CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT CỦA CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁI TRONG CÂU VĂN NGUYỄN HUY THIỆP
3.3. Tầm tác động của yếu tố tình thái đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp
Nhận xét về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Trần Duy Thanh viết: “ngòi bút lạnh lùng của Nguyễn Huy Thiệp cứ thản nhiên phơi ra trên mặt giấy bao nhiêu xấu
xa, nhơ nhuốc, bỉ ổi của người đời. Anh không chỉ “lật áo” của nhân vật mà thật sự đã lôi tuột những thứ che đậy để nói ra những điều vừa đau đớn, vừa chua xót nhưng thương lắm…” [14, tr. 88]. Chúng tôi chỉ đồng ý với Trần Duy Thanh khi anh nói rằng truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp phơi bày nhiều cái “xấu xa, nhơ nhuốc, bỉ ổi của người đời”. Thế nhưng, nói rằng Nguyễn Huy Thiệp viết những điều đó bằng sự “lạnh lùng” và “thản nhiên” thì có lẽ không thực sự thỏa đáng.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, các yếu tố tình thái được sử dụng một cách dày đặc. Nó không chỉ xuất hiện ở ngôn ngữ của nhân vật, mà còn xuất hiện với tần số lớn ở ngôn ngữ của người kể chuyện. Nói như vậy cũng có nghĩa là Nguyễn Huy Thiệp luôn bày tỏ thái độ, cách đánh giá, thậm chí là tình cảm, cảm xúc của mình trước những điều ông viết ra. Một nhà văn “sục tung lên” mọi xấu xa, nhơ nhuốc ở đời nhưng lại luôn bày tỏ thái độ của mình trước những sự thật đau lòng đó thì làm sao có thể gọi là một cây bút “lạnh lùng”, “thản nhiên”.
Trong một số truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp đóng vai là một người kể chuyện ở ngôi thứ ba, một người quay phim ghi lại toàn bộ những tình huống, sự kiện, diễn tiến, của câu chuyện. Trong vài truyện khác, nhà văn lại trao quyền kể chuyện cho chính nhân vật của mình. Song dù ở trường hợp nào, ngôn ngữ của người kể chuyện cũng rất giàu sắc thái biểu cảm.
3.3.1. Người viết bày tỏ thái độ, đánh giá trước các sự việc, tình huống trong truyện
Đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp, có thể dễ dàng tìm ra những câu văn thể hiện thái độ của người viết trước những sự việc, tình huống xảy ra. Như trong truyện ngắn Sang sông, khi đứa bé lỡ đút tay vào chiếc bình cổ, người mẹ đã hốt hoảng: “Này con! Khéo không rút tay ra được thì khốn!” [20, tr.212]. Trước hoàn cảnh đó, người viết cũng bày tỏ sự đánh giá của mình: “Có lẽ lời nhắc nhủ của thiếu phụ chính là lời rủa của tạo hóa, ở đấy chứa cả nỗi căm uất quá khứ” [20, tr.212].
Lời đánh giá của người viết tuy chỉ là sự phỏng đoán có phần dè dặt, song cũng đủ thấy người viết rất quan tâm đến sự tình đang diễn ra. Đồng thời, đó cũng là sự dự báo cho những tai họa sẽ xảy đến ngay sau đó. “Chú bé loay hoay. Hình như miệng
của chiếc bình bé lại.” [20, tr.212]. Tên lái buôn bắt đầu nổi giận, mọi người trên đò ai nấy hoảng hốt, nỏo loạn. Lỳc bấy giờ, lời của người kể chuyện cũng thể hiện rừ rệt nỗi lo lắng cho sự an nguy chú bé tội nghiệp này: “Chỉ còn một thôi chèo nữa thôi là đò cập bến. Dòng sông lặng ngắt như tờ. Đã thấy khói lam chiều ở phía làng xa” [20, tr.213]. Thời gian như trôi nhanh hơn, không gian im ắng càng khiến cho lòng người hồi hộp, lo sợ. Con đò càng gần đến bờ thì cũng đồng nghĩa với việc tớnh mạng chỳ bộ càng bị đe dọa. Rừ ràng, với cỏch kể đú, ta thấy nhà văn đang sống cùng với cảm xúc của nhân vật. Mặc dù kể chuyện theo ngôi kể thứ ba, người đọc vẫn cảm nhận được rằng nhà văn giống như là một thành viên trên chuyến đò đặc biệt ấy.
Trong truyện ngắn Không có vua, nhân vật lão Kiền và Khiêm được biết đến như là hai con người tha hóa của xã hội. Thế nhưng, vào khoảng khắc mà Khiêm đọc kinh “Vô thường” để cho cha mình giảm bớt đau đớn trong cơn bệnh tật, Nguyễn Huy Thiệp lại kể với một thái độ hoàn toàn khác lạ: “Khiêm vào đọc kinh.
Lúc ấy là chập tối. Bà Hiển thắp hương ngồi cạnh. Lão Kiền lúc đầu vật vã, rồi nằm yên. Khiêm vẫn ngồi đọc. Đọc đi rồi đọc lại. Đại ý bài kinh xin đức Phật giải tội cho người sắp chết, để nghiệp chướng cho người sống chịu, lời lẽ khó hiểu. Suốt đêm Khiêm ngồi đọc, lạc cả giọng. Đến bốn giờ sáng hôm sau, lão Kiền tắt thở, trên môi thấp thoáng nụ cười, trông rất hiền lành, trung hậu” [20, tr.51]. Trong cách kể của nhà văn, ta thấy Khiêm hiện lên là một con người hoàn toàn khác với vẻ lỗ mãng thường ngày. Một đứa con dành hết lòng thành của mình để cha có được phút giây yên ả lúc cuối đời. Mặc dù lời lẽ bài kinh rất khó hiểu, “Khiêm vân ngồi đọc. Đọc đi rồi đọc lại”. Đọc đến “lạc cả giọng”. Sự kiên nhẫn, chịu khó của Khiêm được kể bằng những từ ngữ đầy yêu thương, có chút cảm phục và cũng pha chút sẻ chia. Chính tấm lòng của Khiêm đã khiến cho lão Kiền thấp thoáng nụ cười hiền lành và trung hậu trên môi khi đã nhắm mắt xuôi tay. Phải chăng chính vì mãn nguyện và cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa đó của con mình mà người cha này đã lần đầu tiên trong cuộc đời mỉm cười trung hậu? Có thể nói, thông qua những
câu văn, ta cũng phần nào cảm nhận được sự hài lòng, đồng tình của người kể chuyện đối với hành động đẹp đẽ của nhân vật.
3.3.2. Người viết bày tỏ thái độ, đánh giá về các nhân vật trong truyện Không dừng lại ở việc bày tỏ thái độ trước những sự việc, tình huống xảy ra, cõu văn Nguyễn Huy Thiệp cũn thể hiện rừ cỏch đỏnh giỏ đối với những nhõn vật trong truyện. Ở truyện ngắn Những người thợ xẻ, có lần người kể chuyện đã đánh giá rất thẳng thắn về Bường: “Cái tay Bường này, tôi biết, khi hắn lý giải về sự sống nói chung, bao giờ hắn cũng minh triết, bao giờ hắn cũng cố gắng để giữ cốt cách thanh cao về mặt nhân cách. Thế nhưng đời thực của hắn thì như cứt chó. Không sao ngửi được” [20, tr.158]. Với cách gọi Bường là “tay”, “hắn” người viết thể hiện thái độ khinh thường, coi rẻ nhân cách đểu giả, bịp bợm mà “bao giờ” Bường
“cũng” cố tỏ ra. Chớnh sự thể hiện thỏi độ rừ rệt này mà người đọc khụng bị những lời “lý giải minh triết” của Bường đánh lừa và lầm tưởng về nhân cách của hắn.
Hay trong Sang sông, khi mọi người đang hốt hoảng trước hành động vụng dại của chú bé, tay nhà thơ lại đùa cợt: “Chỉ còn cách chặt tay chú bé để cứu chiếc bình, sau đó lại đập vỡ bình để cứu tay chú bé” [20, tr.213]. Trước những lời đó, người viết đã thẳng thắn bày tỏ thái độ đối với nhà thơ, rằng sự đùa cợt này “chẳng hợp tình cảnh chút nào”. Là một nhà thơ, một người luôn viết về cái đẹp, viết về tỡnh người, là một người hiểu rừ nhất thế nào là chõn - thiện - mỹ trong đời, lẽ ra nhà thơ phải là người đau xót, hốt hoảng, lo lắng nhất cho an nguy của một chú bé đang gặp hoạn nạn thì đằng này, nhà thơ lại có thể bông đùa một cách thô thiển, kệch cỡm và hớ hênh. Về phần bà mẹ, khi nhìn thấy chàng thanh niên không quen biết bỗng nhiên lột phăng chiếc nhẫn trên tay và ra lệnh đầy cương quyết với hai tên lái buôn: “Các người bỏ thằng bé ra!” [20, tr.214] thì bà không giấu được sự kinh ngạc. Trước những biến chuyển nhỏ như vậy trong thái độ của nhân vật, nhà văn cũng không quên thể hiện sự đánh giá của mình: “Thiếu phụ thôi khóc. Chị hơi ngạc nhiên trước cử chỉ của chàng trai trẻ” [20, tr.214]. Chị không ngờ rằng, một người mà vài phút trước đây mình còn coi thường bởi những hành động lố lăng giờ lại ra tay nghĩa hiệp cứu mạng con mình. Cách đánh giá thái độ của người thiếu phụ cũng
phần nào giúp người viết tôn lên được giá trị trong hành động của chàng thanh niên.
Cũng với thái độ này, người đọc chợt suy ngẫm về những chuẩn mực, giá trị vốn có trong cuộc đời. Người ta tưởng xấu chưa hẳn đã là người xấu. Và người ta tưởng tốt cũng chưa hẳn đã xứng đáng được gọi bằng hai chữ “con người”.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn đặt chữ
“tâm” lên đầu ngọn bút của mình. Trước bất kỳ một hiện tượng, vấn đề nào của cuộc sống, dù tốt đẹp hay xấu xa, nhà văn cũng đều thể hiện thái độ, quan điểm cách đánh giá của mình. Lối viết mà nhiều người nhận xét là “tưng tửng”, “khinh bạc” của ông thực chất chỉ là một lớp áo đánh lừa thị giác độc giả. Sự lạnh lùng mà nhiều người nhận thấy chẳng qua chỉ là cách nhà văn tạo nên sự khách quan cho câu chuyện, tăng độ tin cậy cho những điều mà mình viết ra. Đằng sau lớp áo tưởng như lạnh lùng, tàn nhẫn kia là cả một trái tim ấm nóng, đang ráo riết đập chung nhịp với mỗi con người, với cả cuộc đời.