CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT CỦA CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁI TRONG CÂU VĂN NGUYỄN HUY THIỆP
3.2. Tầm tác động của yếu tố tình thái đối với nghệ thuật xây dựng nhân vật
hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu đạt tương ứng”
[18, tr.365]. Nói cách khác, nhân vật chính là sự kết tinh của các mối quan hệ đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Với vai trò là một phương diện không thể thiếu được trong mỗi sáng tác văn học, nhân vật là nơi tập trung “mọi giá trị tư tưởng nghệ thuật”, thể hiện đặc điểm cũng như cá tính sáng tạo của nhà văn. Chính bởi yếu tố quyết định đó của các nhân vật đối với thành công của tác phẩm, mỗi nhà văn phải lựa chọn cho mình những cách riêng để xây dựng một hệ thống nhân vật thật ấn tượng.
Đến với tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy nhà văn lựa chọn cách cá tính hóa nhân vật bằng ngôn ngữ. Và các yếu tố tình thái chính là công cụ đắc lực
để nhà văn thực hiện điều này. Trong truyện ngắn của ông, mỗi loại người sẽ gắn với một cách thể hiện tình thái khác nhau. Thông qua các phương tiện tình thái được sử dụng trong lời nói, người đọc dễ dàng đoán biết được nhân vật đó thuộc tầng lớp, loại người nào trong xã hội. Nhờ các yếu tố tình thái mà cá tính nhân vật được hỡnh thành rừ rệt.
Trong phạm vi các tác phẩm khảo sát, chúng tôi tạm chia các nhân vật thành các nhóm như sau:
Xét theo trình độ học vấn, gồm có: người trí thức và người ít học.
Xét theo vai vế gia đình - xã hội, gồm có: người bề trên và người bề dưới.
Xét theo chuẩn mực đạo đức, gồm có: người tha hóa về đạo đức và người còn giữ được nhân phẩm.
3.2.1. Ngôn ngữ nhân vật xét theo trình độ học vấn
Trước hết, xét theo trình độ học vấn, ta thấy lời ăn tiếng nói của những người thuộc tầng lớp trí thức ít nhiều có sự khác biệt với những người ít học hoặc không được học hành. Lời núi của ụng Thuấn - một vị thiếu tướng - cú sự khỏc biệt rừ rệt với cách nói năng của ông Bổng - một gã chuyên “đánh xe bò thuê”, không được học hành. Khi nói với con cháu, hầu như ông Thuấn luôn nói với giọng điềm đạm, từ tốn: “Cha tôi cho bốn người trong nhà bốn mét vải lính. Ông Cơ và cả cô Lài cũng thế. Tôi cười: “Cha bình quân!” Cha tôi bảo: “Đấy là lẽ sống” [20, tr.9]. Hay một đoạn ông Thuấn nói về chuyện muốn giúp cha con cô Lài: “Ông Cơ và cô Lài vất vả quá. Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không?” [20, tr.10].
Những câu nói của ông Thuấn trong những hoàn cảnh bình thường hầu như đều có nhịp điệu chậm rãi. Nó thể hiện sự đứng đắn, đàng hoàng của một con người từng được học nhiều điều tử tế. Và có lẽ, nhịp điệu chậm rãi, từ tốn trong cách nói của ông Thuấn cũng chính là những nốt trầm sau một đời chinh chiến vào sinh ra tử.
Trong những lời nói ấy nhiều khi có một chút triết lý, suy nghiệm của một ông tướng đã sống gần hết đời người. Đến cách ông xưng hô mọi người trong nhà cũng thể hiện ông là một con người có học thức. Ông xưng hô với Thuần và Thủy là
“cha” - “con”, xưng với con gái Thuần là “ông” - “cháu”. Ông gọi người ăn kẻ ở
trong nhà là “cháu”. Thậm chí, có lúc ông còn dành cho họ tình yêu thương của một người cha đã từng kinh qua nhiều giông bão cuộc đời: “Cha tôi gọi cô Lài đến và bảo: “Cháu lấy chồng đi.” Cô Lài òa khóc: “Cháu xấu xí lắm, chẳng ai lấy. Lại cả tin nữa.” Cha tôi nghẹn ngào: “Con ơi, con không hiểu rằng cả tin chính là sức mạnh để sống hả con?” [20, tr.24]. Trong khi đó, ông Bổng lại hoàn toàn ngược lại.
Ông ta ăn nói suồng sã, bổ bả: “Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, không tôi cạch cửa!” [20, tr.12]. Hay: “Ông Bổng bảo: “Đưa tao bốn nghìn, mày định làm bao nhiêu mâm?” Tôi bảo: “Mười mâm.” Ông Bổng bảo: “Không đủ cho đô tùy rửa ruột. Mày bàn với vợ mày đi. Bốn mươi mâm” [20, tr.18]. Hay khi đóng quan tài cho mẹ Thuần, “Ông Bổng bảo: “Mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván” [20, tr17]. Nếu ông Thuấn nói năng với nhịp điệu chậm rãi, điềm đạm thì ông Bổng lại ăn nói với nhịp điệu vồ vập. Đó là cái cách ăn nói của những người ít được học hành, lại phải vật lộn hằng ngày với cuộc chiến mưu sinh, nay làm thuê cho người này, mai làm thuê cho kẻ khác.
Ta cũng có thể nhận ra sự khác nhau trong ngôn ngữ của hai loại người kể trên khi so sánh ông Thuấn với lão Kiền trong cương vị là một người cha. Nếu ông Thuần nói năng lịch sự, xưng hô mực thước với con cháu thì lão Kiền lại thể hiện mình là một kẻ vô học, không đoái hoài đến lễ nghĩa. Nếu ông Thuấn dùng những lời lẽ đứng đắn để nói với mọi người trong nhà thì lão Kiền lại suốt ngày chửi các con bằng những lời lẽ độc địa: “Như với Đoài, lão bảo: “Mày ấy à? Công chức gì mặt mày?
Lười như hủi, chữ tác chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét!” Hay với Khảm, cậu sinh viên năm thứ hai: “Đồ ruồi nhặng! Học với hành! Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi.” [20, tr.30]. Lão chửi con mình như bằng tiếng chửi của phường chợ búa.
Trong lời nói với con không hề có chút uy nghiêm của một người cha đứng tuổi. Khi nói, bao giờ lão cũng chêm vào câu chửi “mẹ cha mày”, “mẹ mày”…
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật xét theo vai vế gia đình - xã hội
Xét theo vai vế gia đình - xã hội, ta cũng thấy được cách nói năng của người bề trờn đối với người bề dưới (và ngược lại) cú sự khỏc biệt rừ rệt. Trong Giọt mỏu,
cú đoạn đối thoại giữa vợ chồng Phong và bà Tụn Nữ Phương thể hiện rừ phong cách ngôn ngữ của hai loại người này. Bà Tôn Nữ Phương là người xem bói cho vợ chồng Phong. Vì vợ chồng Phong là một người có tiền tài và địa vị trong xã hội lúc bấy giờ, nên trong hầu hết những câu nói của mình, bà Phương đều thể hiện sự lễ độ: “Thưa bà, bà cốt cách sang quý, mông to, đầu nhỏ, đây là tướng bậc mệnh phụ phu nhân, từ bé đến lớn không vất vả gì, đi đâu cũng được mọi người yêu kính.”
[20, tr.197] Lời của bà Phương lúc nào cũng một điều “thưa”, hai điều “thưa”. Cách thưa gửi đó thể hiện thái độ nể trọng, lịch sự, thể hiện sự biết điều của một người có địa vị thấp hơn.
Trong Không có vua và Những người thợ xẻ, hầu như người có vai vế (phạm vi gia đình, lứa tuổi) lớn hơn đều gọi bề dưới của mình là “mày”. Ông Kiền gọi các con mình là “mày”, Cấn gọi Đoài là “mày”, Đoài lại gọi Khiêm, Khảm là “mày”.
Cách xưng hô này cho ta biết ai là người có vai vế lớn hơn. Tuy nhiên, cũng với cách gọi đó, người đọc cũng dễ dàng nhận thấy thái độ của họ đối với nhau như thế nào, sự gắn kết tình cảm giữa họ ra sao. Cũng tương tự, trong Những người thợ xẻ, Bường được xem là người dẫn dắt, chỉ huy cả toán thợ xẻ. Đồng thời, về vai vế trong gia đình, họ tộc anh cũng là người đứng ở vị trí cao nhất. Nên khi xưng hô với Ngọc và những người còn lại, Bường cũng thể hiện mình là người bề trên. Ngoài những lúc gọi Ngọc là “chú (em)”, “mày” thì cũng có lúc Bường lên lớp dạy đời, gọi Ngọc rằng: “Mày không nên đa cảm như thế. Cuộc đời còn cực nhọc lắm con ạ.” [20, tr.141]. Hay: “Con ơi, đấy là một con hoẵng cái trụy lạc, nó đi tìm hoẵng đực” [20, tr.141]. Với cách xưng hô đó, ta dễ dàng nhận ra được vai vế, địa vị, lứa tuổi,… của từng nhân vật.
3.2.3. Ngôn ngữ nhân vật xét theo chuẩn mực đạo đức
Xét theo chuẩn mực đạo đức, tạm chia các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thành hai loại người. Một là loại người bị tha hóa về đạo đức.
Hai là những con người vẫn còn giữ được nhân phẩm của mình. Hai loại người này cũng được cá tính hóa bằng hệ thống các yếu tố tình thái khác nhau. Với những kẻ đã đánh mất lương tri, sa lầy vào con đường tha hóa, biến chất, nhà văn thường sử
dụng các yếu tố tình thái làm nổi bật lên sự gian xảo, lưu manh, độc ác, tàn nhẫn,…
trong lời nói của họ. Có thể kể đến nhân vật Phong, một kẻ độc ác đến mức rắp tâm giết hại người mẹ cả của mình: “Sao con mẹ này sống dai thế?”. “…cứ để đói vài ngày”. Nói rồi quay ra bảo bà Cẩm: “Từ hôm nay đừng cho mẹ Cả ăn nữa, tám mươi hai tuổi rồi, sống làm quái gì?” [20, tr.182]. Câu hỏi của hắn thực chất không phải để hỏi, mà đúng hơn là một lời nguyền rủa cho mẹ cả mau chết đi. Hắn thấy chướng mắt khi một bà già đã tám mươi hai tuổi rồi vẫn còn sống sờ sờ trước mắt hắn. Và hắn quyết định ra lệnh cho những người trong nhà: “Đừng cho mẹ cả ăn nữa”. Lý do là vì bà ấy “tám mươi hai tuổi rồi, sống làm quái gì”. Từ “quái” chêm xen vào giữa câu nói là cách hắn nhấn mạnh vào sự phủ định giá trị của bà Cả.
Cũng chính từ “quái” đã vạch trần bộ mặt thật của Phong, một kẻ độc ác, mất hết nhân tính, cạn kiệt tình người.
Trước sự ác độc của Phong, cô Lan cũng không giấu giếm bản chất tàn nhẫn của mình. Khi Phong ngỏ ý muốn kết thúc sự sống của bà Cả, cô Lan không ngần ngại mà nói ngay rằng: “Cho liều thuốc chuột là yên” [20, tr.182]. Một câu nói bàn về việc giết người lại được thốt ra một cách đầy lạnh lùng, nhẹ như không. Bản chất của Lan còn được thể hiện khi cô ta tìm được nguyên nhân vì sao bị bỏ đói mấy ngày mà bà cả vẫn sống: “Mẹ cả anh còn sống lâu lắm. Khéo nócòn sống để chôn anh với tôi cơ đấy.” [20, tr.183] Từ cái cách đưa đẩy, nhấn nhá cho đến cái từ
“lắm”, “cơ đấy” ở cuối mỗi câu cộng với việc cô ta gọi một bà cụ tám mươi mấy tuổi là “nó” khiến cho lời nói của Lan vừa có chút gì đó mỉa mai, giễu cợt, vừa có cái gì đó chua ngoa, hiểm độc lại vừa lạnh lùng và tàn nhẫn.
Hoàn toàn trái ngược với lối ăn nói cay nghiệt, lạnh lùng của những kẻ tha hóa về đạo đức, những người vẫn còn giữ vững được nhân phẩm như Chị Thục (Những người thợ xẻ) hay Sinh (Không có vua) lại nói năng đầy đứng đắn. Chị Thục không chỉ cho toán thợ xẻ tá túc nhờ qua đêm mà còn quan tâm đến cả việc ăn uống của họ. Chị nói đầy chân tình: “Tôi thấy các bác nấu canh suông, cầm lấy gói mì chính mang đi chế vào cho nó có chất”. [20, tr.138]. Người phụ nữ ấy luôn xưng hô với mọi người một cách lịch sự, nhã nhặn. Lời chị nói ra luôn chứa đựng cả tấm
chân tình, hồn hậu. Có lúc, chị đã quát vào mặt Bường: “Cút đi! Định giết người ta hay sao?” [20, tr.150] nhưng tiếng chửi ấy không phải là tiếng chửi của sự lỗ mãng mà chính là biểu hiện sự tức giận, thương xót trước một con người đang gặp lúc nan nguy hoạn nạn. Lời nói của chị nhiều lúc tựa như một thứ triết lý ở đời: “Nghĩa tình lại chuộc nghĩa tình. Vô sự tạo hóa, trung thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người” [20, tr.163]. Câu nói của một người phụ nữ đầy nhân cách đã khiến một kẻ tha hóa như Bường cũng sực tỉnh và bảo với em mình: “Ngọc ơi, mày chép lấy câu này. Nó tù mù về hình thức, nhưng hình như chứa đựng nội dung gì đấy” [20, tr.163]. Cô Sinh trong Không có vua cũng là một con người đầy nhân cách như vậy. Năm lần bảy lượt bị em rể gạ gẫm, ve vãn nhưng Sinh vẫn không hề đánh mất chính mình. Trước câu nói khốn nạn của Đoài “Tối nay tôi vào buồng Sinh nhé!” [20, tr.45], Sinh đã thể hiện thái độ đầy quyết liệt: “Sinh vớ con dao, nói khẽ: “Cút đi. Anh đến gần đây là tôi giết đấy” [20, tr.45]. Câu nói thể hiện sự cương quyết và đứng đắn của một người phụ nữ đầy lòng tự trọng. Lời đe dọa của Sinh đồng thời cũng chính là lời tuyên bố kết cục của Đoài nếu anh ta không chịu kết thúc những hành vi bỉ ổi của mình. Người phụ nữ ấy đã có lần xót xa nói về kiếp làm vợ, làm dâu của mình: “Khổ chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng thương lắm”[20, tr.52]. Chỉ có một người coi trọng phẩm giá, nhân cách mới cảm thấy nhục nhã và đau đớn trước một gia đình nhố nhăng, điên đảo, bại hoại đạo đức như thế. Và cũng chỉ có một con người nhân hậu, bao dung mới có thể cất lên hai chữ “thương lắm” sau ngần ấy nỗi ê chề như vậy.
Có thể nói, với các phương tiện tình thái, Nguyễn Huy Thiệp đã cá tính hóa nhân vật một cách thần tình. Mỗi loại người lại ứng với những lớp tình thái khác nhau. Cũng thông qua các yếu tố tình thái đó, tính cách, bản chất nhân vật được thể hiện rừ nột, tư tưởng của tỏc phẩm cũng từ đú mà dần dần hộ lộ.
3.3. Tầm tác động của yếu tố tình thái đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn