng xấu chưa hẳn đã là người xấu. Và người ta tưởng tốt cũng chưa hẳn đã xứng đáng được gọi bằng hai chữ “con người”.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn đặt chữ
“tâm” lên đầu ngọn bút của mình. Trước bất kỳ một hiện tượng, vấn đề nào của
cuộc sống, dù tốt đẹp hay xấu xa, nhà văn cũng đều thể hiện thái độ, quan điểm cách đánh giá của mình. Lối viết mà nhiều người nhận xét là “tưng tửng”, “khinh bạc” của ông thực chất chỉ là một lớp áo đánh lừa thị giác độc giả. Sự lạnh lùng mà nhiều người nhận thấy chẳng qua chỉ là cách nhà văn tạo nên sự khách quan cho câu chuyện, tăng độ tin cậy cho những điều mà mình viết ra. Đằng sau lớp áo tưởng như lạnh lùng, tàn nhẫn kia là cả một trái tim ấm nóng, đang ráo riết đập chung nhịp với mỗi con người, với cả cuộc đời.
KẾT LUẬN
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Có thể nói, hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng nghệ thuật thiên bẩm với khát vọng dân chủ và đổi mới của văn nghệ sĩ mà sự vận động của ý thức xã hội cũng như ý thức văn học sau 1975 mang lại. Trong hơn hai mươi năm gắn bó với văn chương, Nguyễn Huy Thiệp đã từng bao phen trăn trở, vật vã trên cánh đồng chữ nghĩa đầy nhọc nhằn để đem đến cho đời sống văn học nước nhà một mùa bội thu. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn không chỉ bởi nó là tinh hoa của cá tính sáng tạo, mà còn là nơi nhà văn gửi gắm những tâm tư, suy nghĩ của mình trước muôn vàn những biến thiên của đời sống. Qua nghiên cứu việc sử dụng yếu tố tình thái trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1. Sau khi hoàn thành đề tài, chúng tôi đã tích lũy cho mình những kiến thức và kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, khảo sát định tính và định lượng; phân tích khái quát hóa; so sánh đối chiếu. Đó là những bổ sung cần thiết cho công việc học tập và nghiên cứu sau này.
2. Qua quá trình khảo sát và miêu tả các đơn vị tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi khẳng định ông là người có biệt tài trong sử dụng các yếu tố tình thái trong sáng tác văn chương. Với phạm vi nghiên cứu hạn định (5 truyện ngắn), chúng tôi đã thấy các đơn vị tình thái xuất hiện với tần số dày đặc (230 đơn vị). Các đơn vị tình thái đó xuất hiện ở cả trong ngôn ngữ nhân vật lẫn trong ngôn ngữ người kể chuyện.
3. Sự xuất hiện của các đơn vị tình thái đóng vai trò quan trọng trong thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nhờ sử dụng các yếu tố tình thái mà nhà văn đã phản ánh đầy chân thực và sinh động những sự thật nóng bỏng của đời sống. Đồng thời, yếu tố tình thái còn là phương tiện đắc lực để nhà văn cá tính hóa nhân vật. Mỗi loại người đều được tác giả cấp cho một lớp yếu tố tình thái riêng
biệt. Nhờ đó mà con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hiện lên chân thực như chính cuộc đời. Không dừng lại ở đó, các yếu tố tình thái còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên phong cách ngôn ngữ của nhà văn. Thông qua các yếu tố tình thái, nhà văn thể hiện thái độ, tình cảm, đánh giá của mình trước những điều viết ra. Chính điều đó đã khiến cho người đọc luôn cảm nhận được một trái tim ấm nóng tình người đằng sau những câu chuyện đầy đau lòng và nhức nhối.
4. Đề tài là bước đi đầu tiên của chúng tôi trong tìm hiểu và nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp theo hướng ngôn ngữ nói chung, các yếu tố tình thái nói riêng. Những thành công về ngôn ngữ của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vô cùng đa dạng và phong phú, hứa hẹn sẽ tiếp tục được khám phá bởi những công trình nghiên cứu trong thời gian không xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU SÁCH
1. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Chính (2010), Giáo trình từ pháp học tiếng Việt, NXB Đại học quốc
gia, Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2) - Ngữ dụng học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
4. Trương Thị Diễm (2014), Bài giảng Ngữ pháp tiếng Việt, Đại học sư phạm Đà Nẵng.
5. Nguyễn Văn Điện (2013), Các phương tiện biểu thị tình thái thuộc ngôn ngữ
người tường thuật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Luận văn Thạc sĩ - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
6. Cao Xuân Hạo (chủ biên) (2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Quyển 2) -
Ngữ đoạn và từ loại, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
7. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB Khoa học
xã hội, TP Hồ Chí Minh.
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2011), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam, TP Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Chí Hòa (2006), Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, NXB Đại học quốc gia,
Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Hiệp (2012), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
Nguyễn Chí Hòa (2006), Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
11. Lưu Vân Lăng (1992), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa
học, Hà Nội.
12. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo của tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Bùi Trọng Ngoãn (2004), Khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt, Luận
14. Phạm Xuân Nguyên (sưu tầm và biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
15. Hoàng Phê (chủ biên) (1990), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, TP Hồ
Chí Minh.
16. Trần Kim Phượng (2016), “Các phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái trong
tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 3, tr.1 - 7.
17. Đỗ Tiến Thắng (2009), Ngữ điệu tiếng Việt (sơ khảo), NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
18. Trần Đình Sử (1987), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
TÀI LIỆU TRÊN INTERNET
19. Nguyên Ngọc, Lời mở đầu của ban tổ chức hội thảo, đường dẫn
tetdocsach.sachhay.org/hoi-thao-2008/4471/loi-mo-dau-cua-ban-to-chuc-hoi- thao.aspx
NGUỒN NGÔN LIỆU
20. Nguyễn Huy Thiệp - Tình yêu, tội ác và trừng phạt (2013), NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh.