Khảo sát các yếu tố tình thái về mặt ngữ âm

Một phần của tài liệu Yếu tố tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁITRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

2.1. Khảo sát các yếu tố tình thái về mặt ngữ âm

Như đã nói ở trên, các hiện tượng ngôn liệu gồm có: nhịp điệu, trọng âm của ngữ đoạn và/hoặc câu, cách kết thúc âm tiết, độ bổng trầm của nguyên âm. Tuy nhiờn, chỉ cú nhịp điệu và trọng õm là hai yếu tố thể hiện rừ rệt nhất ý nghĩa tỡnh thái. Vì nhịp điệu của câu và trọng âm của đoản ngữ có số lượng quá lớn nên chúng tôi chỉ phân tích định tính mà không thống kê định lượng.

2.1.1. Nhịp điệu

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, nhịp điệu được hiểu là “Sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh và nhẹ sắp xếp theo những hình thức nhất định”

[16, tr.748]. Nhịp điệu luôn bao hàm cả trọng âm. Trên phương diện ngữ dụng, nhịp điệu có tác dụng đóng gói và tiêu điểm hóa thông tin, biểu hiện các sắc diện tình thái của phát ngôn.

Trong ngôn ngữ thơ ca, nhịp điệu chủ yếu được thể hiện bằng cách ngắt nhịp. Cùng một câu thơ, nhưng cách ngắt nhịp khác nhau sẽ đem lại những cách hiểu khác nhau, thậm chí giá trị của câu thơ nhiều khi cũng phụ thuộc vào cách ngắt nhịp. Còn trong ngôn ngữ văn xuôi, nhịp điệu không chỉ được thể hiện trong cách ngắt nhịp, mà còn được thể hiện bằng cách lên xuống giọng. Người nói có thể bày tỏ thái độ bằng phương tiện nhịp điệu thông qua việc kéo dài giọng ở cuối câu, tăng mạnh cường độ giọng nói ở tiêu điểm thông tin (ngữ điệu đay)…

Nhịp điệu được sử dụng rất phổ biến và có hiệu quả trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. Thông qua nhịp điệu, người nói thể hiện được thái độ, cách đánh giá (vui vẻ, hài lòng, bất ngờ, ngạc nhiên, hốt hoảng, bực mình, không hài lòng,…) của mình đối với sự tình được nói tới hoặc đối với người nghe. Để giải mã được thông tin tình thái trong những câu mà nhịp điệu có vai trò quyết định ý nghĩa của câu nói, người nghe phải căn cứ vào ngữ cảnh. Ngữ cảnh quy định tính tích cực hay tiêu cực của thông tin hàm ẩn chứa đựng trong lời nói.

Trong 5 tác phẩm mà chúng tôi khảo sát, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng khá nhiều phương tiện nhịp điệu để thể hiện ý nghĩa tình thái. Trong hầu hết các tác phẩm đó, nhịp điệu tập trung ở ngôn ngữ nhân vật, chủ yếu là trong lời hội thoại, giao tiếp giữa các nhân vật với nhau. Việc dùng nhịp điệu để thể hiện thái độ, quan điểm, lập trường, cảm xúc… được nhà văn sử dụng rất hiệu quả. Ví dụ:

(1) Bác Kháng ạ, mời bác về bú tí mẹ. [20, tr.163]

Trong câu trên, nhịp điệu trước hết thể hiện ở cách ngắt nhịp. Cách ngắt nhịp được đánh dấu bởi dấu “,”:

Bác Kháng ạ, /mời bác về bú tí mẹ.

Có thể có các cách ngắt nhịp sau:

a) Bác Kháng ạ, /mời bác về bú tí mẹ.

b) Bác Kháng ạ, /mời /bác về bú tí mẹ.

c) Bác Kháng ạ, /mời /bác /về bú tí mẹ.

d) Bác Kháng ạ, /mời bác về /bú tí mẹ.

Trong tất cả các trường hợp trên, câu nói của nhân vật Bường đều được ngắt nhịp ở dấu phẩy. Tuy nhiên, sự khác biệt về ngữ điệu, ý đồ của người nói thể hiện chủ yếu ở vế câu đằng sau dấu “,”. Nếu ngắt nhịp theo trường hợp (a), thì người nói muốn tạo quãng ngưng để người nghe chú ý vào nội dung đằng sau tổ hợp “Bác kháng ạ”. Nếu ngắt nhịp theo trường hợp (b) thì người nói muốn thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt. Bởi từ “mời” là từ “tỏ ý mong muốn, yêu cầu người khác làm việc gì, một cách lịch sự, trân trọng” [16, tr.671], trong khi việc mà ông Kháng được mời lại là “về bú tí mẹ”. Nếu ngắt nhịp theo trường hợp (c) thì người nói muốn nhấn mạnh đến chủ thể tiếp nhận hành động “mời”. Còn nếu ngắt nhịp theo trường hợp (d) thì người nói đang muốn người nghe chú ý đến sự tình “bú tí mẹ”. Việc nhấn mạnh cụm từ này nhằm thể hiện thái độ khinh thường, chế giễu, thậm chí có cả sự bất mãn của người nói đối với người nghe.

Trên thực tế, việc ngắt nhịp bao giờ cũng đi kèm việc lên xuống giọng, tăng giảm cường độ giọng nói, kéo dài hay đưa đẩy các từ ngữ trong câu. Do đó, trong ví dụ trên, nếu ngắt nhịp theo trường hợp (a), có thể người nói sẽ kéo dài tự “mẹ” ở cuối câu để thể hiện thái độ mỉa mai. Nếu theo cách ngắt nhịp ở trường hợp (b), người nói sẽ tăng cường độ giọng nói ở từ “mời”. Trong khi đó, ở trường hợp (c), người nói sẽ tăng cường độ giọng nói ở cụm từ “mời bác”. Còn ở trường hợp (d), người nói sẽ cố ý đay giọng ở cụm từ “bú tí mẹ”. Tất cả các cách ngắt nhịp, lên xuống giọng,… như trên tuy có khác nhau ở từng trường hợp, nhưng tựu chung lại đều thể hiện thái độ bất mãn, khinh thường, mỉa mai của người nói đối với người nghe.

(2) Em ơi, bà chúa của anh ơi, em mang những gì cho các anh đấy? [20 tr.139]

Người thực hiện phát ngôn trên là anh Bường, anh đang nói với Quy - con gái của người chủ thuê mình xẻ cây. Đặt trong ngữ cảnh câu chuyện, ta biết được Quy là một cô gái “mười bảy tuổi, là con gái đầu của ông Thuyết. Quy trắng hồng, khuôn mặt trông rất dễ ưa”. [20, tr.139]. Bấy giờ Quy đang mang thức ăn và một số vật dụng cần thiết vào rừng cho những người thợ xẻ. Như vậy, xét tất cả các yếu tố:

Bường (từng là lính) có tính cách tếu táo, hóm hỉnh; Quy là một cô gái trẻ, dễ thương; Không gian mà Bường nói câu trên là nơi rừng núi hoang vu, chỉ có 5 người thợ xẻ (đều là đàn ông), Quy là người con gái duy nhất thì có thể rút ra được rằng Bường đang cố tình tán tỉnh Quy. Câu trên có thể được đưa đẩy, kéo dài, lên giọng ở các từ “ơi”, “bà chúa” “đấy”. Nhịp điệu này thể hiện sự trêu đùa, thái độ chớt nhả, ve vãn của Bường đối với Quy.

Dưới đây là một số ví dụ khác:

(3) Cơ ngơi của anh /ác thật. [20, tr.21]

(4) Như thế là /bác chỉ trả một phần ba số tiền thỏa thuận /thôi à? [20, tr.153]

(5) Chết, /ta thỏa thuận với nhau/ những hai mươi tấn cơ mà? [20, tr.188]

2.1.2. Trọng âm

Trong tiếng Việt, trọng âm luôn là một yếu tố đi kèm với lời nói. Nhờ trọng âm, người nói có thể đánh dấu các thành tố từ vựng mà mình cho là quan trọng nhất. Thông qua đó, người nghe dễ dàng xác định được tiêu điểm của câu nói cũng như thái độ, cảm xúc của người nói.

Người nói có thể sử dụng phương tiện trọng âm bằng cách gia tăng cường độ, cao độ, hay trường độ giọng nói trên yếu tố nào đó trong lời nói cần được đánh dấu. Nhờ vậy, người nói không chỉ đánh dấu được tiêu điểm thông tin của lời nói, mà còn nhấn mạnh hay tương phản thông tin tiêu điểm. Để nhận ra sự tương phản thông tin tiêu điểm này, đòi hỏi người nghe phải đặt câu nói trong những ngữ cảnh cụ thể.

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, yếu tố trọng âm được thể hiện rất rừ trong cỏc lời thoại nhõn vật. Việc sử dụng trọng õm trong lời núi giỳp cỏc nhân vật thể hiện được thái độ, cách đánh giá, cảm xúc… của mình trước sự tình được nói tới cũng như đối với người nghe.

Trong ví dụ sau, người nói thể hiện thái độ bằng cách tăng cường độ giọng nói:

Bác không trả tiền như tôi thỏa thuận, mời bác xơi nhát dao này. [20, tr.154]

Ngữ cảnh của phát ngôn trên là: Bường làm thuê cho ông Thuyết. Nhưng đến khi thanh toán tiền công, ông Thuyết chỉ trả một phần ba số tiền đã thỏa thuận trước đó. Sau khi nói phải trái không được với tay Thuyết, Bường đã có phát ngôn trên.

Câu nói của Bường có thể nhấn giọng ở các từ “không”, “mời”, “xơi nhát dao”. Với việc nhấn trọng âm như vậy, Bường muốn đe dọa, dằn mặt lão Thuyết. Câu nói vừa thể hiện sự bất mãn, không hài lòng vừa thể hiện sự giận dữ, tức tối của Bường đối với sự tráo trở, gian manh của tay Thuyết.

Trong một vài trường hợp, các nhân vật thông qua việc nhấn trọng âm để tương phản tiêu điểm thông tin. Ví dụ:

(1) Họ xét lý lịch, họ thấy nhà mình truyền thống, ba đời trong sạch như gương. [20, tr.32]

Câu trên là lời đáp lại của Đoài khi bố anh ta nói rằng: “Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à? Tao không hiểu thế nào người ta lại cho mày làm việc ở Bộ Giáo dục!” [20, tr.32]. Lời nói của ông Kiền có ý chê Đoài ăn nói hỗn xược, không tôn trọng cha mình. Với những vấn đề về đạo đức như vậy, việc Đoài được làm ở Bộ Giáo dục là hoàn toàn không xứng đáng. Trước sự chế trách đó, Đoài đã cố tình mỉa mai lại cha mình. Trong phát ngôn trên, Đoài cố tình nhấn giọng và đưa đẩy các từ ngữ “truyền thống”, “ba đời trong sạch như gương”. Trong đó, các từ “truyền thống”, “ba đời” được kéo dài hơn so với bình thường. Làm như vậy nhằm mục đích thể hiện thái độ khinh thường, chế giễu đối với ông Kiên. Câu trên hàm ý rằng:

cha nói tôi không ra gì, nhưng bản thân cha cũng không phải là người tốt đẹp. Đạo đức tôi méo mó cũng là bởi sự giáo dục của cha. Cả gia đình này từ xưa đến giờ đều không có ai ra gì.

(2) Văn học nước mình rôm rả thật! [20, tr.136]

Nếu hiểu theo cách thông thường (không có yếu tố trọng âm và không đặt vào ngữ cảnh cụ thể) thì câu trên có thể hiểu là một lời khen. Từ “rôm rả” có nghĩa là “có nội dung phong phú và tạo được không khí sôi nổi, vui vẻ” [16, tr.862]. Như vậy đó là lời khen về sự phong phú, sôi nổi của văn học nước nhà. Tuy nhiên, nếu đặt phát ngôn trên vào ngữ cảnh của truyện thì ta sẽ thấy ý nghĩa của câu nói hoàn

toàn khác. Sau đây là những phát ngôn của Bường trước khi đưa ra nhận xét “văn học nước mình rôm rả thật!”: “Cái thằng nào nghĩ ra cái tên Bình Minh ở đất khỉ ho cò gáy này thật là một thằng bịp bợm khốn nạn. Lại bảo: “Cái tên hiệu nó ghê lắm nhé. Vùng mà thiêng nước độc thì tên là Tương Lai, Bình Minh, Tân Lập, Đoàn Kết, Tự Cường! Kêu cứ như chuông! Mấy thằng bán quán, khách vào thì chém cổ lại đặt tên là Bình Dân với Thanh Lịch! Còn mấy thằng bán thuốc bắc nạo thai con gái lại đặt tên là Hồi Xuân với Cứu Thế! Văn học nước mình rôm rả thật!” [20, tr.136]. Có thể thấy, nhân vật Bường đã đưa ra một loạt các ví dụ điển hình về việc người ta nghĩ ra những cái tên thật kêu nhưng lại sặc mùi bịp bợm, kệch cỡm so với thực tế. Do đó, phát ngôn “Văn học nước mình rôm rả thật!” chắc chắn không phải là một lời khen. Mặt khác, xét về sự nhấn giọng khi nói, câu trên có thể được nhấn giọng ở từ “rôm rả” và cố tình kéo dài, lên giọng ở từ “thật” ở cuối câu. Việc nhấn trọng âm như trên là cách để nhân vật bộc lộ thái độ chê bai, cười cợt, chế giễu những hiện tượng văn học đã được kể ra trước đó.

Ngoài ra, còn có thể kể đến tác dụng của việc nhấn trọng âm ở một số câu như:

(3) Thôi chết, cháu quên mất. [20, tr.140]

(4) Nó với vợ mày cứ rúc rích với nhau, bây giờ chưa về, chướng quá. [20, tr.22]

(5) Lại tự ái rồi. [20, tr.151]

2.2. Khảo sát các yếu tố tình thái về mặt từ vựng

Một phần của tài liệu Yếu tố tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)