7. Bố cục của đề tài
3.1. Tầm tác động của các yếu tố tình thái đối với thế giới nghệ thuật Nguyễn Huy
3.1. Tầm tác động của các yếu tố tình thái đối với thế giới nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp Huy Thiệp
Nữ văn sĩ Marie Đarieussecq đã từng nói rằng: “Đọc là biến đi khỏi thế giới,
là tìm lại thế giới, và là còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay”[dẫn
theo 19]. “Thế giới trong lòng bàn tay”đó không gì khác, chính là những khuôn
mặt, những dáng hình, những câu chuyện, những bài học nhân sinh mà người nghệ sĩ đã dày công kiến tạo trong tác phẩm của mình. Đến với thế giới nghệ thuật của nhà văn, độc giả sẽ được trải nghiệm một chuyến viễn du của tâm hồn và trí tuệ, một mình đi vào thế giới đó để khám phá và phơi trải lòng mình. Để người đọc có thể đến với cả một thế giới mà không cần “xê dịch”, nhà văn phải tạo ra được một bức tranh đời sống phong phú, đa dạng. Ở đó có cả quá khứ, hiện tại và tương lai với những miền không gian khác nhau, những sự kiện, những con người cùng những trăn trở trong trái tim của người nghệ sĩ.
Nếu thế giới nghệ thuật với những nhân vật, sự kiện,… được xem là nội dung của một tác phẩm, thì ngôn ngữ chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất thuộc về mặt hình thức nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà một nhà Mỹ học
người Đức ở thế kỷ XVIII đã nhận định rằng: “Nội dung chẳng phải là cái gì khác
mà chính là chuyển hóa của hình thức vào nội dung. Và hình thức cũng chẳng có gì khác hơn là sự chuyển hóa của nội dung vào hình thức.” Để thể hiện một cách thuyết phục những nội dung đặt ra, người nghệ sĩ phải kiếm tìm cho nội dung đó một hình thức phù hợp nhất. Một cái áo quá rộng hoặc quá chật với kích thước cơ thể đều sẽ khiến cho ta trở nên kỳ quặc, kệch cỡm, thậm chí là phản cảm trước ánh mắt của mọi người. Đối với thế giới nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, chiếc áo đó chính là ngôn ngữ. Nó không phải là chiếc áo lung linh với các hạt kim tuyến lấp lánh, xa xỉ, cũng không phải là chiếc áo với thứ vải mượt mà, êm ái. Nhưng chắc chắn rằng, đó là một chiếc áo vừa vặn, được lựa chọn kỹ càng, và tôn lên được vóc dáng của người mặc.
Đến với những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy muôn vàn câu chuyện nhân tình thế thái hiện lên như những mảnh ghép của một bức tranh, như những phân cảnh của một bộ phim dài tập. Để thể hiện tất cả những điều đó, nhà văn đã sử dụng một cách dày đặc và hiệu quả các yếu tố tình thái. Hay nói cách khác, các yếu tố tình thái đã có tác động không nhỏ trong việc giúp nhà văn tạo nên thế giới nghệ thuật của mình. Trong phạm vi 5 tác phẩm mà chúng tôi lựa chọn khảo sát, Nguyễn Huy Thiệp đã dựng nên một thế giới với nhiều câu chuyện, nhiều chủ đề khác nhau. Mỗi câu chuyện lại như ẩn chứa những ưu tư lớn lao về cả một xã hội xô bồ, nhốn nháo.