Cơ cấu diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 34 - 38)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ CỔ DŨNG

3.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ CỔ DŨNG

3.1.3 Cơ cấu diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính

Cơ cấu gieo trồng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ chuyển đổi cơ cấu cõy trồng. Để thấy rừ hơn thực trạng chuyển đổi chúng ta tiến hành phân tích diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính qua bảng số liệu 6. Năm 2003, tổng diện tích gieo trồng của xã Cổ Dũng là 272,2 ha, năm 2004 là 172 ha, năm 2005 là 155 ha tương ứng với diện tích gieo trồng hàng năm là 272,2 ha, 60 ha, 60 ha. Như vậy là hệ số sử dụng đất đã tăng lên đáng kể, từ 1 lần năm 2003 lên 2,58 lần năm 2005. Năm 2004 diện tích gieo trồng đã giảm 101,2 ha so với năm 2003 tương ứng với 63,18% và năm 2005 giảm 17 ha

Năm 2003 diện tích lúa Xuân là 110 ha chiếm 40,4% tổng diện tích gieo trồng, năm 2004 là 58 ha giảm 52 ha tương ứng với 52,7%. Năm 2005 diện tích lúa Xuân tiếp tục giảm, chỉ chiếm 24,8% tổng diện tích gieo trồng. Cũng giống như lúa Xuân, diện tích lúa mùa cũng giảm, cụ thể là năm 2003 diện tích là 94 ha chiếm 34,5% tổng diện tích gieo trồng, đến năm 2005 diện tích chỉ còn 5 ha chiếm 3,1% tổng diện tích.. Nguyên nhân chính là do giảm diện tích đất canh tác cộng với xu hướng chuyển đổi sang cơ cấu đất lúa - cá và đất trồng rau. Đó là xu hướng chuyển đổi tích cực, điều này cho thấy người sản xuất đã chú trọng đến các loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho giá trị kinh tế cao.

Diện tích của đậu tương hè thu đã được mở rộng diện tích qua các năm. Từ chỗ diện tích gieo trồng chỉ có 13 ha chiếm 4,78% diện tích gieo trồng năm 2003, năm 2004 đã tăng lên 18 ha chiếm 9,84% diện tích gieo trồng, năm 2005 là 35 ha chiếm 22,8% diện tích gieo trồng. Đậu tương là cây trồng có giá trị cao so với các loại cây trồng khác của xã vì vậy muốn tăng giá kinh tế thì tăng diện tích gieo trồng cũng là một biện pháp. Nhưng giá trị hiệu quả mang lại như thế nào chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn trong phần sau. Cây ngô là loại cây trồng được mở rộng diện tích và tỉ trọng qua các năm. Năm 2004 diện tích gieo trồng diện tích là 20 ha chiếm 10,39% tổng diện tích tăng 10 ha so với năm 2003. Sang năm 2005 diện tích gieo trồng là 34 ha chiếm 21,7% tổng diện tích gieo trồng. Mặc dù ngô không phải là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng đây là loại cây trồng thích hợp trong cơ cấu vụ đông. Trong vụ đông sớm, xã đã bố trí cây khoai tây trong cơ cấu cây trồng. Năm 2002 diện tích cây khoai tây là 16 ha chiếm 3,88% diện tích gieo trồng, năm 2004 cây khoai tây không được gieo trồng thay vào đó

Bảng 8: Cơ cấu diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính của xã

ĐVT:ha

Loại cây trồng 2003 2004 2005 04/03 05/04

DT (%) DT % DT % DT % DT %

Tổng diện tích gieo trồng 272,2 100 172 100 155 100 -101,2 63,18 -17 90,1

1.Lúa đông xuân 110,0 40,40 58 33,70 40 25,80 -52 52,72 -18 68,96

2. Lúa mùa 94,0 34,50 38 220,09 5 3,22 -56 40,42 -33 13,15

3. Đậu tương hè 13,0 4,78 18 10,46 35 22,58 +5 13,8 +17 194,4

4. Ngô 12,0 4,40 20 11,62 28 18,06 +8 16,67 +8 140

5. Khoai tây 16,0 5,88 0 0 6 3,89 -16 - +6 -

6. Cây mủa 17,2 6,38 2 1,16 10 6,45 -15,2 11,6 +8 500

7. Cà chua 0 - 10 5,81 6 3,89 +5,81 - -4 60

8. Rau vụ đông 10,0 3,66 26 15,16 25 16,11 +11,5 260 -1 96,15

(Nguồn: số liệu phòng trồng trọt sở nông nghiệp)

là cây cà chua, năm 2005 diện tích gieo trồng của cây khoai tây được đưa vào sản xuất với diện tích là 6 ha chiếm 13,89% diện tích gieo trồng. Tuy diện tích cây khoai tây giảm nhưng tỉ trọng của nó trong cơ cấu cây trồng lại tăng lên.

Nguyên nhân của việc giảm diện tích gieo trồng là do đã tăng diện tích cây rau và đất trồng mủa.

Trong các loại cây trồng, cây mủa là loại cây chuyên canh được gieo trồng cả năm. Năm 2003 diện tích gieo trồng cây mủa là 17,2 ha, năm 2004 diện tích cây mủa chỉ còn 2 ha, năm 2005 diện tích mủa đã tăng lên 10 ha. Tuy diện tích có giảm so với năm 2003 nhưng đây là cơ cấu gieo trồng hợp lý. Cây mủa là loại cây gia vị thường được trồng ở các vùng rau chuyên canh, vùng ven đô thị để cung cấp sản phẩm cho các khu đô thị khu dân cư. Sản phẩm của cây mủa có thể đem bán ngay hoặc sấy khô. Phương thức tiêu thụ chủ yếu bán cho tư thương. Do giá cả của cây mủa phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường nên giá cả có những biến động rất lớn. Để đảm bảo kết quả và tính bền vững của sản xuất mủa nên xã chỉ quy định quy mô sản xuất mủa là 10 ha, đồng thời chú trọng vào chất lượng của sản phẩm nhằm nâng cao giá trị cho cây mủa. Đây là một hướng chuyển đổi đúng đắn của xã.

Năm 2003 cây cà chua không được đưa vào sản xuất nhưng sang năm 2004 diện tích cây cà chua đưa vào gieo trồng là 10 ha, giảm đi 4 ha trong năm 2005 chiếm 3,89% tổng diện tích gieo trồng. Do sản phẩm của cà chua phụ thuộc vào nhu cầu thị trường nên xã đã có những điều chỉnh diện tích gieo trồng cho phù hợp với cung thị trường mà xã cung cấp.

Như vậy diện tích gieo trồng các loại cây trồng hàng năm đã có sự biến đổi. Điển hình là tăng diện tích đậu tương và ngô nếp giảm diện tích một số loại cây trồng nhưng năng suất cây trồng lại tăng lên. Diện tích lúa đã giảm mạnh cho thấy sự đa dạng hoá cây trồng và tình trạng độc canh cây lúa đã không còn.

Cổ Dũng cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn các cây trồng có thế mạnh và xác định cơ cấu các cây trồng cho hợp lí.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w