CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.1. Tầm tác động của các yếu tố tình thái đối với thế giới nghệ thuật Nguyễn Huy
3.1.4. Phóng chiếu vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn con người
Phan Trọng Luận đã có lần phát biểu: “Văn nghệ sĩ có quyền phản ánh mọi
mặt của cuộc sống theo cách nào cũng được, nhưng không được giết chết niềm tin lớn của con người vào cuộc đời”. Là một nhà văn thấu hiểu thiên chức của mình,
Nguyễn Huy Thiệp - mặc dù “sục tung lên” mọi sự thật nghiệt ngã của cuộc sống -
vẫn ẩn chứa một chữ “tâm” nặng trĩu với đời. Trong thế giới bát nháo, xô bồ kia vẫn
người thợ xẻ, một người phụ nữ đã dành tình yêu thương hết lòng cho những kiếp người rong ruổi mưu sinh dẫu rằng không hề quen biết. Chị ái ngại khi thấy những người thợ xẻ lầm lũi đi vào rừng sâu mà chẳng có lấy một chút lương thực đàng
hoàng: “Tôi thấy các bác nấu canh suông, cầm lấy gói mì chính mang đi chế vào
cho nó có chất” [20, tr.138]. Người phụ nữ ấy đã thương xót cho Ngọc khi thấy
chân anh bị thương mà không được chạy chữa: “Thấy chân tôi sưng to, chị Thục rất
thương xót. Chị Thục chỉ tay vào mặt anh Bường mắng: Bác thật dã man, chân nó thế này mà không chạy chữa gì à?” [20, tr.149] Chính tấm lòng chân thành của chị
đã khiến cho một kẻ lưu manh như Bường cũng phải thốt lên rằng: “Nghĩa này phải
trả” [20, tr.138].
Cô Sinh trong tác phẩm Không có vua cũng được xem như là một đóa hoa
tinh khôi đẹp đẽ ngời lên giữa bụi bặm của cuộc đời. Sống chung nhà với một tên em rể khốn nạn, suốt ngày tìm cách ve vãn, tán tỉnh mình, Sinh vẫn vững vàng, đứng đắn, không đánh mất đi lòng tự trọng, giữ trọn nghĩa thủy chung với chồng. Mặc sống trong một gia đình chẳng có ai ra gì, lại bị chính người chồng của mình
đánh đập vũ phu, người phụ nữ ấy vẫn nghẹn ngào trong nước mắt: “Khổ chứ. Nhục
lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng thương lắm” [20, tr.52]. Một loạt những câu đặc biệt được sử dụng để nhấn mạnh vào những cảm xúc của Sinh. Để thấy được rằng, trong đớn đau, tủi nhục, con người ta vẫn lấy tình yêu thương làm cứu cánh, cứu vớt người và cứu vớt chính mình.
Các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp là những con người đa diện. Họ không xấu hẳn mà cũng không tốt hẳn. Phải chăng, xây dựng kiểu nhân vật như vậy, Nguyễn Huy Thiệp muốn nhen nhóm nơi người đọc một niềm tin bất diệt vào tính người ở mỗi cá nhân. Dẫu là ai, dù có độc ác, đê tiện, lạnh lùng, tàn nhẫn đến mức nào thì từ tận sâu trong thâm tâm của họ vẫn khát khao cháy bỏng tình người. Người đọc sẽ thấy một lão Bổng tuy lỗ mãng, coi tiền hơn tất cả vẫn sung sướng
đến bật khóc hu hu khi được gọi “là người”. Cô Thủy lạnh lùng đến tàn nhẫn cũng
là người biết điều, biết người. Cũng đã từng có lúc òa khóc thú tội với chồng: “Em
những cũng còn là kẻ biết nghĩ đến bổn phận, trách nhiệm: “Ngày kia giỗ mẹ. Anh Cấn bảo chú Khiêm mai kiếm cho được cân thịt ngon ngon. Em đưa chị Sinh một trăm rồi đấy” [20, tr.35]. Phong trong Giọt máu vốn là một kẻ phong tình, độc ác,
quỷ quyệt nhưng đến cuối đời, vẫn nghẹn ngào cay đắng: “Mình ơi, thằng Tâm là
giọt máu cuối cùng của họ Phạm đấy. Chỉ mong giọt máu này đỏ chứ không phải thứ máu đen như ông cha nó” [20, tr.202]. Và một tên cướp dã man, hung tợn như
trong truyện ngắn Sang sông cũng đã có lúc sinh lòng trắc ẩn cứu giúp một đứa bé
khỏi nhát dao của những tên buôn lạnh lùng: “Thôi đi! Trẻ con là tương lai đấy!
Làm gì cũng phải nhân đức hàng đầu!” [20, tr.215] Tất cả những con người ấy hiện lên với hai thái cực nhân cách đối lập. Sự đối lập ấy phải chăng chính là sự xung đột, cuộc chiến giữa sự xấu xa và điều tốt đẹp trong mỗi con người. Đó là một cuộc chiến dai dẳng, không cân sức và đem đến nhiều tổn thương. Song có một điều chắc chắn rằng, đến cuối cùng, thứ mà mỗi người cần nhất trong cuộc đời mình chính là tình yêu thương. Dù cho con người ta có nắm được vật chất, quyền lực trong tay thì cơ hồ đó cũng chỉ là những phù vân, dang dở. Điều khiến cho ta cảm thấy dễ chịu, ấm áp và bình yên nhất trên cõi đời này chính là tình yêu thương giữa con người với con người.