CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT CỦA CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁI TRONG CÂU VĂN NGUYỄN HUY THIỆP
3.1. Tầm tác động của các yếu tố tình thái đối với thế giới nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp
3.1.2. Biểu đạt nhiều cung bậc về sự tha hóa trong nhân cách con người
sống mưu sinh đã khiến cho con người lúc bấy giờ không chỉ trở nên xa lạ với ngay chính người thân của mình, mà còn bị mài mòi về nhân phẩm, tha hóa về đạo đức.
Trở thành một vết đau nhức nhối, khó lành của thời đại.
Không phải đến Nguyễn Huy Thiệp, mảng đề tài về sự tha hóa trong nhân cách con người mới được khai thác. Trước đó (giai đoạn 1930 - 1954), các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… cũng đã từng có những trang văn xuất sắc phản ánh những tình trạng này của đời sống con người. Đến giai đoạn 1945 - 1975, do chịu sự chi phối của những điều kiện lịch sử đặc biệt, các nhà văn ít đề cập đến khía cạnh này. Sau 1975, khi chiến tranh kết thúc, đời sống con người trở về với trạng thái bình ổn, con người có dịp tĩnh tâm nhìn lại mình, đối diện với mình. Đó cũng chính là lúc con người phải bước vào một cuộc chiến mới - thầm lặng nhưng lại vô cùng dai dẳng, khốc liệt. Ở đó, họ nhận ra những phần tốt đẹp và cả phần khuất tối trong tâm hồn mình và trong tâm hồn người khác. Những tác động mạnh mẽ của cuộc sống xã hội nhiều lúc đã làm cho con người không còn giữ được bản tính tốt đẹp của mình, làm họ mất đi tính người, tình người.
Tinh tế, nhạy cảm và hết sức thẳng thắn, Nguyễn Huy Thiệp đã nhận thấy và nêu ra những phần bần tiện và xấu xa ấy trong mỗi con người. Trong phần lớn các truyện ngắn của ông, ta dễ dàng bắt gặp những con người tha hóa như vậy. Sự tha hóa này trước hết xuất phát từ tâm lý vụ lợi. Tâm lý đó khiến cho con người trở nên ích kỷ, lạnh lùng và tàn nhẫn. Thủy trong Tướng về hưu là một ví dụ. Là một bác sĩ sản khoa, công việc hàng ngày của Thủy là đón đỡ những sinh linh bé nhỏ ngay từ khi chúng mới lọt lòng. Là một người mẹ của hai cô con gái bé bỏng, Thủy từng cưu mang trong mình những mầm sống. Vậy mà cũng chính Thủy lại mang những
bào thai bị rũ bỏ ở bệnh viện về nhà xay nhuyễn làm thức ăn cho chó béc giê. Việc làm ấy của Thủy khiến cho người đọc khụng khỏi ghờ tởm và căm phẫn. Theo dừi hết toàn bộ câu chuyện, ta còn nhận ra nhiều điều đáng phải ngỡ ngàng về nhân vật Thủy. Phụ nữ vốn là người dễ xúc động, yếu lòng trước những bất trắc của cuộc sống. Thế nhưng, Thủy lại hoàn toàn không như vậy. Trước giờ phút lâm chung của người mẹ chồng, Thủy vẫn có thể phát ngôn một cách rạch ròi: “Đừng khóc”,
“Đừng đổ sâm” [20, tr.16]. Những câu nói ngắn gọn, cụt lủn với các phó từ khuyến lệnh “đừng” thể hiện sự lạnh lùng, tỉnh táo đến đáng giận của Thủy. Trong khi mọi người còn đang bối rối chuyện tang ma, Thủy lại hỉ hả, hãnh diện khoe với chồng:
“Ba mươi hai mâm. Anh phục em tính sát không?” [20, tr.20]. Sự tha hóa trong nhân cách của Thủy còn trượt dài hơn nữa khi cô ngoại tình với tay nhà thơ tên là Khổng.
Tất cả những biểu hiện của Thủy khiến cho người đọc không khỏi rùng mình, “rờn rợn” về những con người trí thức trong xã hội.
Một nhân vật khác trong truyện này cũng bị lối sống thực dụng làm cho tha hóa đó là nhân vật Bổng. Vốn là một gã “đánh xe bò thuê”, lại là kẻ lỗ mãng, ông Bổng không mảy may thương xót trước cái chết của chị dâu. Điều ông ta quan tâm hơn cả là những toan tính vật chất. Hãy nghe lời ông Bổng nói với đứa cháu ruột của mình ngay trong đám tang của mẹ nó: “Mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván” [20, tr.17]. Từ “mẹ”
được chêm xen trong câu “Mất mẹ bộ xa lông” cũng chính là một yếu tố tình thái về mặt từ vựng. Sự chờm xen này thể hiện một cỏch rừ ràng thỏi độ của ụng Bổng. Nú không chỉ dừng lại ở sự tiếc rẻ vật chất, mà thông qua đó, ta còn nhìn thấy ở con người lão ta một sự toan tính tầm thường, dung tục và mất hết tình người. Không chỉ dừng lại ở đó, ông ta còn tranh thủ thời gian ngồi canh quan tài người chết để chơi bài tam cúc ăn tiền cùng mấy người đô tùy. Khi nào được “kết tốt đen”, ông Bổng lại hí hửng chạy vào vái quan tài “Lạy chị, chị phù hộ để em vét thật nhẵn túi chúng nó” [20, tr.18]. Chính trợ từ “thật” được đặt ngay sau động từ “vét” và ngay trước tính từ “nhẵn” đã bóc trần bộ mặt tham lam tột độ, sự thực dụng đến cạn kiệt lòng tự trọng của lão Bổng. Trong một hoàn cảnh đặc biệt như thế mà ông Bổng
cũng vẫn chỉ biết nghĩ đến tiền và hòng kiếm được thật nhiều tiền bằng những cách thức chẳng lấy gì làm sạch sẽ.
Bường trong Những người thợ xẻ cũng là một con người hiện lên với rất nhiều hành động và quan niệm sống của một kẻ đã lặn xuống tận cùng vũng bùn tha hóa. Từng là lính trong một đơn vị đặc quân thủy, nhưng rời quân ngũ, Bường nhanh chóng bị ném vào tù vì tội “ăn trộm phân đạm”. Nhà tù không phải là nơi giúp Bường “cải tà quy chính”, để hắn trở về với những phẩm chất tốt đẹp đã được trui rèn trong quân đội. Ra tù, Bường mở ngay một quán thịt chó làm kế mưu sinh.
Những tưởng Bường đã trở nên lương thiện, nhưng không, thói lưu manh của Bường vẫn tiếp tục lộng hành. Kể từ khi quán thịt chó của Bường mở cửa, trong làng nhiều nhà “bị mất trộm chó một cách thần tình” [20, tr.132]. Khi lên rừng làm nghề xẻ gỗ thuê, để trục lợi, Bường không từ bất cứ thủ đoạn nào, kể cả lừa lọc, ức hiếp. Kế sách của Bường là “kéo cưa lừa xẻ”, tuyên ngôn của Bường là “Tiền làm được hết”. Càng toan tính, thực dụng, tình người trong trái tim Bường càng trở nên cạn kiệt. Người đọc không khỏi ngạc nhiên khi nghe Bường tính toán việc chặt phần chân đã bị hoại tử của thằng em họ y như người ta chặt một cái chân gà: “Bác Chỉnh cầm hộ cho em con dao, đặt vào đây. Em lấy chày tang cho một phát, đứt ngay” [20, tr.150]. Cũng vì tiền, Bường sẵn sàng giở thói côn đồ, dao búa với người thuê mình xẻ gỗ, người đã tạo công ăn việc làm cho chính mình và cả toán thợ xẻ (dẫu cho người đó cũng là một kẻ không ra gì): “Bác không trả tiền như tôi thỏa thuận, tôi mời bác xơi nhát dao này. Đùa với ai thì đùa, đừng đùa với Đặng Xuân Bường” [20, tr.154]. Câu nói của Bường cất lên với nhịp điệu và trọng âm nhấn nhá đầy vẻ hăm dọa. Thái độ của Bường như một sự dằn mặt đối thủ, rằng việc hắn ta
“mời xơi nhát dao” kia không hề là chuyện đùa. Chính lối sống thực dụng đã biến Bường trở thành một kẻ mất hết nhân cách, nhỏ nhen và đầy tráo trở. Sự tha hóa, khốn nạn của Bường càng khiến người đọc kinh tởm khi anh ta nhẫn tâm cưỡng hiếp con gái của ông Thuyết - một cô gái chỉ mới mười bảy tuổi.
Đến với tác phẩm Không có vua, ta như lạc vào một xã hội thu nhỏ. Ở đó, có đủ mọi loại người, mọi loại nghề nghiệp trong xã hội, mọi cách hành xử giữa con
người với con người. Thế nhưng, điều khiến cho ta cảm thấy nhức nhối nhất chính là sự tha hóa của hầu hết những thành viên trong xã hội đó. Một xã hội mà công chức ngành giáo dục lại “Lười như hủi, chữ tác chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét!” [20, tr.30]. Đại diện cho cả một ngành nghề mà thiên chức của nó là giáo dục trí tuệ và nhân cách con người, Đoài nhẽ ra phải là chuẩn mực cho một lối sống văn minh, đạo đức thì đằng này, hắn lại chính là một kẻ băng hoại về nhân phẩm, một đứa con bất hiếu reo mừng “Thật may quá” khi hay tin cha mình vừa chết, một thằng em chồng khốn nạn, bẩn thỉu khi suốt ngày ve vãn chị dâu, lại còn thề độc phải ngủ được với chị dâu bằng mọi giá. Chưa hết, Không có vua còn là một xã hội mà ở đó, kẻ làm nghề vá xe đạp thì “một miếng vá xăm đáng một chục thì tương lên ba chục” [20, tr.33]. Kẻ làm nghề hớt tóc thì tự ý nâng giá không thương tiếc: “giá cắt tóc từ ba chục lên năm chục, ngoáy tai từ một chục lên hai chục, gội đầu từ hai chục lên ba chục, cạo râu từ một chục lên hai chục” [20, tr.31]. Con người trở nên quá thực dụng, toan tính, ti tiện. Sức nặng của đồng tiền đã đè bẹp nhân cách, phẩm chất, lương tri và cả lòng tự trọng của mỗi người.
Sự tha hóa nhân cách trước thế lực đồng tiền cũng được khắc họa thông qua một chi tiết vô cùng tinh tế trong truyện ngắn Sang sông. Đó chính là ánh mắt của nhà sư khi nhìn thấy chiếc bình cổ trong tay ông giáo: “Nhà sư ngước lên, trong ánh nhìn lóe một tia sáng thậm chí giống hệt dục vọng” [20, tr.210]. Một người tưởng chừng xa lánh mọi ham muốn trần tục, vượt ra ngoài vòng danh lợi phù du như nhà sư lại chính là kẻ “lóe lên tia sáng dục vọng” trước vật chất tầm thường. Thế mới thấy, đồng tiền ẩn chứa một ma lực khủng khiếp, có thể nhấn chìm bất kỳ ai không giữ vững được thiên lương của mình. Trong thế giới của Nguyễn Huy Thiệp, dường như không có một chuẩn mực cụ thể nào định giá rạch ròi các giá trị đạo đức vốn có. Những người làm nghề định hướng đạo đức cho cả một xã hội lại chính là kẻ băng hoại thảm hại về đạo đức. Những người làm nghề đón đỡ các mầm sống lại chính là kẻ nhẫn tâm nghiền nát những sinh linh tội nghiệp như nghiền nát một loài cây cỏ vô tri. Kẻ làm cha, là người lẽ ra phải giữ cốt cách đứng đắn để làm gương cho con cháu thì lại làm cái điều không thể nào tha thứ - nhìn trộm con dâu tắm. Cả xã hội hiện lên trong một bức tranh bát nháo, hỗn loạn, điên đảo và đầy rối ren.