Một số kiểu câu ghép có ý nghĩa tình thái thể hiện tập trung ở kết từ

Một phần của tài liệu Yếu tố tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁITRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

2.3. Các yếu tố tình thái về mặt ngữ pháp

2.3.1. Một số kiểu câu ghép có ý nghĩa tình thái thể hiện tập trung ở kết từ

phụ, 2 loại câu ghép qua lại và câu ghép chuỗi.

Dựa vào các yếu tố liên kết trong câu ghép, người ta chia thành 2 loại câu ghép:

(1) Câu ghép dùng phó từ làm phương tiện liên kết.

(2) Câu ghép dùng các cặp đại từ tương ứng: càng … càng; bao nhiêu … bấy nhiêu; đâu … đó; ai … nấy;…

Tuy nhiên, chúng tôi chỉ lựa chọn một số kiểu câu giàu ý nghĩa tình thái như:

(1) Tuy A nhưng B.

Trong đó, A có hai khả năng: tích cực; tốt; cao và tiêu cực; xấu; thấp. Đó là kiểu câu ghép nhượng bộ - tăng tiến, A nhượng bộ B. Ví dụ:

Tuy chị ấy xinh đẹp nhưng chị ấy xấu tính.

Trong câu trên, A là yếu tố tích cực (“Chị ấy xinh đẹp”). Tuy nhiên, yếu tố tích cực này phải nhượng bộ cho yếu tố tiêu cực ở vế sau (“Chị ấy xấu tính). Ý nghĩa tình thái của câu trên là: Tuy chị ấy xinh đẹp, nhưng sự xinh đẹp đó không đủ sức để bù đắp cho sự xấu tính.

(1) Dẫu A nhưng B.

Trong đó, A luôn luôn bất lợi. Ví dụ:

Dẫu gia đình nghèo khó nhưng chị ấy vẫn cố gắng vươn lên.

Ở câu trên, A (“gia đình nghèo khó”) là một trở lực đối với B (“chị ấy vẫn cố gắng vươn lên”) và B hàm nghĩa đánh giá về ý chí của chủ thể/ đối tượng được nói tới.

(3) Nếu … thì …

- Dạng 1: Nếu A thì B có ý nghĩa điều kiện - kết quả. Ví dụ:

Nếu anh mang xe đến thì em sẽ đi với anh.

Trong câu trên, B sẽ diễn ra một khi A diễn ra.

- Dạng 2: Nếu A thì B mang tính đối chiếu. Ví dụ:

Nếu anh giàu có thì cô ấy xinh đẹp.

Câu trên là sự xác lập sự tương ứng giữa A và B - Dạng 3: Giả sử A thì B. Ví dụ:

Giả sử tôi giàu thì tôi sẽ mua ô tô.

Ở câu trên, A (“tôi giàu”) là điều không có trong hiện thực.

- Dạng 4: Giá như A thì B. Ví dụ:

Giá như tôi giỏi toán thì tôi đã thi đậu vào trường Bách khoa.

Trong câu trên, A có hai ý nghĩa tình thái: một là, A không có trong thực tế;

hai là, người nói tiếc rẻ về việc không học giỏi môn toán.

- Dạng 5: Hễ A thì B. Ví dụ:

Hễ mẹ mắng thì nó bỏ ăn.

Ở câu trên, A (“mẹ mắng”) kéo theo B (“nó bỏ ăn”). Và việc nó bỏ ăn khi bị mẹ mắng đã trở thành một điều mang tính quy luật, lặp đi lặp lại thường xuyên.

Trong 5 tác phẩm mà chúng tôi khảo sát, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng các kiểu câu ghép sau:

(1) Cô Lài mặc dầu gàn dở nhưng lại xốc vác và nội trợ giỏi. [20, tr.9]

Câu trên có cấu trúc “Mặc dầu A nhưng B”. Trong đó A là yếu tố bất lợi, tiêu cực. Ý nghĩa tình thái của câu trên là sự đánh giá về mặt tích cực, mặt tốt của cô Lài. Mặc dù “gàn dở” nhưng cô Lài lại có ưu điểm là “xốc vác và nội trợ giỏi”. Ưu điểm này là ưu điểm vượt trội so với nhược điểm (“gàn dở”) của cô.

(2) Cuộc sống khỉ gió nhưng cuộc sống đẹp tuyệt vời. [20, tr.52]

Câu trên có cấu trúc Dù A nhưng B. Trong đó A (“khỉ gió”) là mặt tiêu cực, mặt xấu. Có thể thấy yếu tố tiêu cực ở A đã phải nhượng bộ cho yếu tố tích cực (“đẹp tuyệt vời”) ở B. Trong câu này, người nói muốn nhấn mạnh đến mặt tốt của cuộc sống. Qua đó, thấy được thái độ lạc quan, tin tưởng của người nói vào cuộc sống. Đồng thời, với thái độ đó, người nói cũng muốn người nghe tin tưởng vào nhận định của mình và cũng lạc quan vào cuộc sống như mình.

(3)Mặc dầu tôi đã cố gắng hết sức nhưng không thể khép hàm lại được.[20, tr.149]

Trong câu trên, người nói đã sử dụng cấu trúc Mặc dầu A nhưng B. Trong đó A (“tôi đã cố gắng hết sức”) là yếu tố tốt, tích cực. Còn B lại là yếu tố tiêu cực (“không khép hàm lại được”). Với cấu trúc này, người nói muốn hướng đến kết quả của việc làm của mình. Mặc dầu đã có những việc làm tích cực, nhưng kết quả nhận được lại không như mong đợi. Điều đó thể hiện sự thất vọng, bất lực của người nói đối với sự việc được nói tới.

Như vậy, với 3 ví dụ vừa nêu, có thể thấy rằng, hai kiểu câu: “Mặc dầu A nhưng B” và “Dù A nhưng B” sẽ tương đương với kiểu câu “Tuy A nhưng B” với A thuộc hai khả năng tích cực và tiêu cực; sẽ tương đương với kiểu câu “Dẫu A nhưng B” với điều kiện A là yếu tố bất lợi, tiêu cực.

(4) Hễ tối tăm và đói kém là nó sẽ tác ầm lên. [20, tr.142]

Đây là kiểu câu điều kiện - kết quả. Là một nhận định về tập quán của loài hoẵng. Với cấu trúc “Hễ A thì B”, câu này muốn thể hiện rằng việc loài hoẵng tác ầm lên mỗi lúc tối tăm và đói kém đã là một điều mang tính quy luật, luôn luôn là như vậy.

Dưới đây là thống kê cụ thể của chúng tôi về những câu ghép có sử dụng kết từ mang ý nghĩa tình thái được sử dụng trong 5 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp:

Bảng 2.13. Câu ghép có quan hệ từ thể hiện ý nghĩa tình thái trong ngôn ngữ người kể chuyện

STT Đơn vị Số lần

xuất hiện

Tần số xuất hiện (%) 1 Cô Lài mặc dầu gàn dở nhưng lại xốc vác và

nội trợ giỏi. 1 0,75

2 Mặc dầu tôi đã cố gắng hết sức nhưng không

thể khép hàm lại được. 1 0,75

3 Mặc dù tôi rửa nước muối nhưng chỗ khe nứt

vẫn còn mủ trắng. 1 0,75

4 Mặc dầu biết trước, tôi vẫn ngỡ ngàng khi cha

tôi về. 1 0,75

5 Hễ tối tăm và đói kém nó lại tác ầm lên. 1 0,75

Bảng 2.14. Câu ghép có quan hệ từ thể hiện ý nghĩa tình thái trong ngôn ngữ nhân vật

STT Đơn vị Số lần

xuất hiện

Tần số xuất hiện (%) 1 Cuộc sống khỉ gió nhưng cuộc sống đẹp

tuyệt vời. 1 0,75

Một phần của tài liệu Yếu tố tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)