Cơ cấu đất canh tác hàng năm của xã

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 28 - 31)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ CỔ DŨNG

3.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ CỔ DŨNG

3.1.1. Cơ cấu đất canh tác hàng năm của xã

Để có thể đưa ra cơ cấu cây trồng hợp lí, việc xem xét cơ cấu đất canh tác là công việc rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở quỹ đất canh tác hàng năm hiện có của địa phương các ban ngành cũng như người sản xuất sẽ hình thành hỡnh thành và thực hiện những luõn canh thớch hợp. Để thấy rừ hơn quỹ đất canh tác hàng năm của xã trong thời gian qua chúng ta xem xét các số liệu trên bảng 4.

Tổng diện tích đất canh tác năm 2003 là 272,2 ha , năm 2004 và 2005 có cùng diện tích đất canh tác là 60 ha. Như vậy diện tích đất canh tác năm 2005 đã giảm 212,2 ha tương ứng với 22,04% so với năm 2003. Nguyên nhân là do đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng và quy hoạch một số vùng đất trũng vào nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó diện tích đất canh tác 3 vụ/năm: 2 lúa - 1 màu + cá là lớn nhất 160 ha, nhưng sang năm 2004 giảm xuống còn 20 ha và đến năm 2005 thì diện tích đất canh tác cơ cấu sản xuất này đã không còn được áp dụng.

Cơ cấu sản xuất này được kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, thu nhập từ nuôi cá cao hơn gấp 3 lần từ 3 vụ trồng trọt, nhưng cơ cấu diện tích trồng trọt trong mô hình này lớn trong khi đó diện tích nuôi thuỷ sản lại nhỏ. Đồng thời một số diện tích đất vẫn thấp cấy giống lúa nếp xoắn không trồng được vụ đông nên hiệu quả kinh tế không cao. Đây là lí do mô hình không còn được áp dụng trong

lúa thì chỉ trên những vùng nước không chủ động được nước tưới tiêu thì người dân mới buộc chuyển sang trồng màu. Hiện nay xu hướng chuyển đất trồng lúa sang đất trồng màu trở nên phổ biến. Điều này cho thấy sự thay đổi trong tập quán canh tác của người dân, đồng thời cho thấy trình độ thâm canh của người dân được nâng lên. Tính hiệu quả của mô hình đã thể hiện ở giá trị sản xuất cao do tăng diện tích trồng màu và đưa các giống cây trồng vào sản xuất. Đây là một hướng chuyển đổi thành công của xã và người dân hưởng ứng tiếp tục thực hiện những mô hình này trong những năm tiếp theo.

Năm 2003 mô hình với cơ cấu 3 vụ/năm: 2 lúa - 1 màu được sản xuất trên diện tích 39 ha, năm 2004 là 20 ha, như vậy đã giảm 19 ha so với năm 2003 tương ứng với 76,9%. Trong đó có 15 ha sản xuất 3 vụ còn lại 5 ha sản xuất 2 vụ, do có diện tích đất trũng cấy giống lúa nếp xoắn là giống dài ngày nên đã không còn đủ thời gian để trồng cây vụ đông. Trong mô hình đã đưa giống cây mới có chất lượng cao vào nhưng giá trị của mô hình chỉ bằng so với mục tiêu đề ra (do chất lượng giống) còn cơ cấu thì không được người dân hưởng ứng, với cơ cấu của mô hình này thì cũng khó nâng cao hệ số quay vòng đất. Vì vậy sang năm 2005 diện tích đất canh tác gieo trồng vụ này đã không còn. Đồng thời vào năm 2005, hai mô hình mới đã được đưa vào. Mô hình đất 2 lúa + cá với diện tích đất canh tác là 15 ha, chiếm 25% diện tích đất canh tác. Trong đó đất trồng trọt giảm còn 5 ha và chỉ gieo trồng 2 vụ lúa và đưa giống lúa có chất lượng cao vào sản xuất, tăng diện tích nuôi thuỷ sản lên 10 ha và đưa giống cá mới (rô phi đơn tính) năng suất chất lượng cao vào sản xuất. Với việc điều chỉnh cơ cấu diện tích canh tác trong mô hình này đã đem lại hiệu quả sản xuất cao phù hợp với yêu cầu và mong muốn của nhân dân tham gia. Đây cũng lại là một thành công của xã, với việc chuyển đổi này xã đã tận dụng được diện tích đất trũng để nuôi thuỷ sản nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Bảng 6: Cơ cấu diện tích đất canh tác hàng năm của xã Cổ Dũng năm 2003 - 2005

Loại đất 2003 2004 2005 04/03 05/04

Diện tích

(ha) (%) Diện tích

(ha) (%) Diện tích

(ha) (%)

Diện tích

(ha) (%) Diện tích

(ha) (%) Tổng DT canh tác

1. Đất 2 lúa - 1 màu 2. Đất 1 lúa - 3 màu 3. Đất 2 lúa - 1 màu + cá

4. Đất 2 lúa - cá

272,2 39,0 56,0 160

0

100 14,32 20,57 58,78

-

60 20 20 20

0

100 33,33 33,33 33,34

-

60 - 35 0

15

100 - 28,33 -

25

-212,2 -19 -36 -140

0

22,84 76,9 37,5 12,5

-

0 -20 15 -20

15

1 - 175 -

-

Trong tất cả các loại đất canh tác thì đất chuyên mủa là loại đất cho hiệu quả sử dụng cao nhất. Sau khi nghiên cứu tình hình sản xuất trong vùng và địa phương, lãnh đạo và nông dân xã Cổ Dũng đã xây dựng mô hình đất canh tác chuyên mủa với diện tích là 10 ha trong năm 2005, tăng 8 ha so với năm 2004, nhưng giảm 7,2 ha so với năm 2003. Kết quả sản xuất của đất chuyên mủa đã khẳng định tính đúng đắn trong việc xây dựng cơ cấu diện tích đất canh tác trồng mủa. Đây có thể coi là hướng đi mới trong công cuộc chuyển đổi cây trồng. Có được sự thành công này là do xã đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất (lò sấy cải tiến) để nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm và ổn định sản xuất cho người nông dân.

Tóm lại, dù diện tích canh tác của xã trong 2 năm gần đây không lớn và không thay đổi trong 2 năm 2004, 2005 nhưng cơ cấu từng loại đất đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Nổi bật nhất là việc chuyển đổi diện tích đất canh tác của 2 mô hình đất 2 lúa + cá và đất chuyên mủa.Với sự chuyển đổi này đã cho thấy hiệu quả sử dụng đất cao hơn và sản phẩm sản xuất ra cho thấy đã chú trọng hơn đến nhu cầu thị trường. Sự chuyển đổi đó cho thấy hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã và đang được chú trọng và quan tâm. Sự thành công của nó đã và đang góp phần vào sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo con đường CNH-HĐH.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w