CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.2. Khảo sát các yếu tố tình thái về mặt từ vựng
2.2.5. Tình thái ngữ
Tình thái ngữ là đơn vị từ vựng thể hiện đánh giá của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự tình đang được đề cập. Tình thái ngữ có thể được tạo nên bởi một từ hoặc một ngữ nhất định. Tùy vào các tình thái ngữ, người nói có thể bộc lộ các mức độ đánh giá khác nhau.
Qua khảo sát 5 tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã tìm ra được 18 đơn vị tình thái ngữ được sử dụng khá đồng đều ở cả ngôn ngữ người kể
chuyện lẫn ngôn ngữ nhân vật. Trong đó, các tình thái ngữ như: có lẽ, có vẻ, hình
như, chắc, thật,… được sử dụng với mật độ dày hơn các tình thái ngữ còn lại. Ví dụ:
(1) Có lẽ lời nhắc nhủ của thiếu phụ chính là lời rủa của tạo hóa, ở đấy chứa
cả nỗi căm uất quá khứ. [20, tr.212]
“Có lẽ” là “tổ hợp biểu thị ý phỏng đoán hoặc khẳng định một cách dè dặt về điều nghĩ rằng có lý do để có thể như thế” [16, tr.216]. Đặt câu trên vào ngữ cảnh
của tác phẩm Sang sông, có thể thấy đó là sự phỏng đoán của tác giả về lời nhắc
nhủ của thiếu phụ khi con mình đút tay vào cái bình cổ: “Này con! Khéo không rút
tay ra được thì khốn”. Không ai có thể biết chắc được việc chú bé không rút tay ra được khỏi chiếc bình là một hiện tượng bình thường có thể lý giải bằng lý thuyết vật lý hay bởi một lý do nào khác. Cách phỏng đoán, lý giải của tác giả chỉ là một sự phỏng đoán mang tính dè dặt. Tuy nhiên, chính sự phỏng đoán đó lại gợi cho người nghe nhiều chiều liên tưởng và suy ngẫm.
(2) Hình như miệng của chiếc bình bé lại. [20, tr.212]
(3) Anh Bường có vẻ núng thế, một bên bả vai nhòa máu, mồ hôi trên mặt
đầm đìa. [20, tr.160]
Ở một số trường hợp, nhà văn còn sử dụng các từ ngữ chêm xen để biểu thị tình thái. Ví dụ:
(1) Tây y ra quái gì. [20, tr.49]
“Quái” là từ “biểu thị ý nhấn mạnh sắc thái phủ định” [16, tr.827]. Đặt vào
ngữ cảnh của truyện, câu nói này được nói ra bởi một người làm việc ở bệnh viện Đông y. Sau khi biết được rằng ông Kiền bị bệnh, chữa theo phương pháp Tây y
suốt một thời gian dài nhưng không khỏi thì người đó đã phát ngôn ra câu trên. Câu nói là sự nhấn mạnh thái độ phủ định hiệu quả của Tây y. Người nói tỏ ra khinh thường, chê bai y học phương Tây. Mặt khác, với sự phủ định đó, người nói còn phần nào thể hiện sự tự tin thái quá về chuyên môn nghề nghiệp của mình.
(2) Mất mẹ bộ xa lông. [20, tr.17]
(3) Tôi đang ngờ cái ông ngày xưa nói ra câu ấy chẳng hiểu quái gì về đạo.
[20, tr.34]
Dưới đây là số liệu cụ thể về tình thái ngữ mà chúng tôi đã thống kê được trong 5 tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp:
Bảng 2.9. Tình thái ngữ trong ngôn ngữ người kể chuyện STT Đơn vị Số lần xuất hiện Tần số xuất hiện
(%) 1 thực ra 1 0,75 2 thật 1 0,75 3 có lẽ 5 3,76 4 có vẻ như 1 0,75 5 có vẻ 5 3,76 6 hình như 3 2,26 7 chắc 4 3,0 8 chắc chắn 2 1,5 9 chắc hẳn 1 0,75 10 đoán chắc 1 0,75 11 rõ ràng 1 0,75
Bảng 2.10. Tình thái ngữ trong ngôn ngữ nhân vật
STT Đơn vị Số lần xuất hiện Tần số xuất hiện (%)
1 thực ra 1 0,75
2 thật 8 5,26
4 thảo nào 1 0,75 5 hình như 2 1,5 6 chắc 3 2,26 7 may ra 2 1,5 8 thôi chết 1 0,75 9 chết thật 2 1,5 10 quái 2 1,5 11 mẹ 1 0,75