Tầm tác động của yếu tố tình thái đối với nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Yếu tố tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 74 - 75)

7. Bố cục của đề tài

3.2. Tầm tác động của yếu tố tình thái đối với nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nhân vật là “công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực

hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu đạt tương ứng” [18, tr.365]. Nói cách khác, nhân vật chính là sự kết tinh của các mối quan hệ đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Với vai trò là một phương diện không thể thiếu

được trong mỗi sáng tác văn học, nhân vật là nơi tập trung “mọi giá trị tư tưởng

nghệ thuật”, thể hiện đặc điểm cũng như cá tính sáng tạo của nhà văn. Chính bởi yếu tố quyết định đó của các nhân vật đối với thành công của tác phẩm, mỗi nhà văn phải lựa chọn cho mình những cách riêng để xây dựng một hệ thống nhân vật thật ấn tượng.

Đến với tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy nhà văn lựa chọn cách cá tính hóa nhân vật bằng ngôn ngữ. Và các yếu tố tình thái chính là công cụ đắc lực

để nhà văn thực hiện điều này. Trong truyện ngắn của ông, mỗi loại người sẽ gắn với một cách thể hiện tình thái khác nhau. Thông qua các phương tiện tình thái được sử dụng trong lời nói, người đọc dễ dàng đoán biết được nhân vật đó thuộc tầng lớp, loại người nào trong xã hội. Nhờ các yếu tố tình thái mà cá tính nhân vật được hình thành rõ rệt.

Trong phạm vi các tác phẩm khảo sát, chúng tôi tạm chia các nhân vật thành các nhóm như sau:

Xét theo trình độ học vấn, gồm có: người trí thức và người ít học.

Xét theo vai vế gia đình - xã hội, gồm có: người bề trên và người bề dưới.

Xét theo chuẩn mực đạo đức, gồm có: người tha hóa về đạo đức và người còn giữ được nhân phẩm.

Một phần của tài liệu Yếu tố tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)